Mơ hình kiểm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình hồi quy logistic, nghiên cứu trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

3.1. Mơ hình kiểm định

Mơ hình nghiên cứu kiểm định của đề tài kế thừa và có những bổ sung cho phù hợp với điều kiện của ngân hàng Sacombank dựa vào nghiên cứu của Lê Tất Thành (2012), Altman (2000), Lo Ka Wan (2005) và Ciaran Walsh (2006). Mơ hình nghiên cứu có dạng như sau:

Y = f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9) Tính chất của các biến được giải thích trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Ký hiệu các biến đầu vào

Y Y=1 là doanh nghiệp rủi ro và Y=0 là doanh nghiệp không rủi ro

X1 RE/TA=Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

Tốc độ tăng trưởng bền vững

X2 RE/NR=Lợi nhuận giữ lại/Doanh thu thuần

X3 WC/TA=Vốn luân chuyển/Tổng tài sản

Phản ánh thua lỗ trong hoạt động kinh doanh

X4 NPM=Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lợi

X5 ROE=Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

X6 NR/STD=Doanh thu thuần/Nợ ngắn hạn Tỷ số hoạt động

X7 CR: Tỷ số thanh khoản ngắn hạn Khả năng thanh khoản

X8 NR/TA=Doanh thu thuần/Tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, có tham khảo nguồn Rating.com.vn

Với X1: Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản, X2: Lợi nhuận giữ lại/Doanh thu thuần: Tỷ số này càng lớn tức là, doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh, hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp cao. Như vậy, hai chỉ số này ảnh hưởng rất nhiều đến rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

Tổng vốn luân chuyển/ Tổng tài sản (X3): Chỉ số này càng thấp thể hiện khả năng thua lỗ càng cao. Điều này thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp, rủi ro tín dụng càng cao. Như vậy, Tổng vốn luân chuyển/ Tổng tài sản có mối tương quan nghịch với rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (X4): Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao. Doanh nghiệp có doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ càng lớn sẽ tạo ra lợi nhuận càng cao, do đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp cao và rủi ro tín dụng càng thấp; Như vậy, Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng. Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (X5): Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công ty sử dụng càng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp dùng nhiều vốn vay, tỷ lệ sử dụng vốn vay cao (địn bẩy tài chính cao) thì rủi ro về khả năng thanh toán sẽ tăng cao.

Tổng doanh thu thuần/ Tổng nợ ngắn hạn (X6): Chỉ số này càng cao thì khả năng rơi vào tình trạng rủi ro doanh nghiệp càng thấp, rủi ro tín dụng càng thấp. Như vậy, chỉ số này có mối tương quan nghịch với rủi ro tín dụng.

Tỷ số thanh khoản ngắn hạn (X7): Chỉ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này giảm cho thấy khả năng thanh khoản giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra, rủi ro tín dụng càng cao. Như vậy, chỉ số này có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng.

Tổng doanh thu thuần/ Tổng tài sản (X8): Chỉ số này càng cao thì tình trạng rủi ro tín dụng của doanh nghiệp càng thấp.

Thay đổi trong Tổng tài sản (X9): Chỉ số thay đổi tài sản mô tả một doanh nghiệp càng tăng khối lượng tài sản được kỳ vọng khả năng rơi vào rủi ro tín dụng sẽ càng thấp.

Với 9 biến được sử dụng trong nghiên cứu này là các chỉ tiêu tài chính cơ bản, phản ảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được ngân hàng dùng để phân tích rủi ro tín dụng. Qua đó, ngân hàng có thể phân loại được khách hàng cũng như việc phục vụ cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình hồi quy logistic, nghiên cứu trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)