Cấu trúc của phần quang hình học

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC LỚP 11 NÂNG CAO THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP CỦA H (Trang 31 - 34)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Cấu trúc của phần quang hình học

2.2. Những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức dạy học phần Quang hình học hiện nay

2.2.1. Thuận lợi

Quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đã diễn ra khá lâu nên GV không còn bỡ ngỡ như trước, tư tưởng của nhiều GV đã thay đổi, họ đã ý thức được sự cần thiết phải đổi mới cách truyền đạt kiến thức cho HS. Các phong trào do ngành phát động như “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng góp phần thay đổi, áp dụng nhiều HTDH khác nhau vào quá trình dạy học.

Những năm gần đây HS đã hình thành dần dần thói quen học tập mới với sự chủ động, tích cực cao hơn trước nhờ vào quá trình đổi mới PPDH. HS không còn học thụ động như trước nữa, các em quen dần với cách làm việc theo nhóm, làm việc cá nhân dưới sự điều khiển của GV. Nhiều em đã tích cực tham gia thảo luận trước những vấn đề do GV đặt ra. Đặc biệt các em rất thích thú khi chính mình được tiến hành thí nghiệm, sau đó thảo luận, xử lí kết quả đưa ra kết luận. Do đó GV cũng có điều kiện thuận lợi hơn để áp dụng các HTDH khác nhau đối với HS.

Cơ sở vật chất, phòng bộ môn, máy vi tính, mạng internet, trang thiết bị dạy học môn Vật lí nói riêng và các môn học khác nói chung cũng đã được trang bị đầy đủ, có tính thẩm mĩ và chất lượng hơn trước. Nguồn tư liệu tham khảo cũng khá phong phú và dễ khai thác.

2.2.2. Khó khăn

- Do việc học tập NK không có trong đánh giá xếp loại kết quả học tập của HS, nhiều người cho rằng đây chỉ là hoạt động phụ nên hầu hết GV và HS vẫn chưa coi trọng việc tổ chức dạy học NK vật lí.

- Quỹ thời gian dành cho việc dạy học NK vật lí là hầu như rất ít, thời gian dành cho HS tự làm việc quá ngắn, đồng thời kinh phí hỗ trợ còn thiếu thốn nên GV gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí thời gian cho các hoạt động NK vật lí.

- Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, các phương tiện dạy học… tuy có trang bị trong nhà trường nhưng số lượng còn hạn chế, số HS trong một lớp khá đông, trong

khi yêu cầu về mặt kĩ năng, kiến thức đối với HS trong từng bài khá cao.

- GV ngại sử dụng hình thức dạy học NK vì phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và đôi khi là do năng lực, kĩ năng tổ chức của GV cũng còn hạn chế. Hơn nữa nếu bố trí các chương trình NK không hợp lí thì rất dễ ảnh hưởng đến thời gian cho việc học chính khóa.

- Một số GV có kĩ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại còn hạn chế, đòi hỏi GV phải tốn thời gian tìm hiểu để biết cách khai thác, sử dụng.

- Khả năng khai thác, cập nhật thông tin của GV còn rất nhiều hạn chế.

2.3. Vận dụng DHNVĐ để đề xuất quy trình thiết kế bài học vật lí theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS

2.3.1. Nguyên tắc vận dụng DHNVĐ để thiết kế bài học vật lí theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS

GV khi nghiên cứu thiết kế bài DH vật lí theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS cần chú ý đến các nguyên tắc sau:

– Đảm bảo mục tiêu bài học

Mục tiêu là thành tố rất quan trọng của quá trình DH. Nếu không xác định mục tiêu, sẽ không có cơ sở nào để lựa chọn nội dung giảng dạy, PP giảng dạy và càng không thể đánh giá được hiệu quả của một bài giảng. Một mục tiêu được xác định rõ giúp GV suy nghĩ sâu sắc và chín chắn trong việc lựa chọn và sắp xếp nội dung bài giảng, tìm PP truyền đạt tới HS để bài giảng có kết quả tốt nhất. Các mục tiêu được xác định là cái mốc để GV đánh giá được sự tiến bộ của HS đến mức nào theo chiều hướng đã định. Mục tiêu là cái đích mà cả HS và GV cần hướng tới. HS nắm được những mục tiêu mà GV đặt ra sẽ tự đánh giá được sự tiến bộ của bản thân trong việc chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, tự tổ chức quá trình học tập của bản thân theo một định hướng rõ ràng. Từ đó, HS biết lựa chọn cách học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, việc xác định mục tiêu trước khi xây dựng nội dung bài giảng sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một hệ mục tiêu được đặt ra đầy đủ cả về mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ sẽ hướng toàn bộ quá trình DH đạt tới một hiệu quả DH tốt nhất.

Điều này đòi hỏi người GV cần nghiên cứu và nắm vững mục tiêu cấp học, cấu trúc chương trình giúp GV biết được mức độ kiến thức, kĩ năng cần đạt được của môn học và từ đó lập kế hoạch DH cho từng chương, từng phần. Nghiên cứu SGK giúp GV hiểu và thực hiện đúng chương trình đã quy định, sử dụng SGK hợp lí trong quá trình DH sẽ hình thành được ở HS những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, SGK cũng giúp GV xác định được chuỗi những hành động mà HS phải thực hiện và cách thức GV tổ chức các hành động đó cho HS, các chỉ dẫn trong SGK giúp GV biết phương hướng điều khiển HS.

– Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập của HS

Quy trình thiết kế bài học vật lí phải hướng vào việc phát huy tính tích cực học tập của HS. Các tình huống có vấn đề cần đưa ra phải vừa sức, phù hợp với trình độ hiện có của các em, tăng cường sử dụng các thí nghiệm mới so với SGK nhưng không quá xa lạ với HS. Mỗi một hoạt động học tập trong suốt tiến trình DH phải đảm bảo thu hút tất cả HS tham gia. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn của GV, phụ thuộc vào cách đặt ra mục tiêu trước mỗi bài học cho HS thông qua nghệ thuật nêu vấn đề, nghệ thuật tạo tình huống có vấn đề và nghệ thuật tổ chức giải quyết vấn đề.

– Đảm bảo thời gian

Thiết kế bài học vật lí theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS, nếu GV không khéo léo thì dễ dẫn tới việc không đủ thời gian cho các hoạt động. Để tránh tình trạng hết thời gian của một tiết học mà nhiệm vụ DH chưa được giải quyết thì trong khâu thiết kế, GV phải hoạch định rõ thời gian cho từng hoạt động cụ thể, đồng thời GV cũng phải để ý đến thời gian trong suốt quá trình giải quyết các tình huống có vấn đề.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC LỚP 11 NÂNG CAO THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP CỦA H (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w