Tài nguyên thiên nhiên của Kiên Giang ()

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh, nghiên cứu so sánh tỉnh kiên giang và các tỉnh lân cận nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 40 - 42)

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của Kiên Giang

4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên của Kiên Giang ()

Biểu đồ 1. Tài nguyên đất của Kiên Giang

Nguồn http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID=13412

Tài nguyên đất - nước ngọt: Tổng diện tích đất tự nhiên là 634.8 nghìn hecta trong đó: Đất sản xuất nơng nghiệp là 460.3 nghìn hecta, đất lâm nghiệp là 85.6 nghìn hecta, đất chuyên dùng là 25.8 nghìn hecta, đất ở là 12.3 nghìn hecta, đất khác chưa phân vào đâu là 50.8 nghìn hecta. Bên cạnh, hệ thống sơng ngịi, kênh, rạch của Kiên Giang dày đặc, với tổng chiều dài trên 2000km, phân bố đều trong địa bàn tỉnh, có 3 con sơng lớn: sơng Cái Lớn, sông Cái Bé và sông Giang Thành. Hệ thống kênh đào cung cấp nước ngọt: kênh Cái Sắn, kênh Thốt Nốt, kênh Thị Đội… và tiêu lũ về biển Tây: kênh Vĩnh Tế, kênh T3, kênh Võ

Văn Kiệt (T6), kênh Tri Tôn; kênh Ba Thê… Tài nguyên đất rất thích hợp cho phát triển sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản.

Tài nguyên rừng: Kiên Giang là một trong hai tỉnh có diện tích rừng lớn nhất vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2014 là 91.2 nghìn hecta. Trong đó rừng sản xuất: 22.6 nghìn hecta, rừng phịng hộ: 28.8 nghìn hecta và rừng đặc dụng 39.7 nghìn hecta. Rừng Kiên Giang có trên 140 loại động vật rừng quý hiếm, có giá trị bảo tồn và tham quan du lịch…

Tài nguyên biển: Ngư trường khai thác rộng khoảng 63.290 km2 với hơn 200 km bờ biển, với 05 quần đảo: An Thới, Thổ Châu, Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ. Biển Kiên Giang được xác định là ngư trường trọng điểm giàu tiềm năng, với nguồn tài nguyên đa dạng. Theo điều tra của viện nghiên cứu biển Việt Nam, trữ lượng cá, tơm khoảng 500.000 tấn, hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Vùng biển ở đây cịn có nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao như: đồi mồi, hải sâm, bào ngư, trai ngọc…

Tài nguyên du lịch: Được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tổng hợp, có đường bờ biển dài, nhiều đảo thơ mộng và hoang sơ như Kiên Hải, Phú Quốc, Thổ Chu… có nhiều bãi tắm đẹp, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử đa dạng và hấp dẫn, rừng già ngập mặn U Minh Thượng… có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch lịch sử, du lịch văn hóa, lễ hội truyền. Đặc biệt, từ ngày 23-27/10/2006 ở Paris, Hội đồng điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang (6) với diện tích trên 1,1 triệu ha nằm trên địa bàn các huyện An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương Kiên Hải và Phú Quốc. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang có 6 hệ sinh thái đặc thù, khoảng 2.340 lồi động thực vật, trong đó 1.480 lồi thực vật với 116 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ và 57 loài đặc hữu; khoảng 860 loài động vật với 78 loài quý hiếm, 36 lồi đặc hữu.

Bảng 3. Phân tích SWOT cho yếu tố tài nguyên Y Y ếu t b ên t ron g

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

- Tài nguyên phong phú, đa dạng, nhiều tiềm năng.

- Đất đồng bằng rộng lớn

- Tiếp giáp biển, nhiều đảo, quần đảo. - Diện tích rừng rộng lớn

- Nguồn nước ngọt quanh năm - Nhiều di tích danh lam thắng cảnh - Nhiều núi đá vôi

- Tài nguyên dần cạn kiệt

- Đất nông nghiệp và nước dễ bị xâm nhập mặn mùa khô

- Hiệu quả khai thác tài nguyên chưa cao

- Tài nguyên phân bổ không đều, manh mún, nhỏ lẻ. Y ếu t b ên n goài

- Phát triển kinh tế xã hội địa phương - Nhu cầu đầu tư vào nơng, cơng nghiệp, dịch vụ, du lịch cịn rất lớn - Kinh tế trang trại, cánh đồng mẫu lớn còn đang chờ đợi

- Xâm nhập mặn mùa khô, ngập úng, sạt lở vào mùa mưa

- Biến đổi khí hậu tồn cầu

CƠ HỘI NGUY CƠ

Nguồn: Tác giả luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh, nghiên cứu so sánh tỉnh kiên giang và các tỉnh lân cận nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)