Về phân cấp trong quản lý dự án:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư xây dựng thuộc vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 59)

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2. Kiến nghị:

5.2.2. Về phân cấp trong quản lý dự án:

Phân cấp quản lý trong đầu tƣ công đƣợc xem là một nội dung then chốt nhằm cải thiện chức năng và tăng cƣờng trách nhiệm của các cấp chính quyền. Trong đầu tƣ xây dựng chịu sự điều chỉnh của nhiều luật nhƣ: Luật

Ngân sách nhà nƣớc, Lật Đầu tƣ, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng; các luật này đều thể hiện việc phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với từng lĩnh vực có liên quan, các quy định phân cấp giúp phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực thực hiện của các cấp chính quyền đối với các dự án đầu tƣ xây dựng theo tầm quan trọng, tính chất hoặc quy mơ; giúp giảm tải khối lƣợng, tạo thêm sự chủ động cho các cấp phù hợp với thẩm quyền và yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phân cấp trong quản lý dự án đầu tƣ xây dựng vẫn còn chƣa đồng bộ, nhất quán giữa nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc phân cấp nên cũng hạn chế thực thi thẩm quyền của cơ quan đƣợc phân cấp, nhƣ: nhiều dự án đầu tƣ xây dựng do địa phƣơng phê duyệt nhƣng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng khơng đủ để bố trí hoặc chờ Trung ƣơng hỗ trợ vốn; các dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA nhƣng địa phƣơng khơng có khả năng đối ứng vốn để thực hiện nên cũng gây ra chậm tiến độ thực hiện,...Tuy đã phân cấp thẩm quyền quyết định (ngƣời quyết định đầu tƣ dự án) nhƣng vẫn phải qua nhiều cấp kiểm tra, thẩm định, trách nhiệm còn dàn trãi;...

Khuyến nghị:

- Giao trách nhiệm cụ thể cho ngƣời quyết định đầu tƣ và chủ đầu tƣ. Ngƣời quyết định đầu tƣ đƣợc giao quyền quyết và có chế tài mạnh để quy trách nhiệm với ngƣời đứng đầu có thẩm quyền quyết định đầu tƣ, chủ dự án, các nhà thầu,... Chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm về việc thanh toán, rà sốt các nội dung vƣớng mắc về chế độ, chính sách đã đƣợc ban hành làm ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện và thanh tốn vốn đầu tƣ, có ý kiến đối với các cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý.

- Quy định rõ giữa chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng quản lý kinh tế ở một số ngành: kế hoạch, tài chính, xây dựng, cơ quan chủ quản dự án, Kho bạc Nhà nƣớc… việc quy định cấp nào có quyền quyết định chính và chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên trực tiếp.

- Phải có chế tài mạnh quy định trách nhiệm về đối với ngƣời đứng đầu có quyền quyết định trong các giai đoạn hoạt động đầu tƣ nhƣ: quy hoạch đầu tƣ công, chuẩn bị đầu tƣ, phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế, phê duyệt kế hoạch đầu tƣ dự án, quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tƣ.

5.2.3. Về môi trƣờng bên ngồi:

Nhóm yếu này thƣờng bị tác động bởi các nguyên nhân khách quan. Theo thời gian xây dựng có thể xuất hiện các yếu tố bất lợi cho quá trình đầu tƣ nhƣ: Việc thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc: tăng lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động; thay đổi đơn giá ca máy; sự tăng giá của nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lƣợng; …Điều này có thể làm tăng giá trị đầu tƣ cơng trình. Ảnh hƣởng của yếu tố thời tiết nhƣ mƣa, gió, bão… có thể làm hƣ hại các bộ phận, hạng mục cơng trình đã thi cơng. Những yếu tố này là yếu tố bất khả kháng, nên sẽ làm cho thời gian thi công bị kéo dài. Điều này làm cho nhà thầu phải tốn thêm các chi phí: trả lƣơng cơng nhân chờ việc, chi phí gián tiếp, chi phí các cơng việc khắc phục sự cố, các cơng trình bảo vệ tạm thời…Cho nên việc rút ngắn thời gian thi cơng sẽ góp phần hạn chế tối đa các ảnh hƣởng bất lợi của điều kiện tự nhiên.

