9. Cấu trúc của luận văn
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua việc tổ chức, theo dõi diễn biến các giờ dạy, và xử lí các kết quả thu được trong quá trình TNSP bằng phương pháp thống kê toán học, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định rằng giả thiết khoa học do chúng tôi đề ra là đúng đắn, cụ thể:
- DHNVĐ có thể được sử dụng hỗ trợ trong các khâu khác nhau của quá trình tích cực hóa hoạt động nhận thức. Quy trình dạy học theo hướng DHNVĐ do chúng tôi đề xuất đã mang lại kết quả khả quan.
- Với các bài giảng đã được thiết kế làm cho HS hứng thú trong việc tham gia xây dựng bài để tìm kiếm tri thức mới, nắm vững kiến thức, tăng khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống cụ thể, phát huy tính tích cực, sáng tạo, kích thích sự tò mò và khơi dậy lòng ham hiểu biết của các em. Tinh thần và thái độ học tập của HS được nâng cao, có ý thức tự học, tự luyện tập, yêu thích học vật lí hơn nên chất lượng học tập của các em cũng được nâng cao.
- Theo kết quả thống kê và phân tích số liệu điều tra thu được cho thấy kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Cụ thể là điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ HS đạt loại yếu kém của nhóm TN giảm rất nhiều so với nhóm ĐC, ngược lại tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Như vậy, việc tổ chức dạy học theo hướng DHNVĐ đã nâng cao năng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu của HS, góp phần đổi mới PPDH, từ đó nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT.
Như vậy, giả thuyết khoa học do chúng tôi đề ra là đúng đắn. Việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế dạy học vật lí ở trường THPT là hoàn toàn có tính khả thi. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào cách vận dụng của từng GV vào từng bài học cụ thể sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn vật lí ở trường THPT.
KẾT LUẬN