Khuyến nghị:

- Ổn định cung - cầu, kiểm soát giá vật liệu xây dựng, hạn chế tình trạng trữ hàng để nâng giá.

- Về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng cơng trình, khơng cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tƣ xây dựng cơng trình khi biến động giá vật liệu xây dựng.

- Chủ đầu tƣ cùng các nhà thầu ngay từ đầu đã phải tính tốn đủ lƣợng dự phòng cả về khối lƣợng lẫn trƣợt giá theo độ dài thời gian xây dựng. Giá vật liệu phải đƣợc thẩm định và dự kiến những chính sách hay những biến động của thị trƣờng có liên quan đến giá vật liệu trong q trình thực hiện dự

án so với thời điểm nghiên cứu lập dự án; đồng thời, các chi phí phải đƣợc tính đúng, tính đủ.

- Chủ đầu tƣ và các bên tham gia phải có kinh nghiệm, thu thập thông tin về địa chất, thủy văn và có q trình khảo sát tốt để dự phòng đối với những ảnh hƣởng xấu của thời tiết cũng nhƣ địa chất của khu vực đầu tƣ.; Hạn chế tối đa ảnh hƣởng bất lợi của điều kiện tự nhiên có thể làm gián đoạn q trình thi cơng hoặc làm hƣ hại các bộ phận, hạng mục cơng trình đã thi cơng.

5.2.4. Về nguồn vốn thực hiện dự án:

Vốn đầu tƣ xây dựng ln đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với Trà Vinh là tỉnh thu ngân sách cịn ít, trên 70% nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ƣơng; trong khi nhu cầu đầu tƣ xây dựng đòi hỏi nguồn vốn lớn, nhƣng nguồn lực đầu tƣ chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nƣớc, huy động nguồn vốn đầu tƣ (PPP, BOT, BT…) còn hạn chế, chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn lực ngoài nhà nƣớc, nhất là đầu tƣ của doanh nghiệp và sự đóng góp tự nguyện của ngƣời dân. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Trà Vinh (2017) nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách dự kiến thời kỳ 2016 - 2020 đáp ứng khoảng 15,63% tổng nhu cầu đầu tƣ.

Khuyến nghị:

- Huy động tối đa các nguồn vốn xã hội, chuyển đổi hình thức đầu tƣ theo hình thức đối tác cơng tƣ để phát triển kinh tế - xã hội của đại phƣơng.

- Tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả và tăng tỉ lệ tích lũy nguồn vốn ngân sách tỉnh.

- Nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tƣ, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý vốn, thực hiện trình tự thủ tục thanh quyết tốn vốn dự án của các chủ đầu tƣ, đảm bảo thời gian thanh quyết toán đúng quy định.

- Thực hiện thu, chi ngân sách hợp lý, tiết kiệm để tăng tích luỹ, tạo thêm nguồn đầu tƣ chủ động của tỉnh.

- Ƣu tiên bố trí vốn bổ sung cho các dự án sắp hồn thành hoặc có khối lƣợng thi cơng lớn để sớm đƣa vào sử dụng; bố trí vốn thanh tốn cho các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết tốn vốn đầu tƣ hoàn thành.

- Khắc phục tình trạng các chủ đầu tƣ khơng thực hiện cơng tác quyết tốn các cơng trình, hạng mục đã hồn thành, bàn giao đƣa vào sử dụng; lập danh mục các chủ đầu tƣ thƣờng xun có cơng trình chậm lập quyết toán, báo cáo và có biện pháp xử lý. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thanh tốn vốn đầu tƣ ngừng việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tƣ nếu dự án chƣa khắc phục đƣợc kết quả xử lý.

- Quản lý chặt chẽ việc tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng, yêu cầu các chủ đầu tƣ có trách nhiệm sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tƣợng có hiệu quả, thu hồi đủ số vốn đã tạm ứng theo chế độ quy định. Trƣờng hợp vốn tạm ứng không sử dụng hoặc sử dụng khơng đúng mục đích chủ đầu tƣ có trách nhiệm thu hồi hoàn trả lại ngân sách nhà nƣớc theo quy định. Hàng năm, các tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm toán phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra để cùng trao đổi, nâng cao mức độ phối hợp, tránh việc chồng chéo gây phiền hà cho đơn vị.

- Về thời hạn thanh tốn vốn và trình tự thủ tục kéo dài thời gian thanh toán vốn Luật Đầu tƣ công quy định vốn đầu tƣ công đƣợc phép giải ngân trong 02 năm. Điều này sẽ khiến các chủ đầu tƣ có tâm lý ỷ lại, chƣa thực hiện thanh toán kế hoạch ngay trong năm, xem xét bỏ nội dung quy định tại mục 3, điều 46 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP về nội dung quy trình thủ tục kéo dài thời hạn thanh toán vốn. Luật Ngân sách nhà nƣớc (2015) có hiệu lực từ 01/01/2017 quy định năm ngân sách là 01 năm. Do vậy, để tránh sự trồng chéo giữa các luật và các văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tài chính thanh tốn và quyết toán theo niên độ ngân sách

hằng năm, đề nghị quy định vốn đầu tƣ cơng chỉ thanh tốn trong 01 năm theo niên độ ngân sách.

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Mặt dù đề tài có khảo sát trực tiếp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhƣng vẫn chƣa đầy đủ và mang tính đại diện theo nhóm, theo khu vực của tỉnh. Với các mơ hình nghiên cứu trƣớc đã chứng minh đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến biến động tiến độ thực hiện dự án nhƣng trong nghiên cứu này chƣa đề cập đến công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng; vấn đề này cũng là một trong những yêu tố gây ra chậm tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Trà Vinh./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Châu Ngô Anh Nhân, 2010, Cải thiện tiến độ giải ngân vốn ngân sách đầu tƣ xây dựng cơ bản tại việt Nam, Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số 3/2010, trang 20-26.

Chính phủ, 2015, Hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015;

Chính phủ, 2015, Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015;

Dƣơng Văn Cận, 2009, Những cản trở Nghị định 99/CP khó đi vào cuộc sống cần nghiên cứu khắc phục, Tạp chí Kinh tế xây dựng, số 2/2009, trang 3-5.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, TPHCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Mai Xuân Việt và Lƣơng Đức Long, 2011, Nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng ở Việt Nam.

Nguyễn Quý Nguyên và Cao Hào Thi, 2010, Các nhân tố ảnh hƣởng đến thành quả quản lý dự án: áp dụng cho các dự án xây dựng dân dụng ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 02/2010, trang 1-10.

Nguyễn Thị Minh Tâm, 2008, Các nhân tố ảnh hƣởng đến biến động chi phí dự án xây dựng.

Nguyễn Thị Minh Tâm, 2009, Các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí dự án, Tạp chí phát triển khoa học và cơng nghệ, số 01/2009, trang 104-117.

Nguyễn Trọng Hoài, 2011, Phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế.

Quốc hội, Luật Ngân sách, 2013.

Quốc hội, Luật Xây dựng, 2014.

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, 2015, Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tƣ tỉnh Trà Vinh.

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, 2017, Báo cáo Sơ kết 05 năm tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020” và Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ, 2017

Trịnh Thùy Anh và Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2011, Các yếu tố ảnh hƣởng đến thời gian thực hiện dự án cơng trình giao thơng tại TP.HCM và các vùng lân cận, Tạp Chí phát triển kinh tế, số 04, trang 50-55.

Vũ Quang Lãm, 2015, các yếu tố gây chậm tiến độ và vƣợt dự tốn các dự án đầu tƣ cơng tại Việt Nam, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 23 (33), trang 24-32.

Tiếng Anh

Abraham .L.G, 2002, Indetification of critical Factors for construction organizations the architectural/engineering/construction (A/E/C) industry. Thesis, Ph.D, Georgia Tnstitute of Technology.

Albert. PC. Chan, 2001, Framework for Measuring Success of Construction Project, School of Construction Management and Property, Queensland University of Technology, Brisbane, Australia.

Belassi và Tukel, 1996, A new Framework foe determining critical success Failure Factors in project, International Journal of Project Management.

British Standard, Project Management - Part 3: Guide to the management of business ralate project risk, BSI 01-2000.

Cao Hao Thi & Swierczek, 2010, Critical sucess factors in project management: implication from Vietnam, Asia Pacific Business Review, 16:4, trang 567-589.

Daniel Baloi, Andrew D.F.Price, 2001, Evaluation of Global Risk Factors Affecting Cost Performance in Mozambique, COBRA Conference Papers.

K.Divakar, K.Subramanian, 2009, Critical Success Factors in the Real- Time Monitoring of Construction Project, Rearch Journal of Applied Sciences, Engineering and Technology 1(2), trang 35-39.

Lim, C.S & Mohamed, M.Z, 1999, Criteria of project success: An exploratory re-examination, International Journal of Project Management.

Luu Minh hiep, 2009, Factor affecting risks of construction project in Viet Nam, Maastricht School of Management, Maastricht, the Netherlands.

Olusegun,O.F.et.Al, 1998, Interactions between contruction planing and influence factor, Jouranl of Construction Engineering and Management, 124:4, trang 245-256.

Pinto, J.K & Prescott, J.E, 1988, Variations in critical success factors over the satges in the project life cycle, Joural of management, 14:1, trang 5- 18.

Westeveted, E, 2002, Project Excellence Model: linking success criteria and critical sucess factor, Intrnational Journal of Project Management.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bảng câu hỏi

Hƣớng dẫn: Để trả lời bảng câu hỏi sau, nhờ anh/chị liên tƣởng đến một dự

án xây dựng cụ thể trên địa bàn tỉnh Trà Vinh mà anh/chị tham gia trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây (năm 2011-2015). Rất mong anh/chị vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu vào ô □ mà anh/chị chọn hoặc trả lời vào nơi

thích hợp (Bảng hỏi này chỉ sử dụng làm tài liệu nghiên cứu không phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, rất mong anh/chị giúp đỡ).

I. THƠNG TIN DỰ ÁN:

1. Vị trí anh/ chị tham gia trong dự án:

□ Chủ đầu tƣ □ Quản lý dự án

□ Tƣ vấn QLDA □ Giám sát thi công

□ Chỉ huy trƣởng □ Khác (vui lòng ghi rõ)..................................... 2. Anh/ chị đã làm việc trong lĩnh vực xây dựng (Chủ đầu tƣ, quản lý dự án, thiết kế, giám sát, thi công) đƣợc bao lâu ? ..........năm.

3. Mỗi năm anh/chị tham gia bao nhiêu lần tập huấn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xây dựng?

□ Khơng có lần nào □ 01 đến 02 lần/năm

□ 03 đến 05 lần/năm □ > 05 lần/năm 4. Trình độ học vấn của anh/chị:

□ Tiến sĩ □ Thạc sĩ

□ Đại học □ Khác (vui lòng ghi rõ)...................................... 5. Loại cơng trình của dự án đã tham gia:

□ Dân dụng □ Công nghiệp

□ Nông nghiệp □ Giao thơng 6. Hình thức quản lý dự án:

□ Chủ đầu tƣ trực tiếp QLDA □ Thuê tƣ vấn QLDA. 7. Nguồn vốn thực hiện dự án:

□ Trung ƣơng □ Tỉnh

□ Huyện □ Xã

8. Chi phí thực hiện dự án (vui lịng ghi rõ):

- Chi phí kế hoạch của dự án:..........................................VNĐ; - Chi phí thực tế của dự án:.............................................VNĐ. 9. Tiến độ thực hiện dự án (vui lòng ghi rõ):

- Tiến độ theo kế hoạch của dự án:................................ngày; - Tiến độ thực tế thực hiện của dự án:...........................ngày.

10. Địa điểm thực hiện dự án:

□ Trung tâm huyện, thị xã, thành phố □ Cách trung tâm< 10km

□ Cách trung tâm từ 10 - 50km □ Cách trung tâm >50 km

II. CÁC THÔNG TIN ẢNH HƢỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

Mức độ chậm tiến độ thực hiện dự án, đƣợc xác định: (tiến độ thực tế/tiến độ kế hoạch) -1. Theo mơ hình nghiên cứu, tác giả đề xuất 7 nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ chậm tiến độ thực hiện dự án, gồm 31 nhân tố đƣợc liệt kê dƣới đây, nhờ anh/chị cho biết thực trạng các yếu tố trong thực hiện dự án trên bằng cách đấu dấu vào ơ thích hợp.

A. Nhóm yếu tố mơi trƣờng bên ngồi:

1: Rất nhiều 5: Rất ít

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư xây dựng thuộc vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)