3.2.1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh của Kiên Giang
Hình 3. Năng lực cạnh tranh của Kiên Giang
Nguồn: Tác giả luận văn
3.2.2. Mơ tả khung phân tích
3.2.2.1. Vị trí địa lý
Đặc điểm vị trí địa lý của Kiên Giang thuộc khu vực, vùng miền, toạ độ… và các địa phương tiếp giáp với Kiên Giang… sẽ mang lại cho Kiên Giang những lợi thế gì và phù hợp với định hướng phát triển, ngành nghề…
3.2.2.2. Điều kiện tự nhiên
Một số thông tin về điều kiện tự nhiên của Kiên Giang như: địa hình, khí hậu, nhiệt độ mơi trường, khí hậu… những điều kiện này có những mặt thuận lợi và hạn chế như thế nào đến năng lực cạnh tranh của địa phương.
3.2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên du lịch… sẽ tạo cho Kiên Giang sức hút đầu tư tương ứng với tài nguyên sẵn có.
3.2.2.4. Dân số
Nguồn lực dân số có ảnh hưởng đến sức lao động và sức tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ được cung cấp, nó là nguồn kích thích đầu tư sản xuất các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tại địa phương.
3.2.2.5. Lao động
Đây là nguồn lực quan trọng, số lượng lao động, trình độ, kỹ năng lao động… vừa là nguồn lực sản xuất sản phẩm dịch vụ và đồng thời là nguồn tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ được làm ra.
3.2.2.6. Cơ sở hạ tầng
Là sự đầu tư của địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, đầu tư, sản xuất, cung cấp, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ được làm ra như hạ tầng giao thơng vận tải, bưu chính - viễn thông, mạng lưới cung cấp điện năng, hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt…
3.2.2.7. Định hướng nhân lực
Định hướng nhân lực là sự nhận định và đầu tư vào nguồn nhân lực của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong hiện tại và tương lai.
3.2.2.8. Năng động điều hành
Thể hiện tính sáng tạo, nhạy bén của những người lãnh đạo, chỉ đạo địa phương trong quá trình điều hành, quản trị mang lại hiệu quả cao và khả năng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn vốn đầu tư, các nhà đầu tư… 3.2.2.9. Tiếp cận nguồn lực
Thể hiện tính hiệu quả trong việc tiếp cận, khai thác, tái đầu tư vào các nguồn lực sẵn có của địa phương nhằm bảo đảm phát triển, ổn định và bền vững.
3.2.3. Khung so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh
Hình 4. Khung so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh của Kiên Giang và các tỉnh
3.2.3.1. Chi phí gia nhập thị trường (X01)
Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau.
3.2.3.2. Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất (X02)
Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai có dễ dàng khơng và doanh nghiệp có thấy n tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay khơng.
3.2.3.3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin (X03)
Đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách cơng bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp.
3.2.3.4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước (X04)
Đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.
3.2.3.5. Chi phí khơng chính thức (X05)
Đo lường các khoản chi phí khơng chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí khơng chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí khơng chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay khơng.
3.2.3.6. Cạnh tranh bình đẳng (X06)
Đo lường sự bình đẳng, khơng phân biệt giữa các doanh nghiệp ngồi quốc doanh với doanh nghiệp, tập đồn của nhà nước trong việc tiếp cận mơi trường kinh doanh, vốn, đất đai, khống sản…
3.2.3.7. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh (X07)
Đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đơi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
3.2.3.8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (X08)
Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp.
3.2.3.9. Đào tạo lao động (X09)
Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.
3.2.3.10. Thiết chế pháp lý (X10)
Đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là cơng cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Kiên Giang 4.1.1. Vị trí địa lý của Kiên Giang
Hình 5. Bản đồ Kiên Giang
Nguồn: http://kiengiang.gov.vn
Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Phía Đơng Bắc giáp với: An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang; phía Nam là Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây Nam là vịnh Thái Lan; phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 56,8 km. Kiên Giang là tỉnh thành có thể kết nối với Campuchia, Thái Lan, các nước Đông Nam Á và thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không đặt biệt là Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc được hồn thành trong năm 2012.
Bảng 1. Phân tích SWOT cho yếu tố vị trí địa lý Y Y ếu t ố b ên t ron
g ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Chiều dài biên giới 56.8km
- Biển, đảo, quần đảo bao phủ phía Tây Nam
- Đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu - Thiên nhiên ưu đãi
- Xa các trung tâm thành phố lớn - Địa hình, hiểm yếu, đồi núi đan xen - Vị trí xung yếu, dễ chịu ảnh hưởng chính trị và các quốc gia láng giềng - Vị trí cuối nguồn cạnh biển
Y ếu t ố b ên n
goài - Giao thương trong và ngoài nước - Liên kết vùng miền lân cận
- Phát triển kinh tế nông, lâm, thuỷ, hải sản… và dịch vụ
- Chịu tác động mạnh về biến đổi khí hậu? từ các dịng của sơng Mê Kơng. - An ninh biển đảo
- Nhiễm phèn, dễ bị xâm nhập mặm.
CƠ HỘI NGUY CƠ
Nguồn: Tác giả luận văn
4.1.2. Điều kiện tự nhiên của Kiên Giang (4)
Bảng 2. Phân tích SWOT cho yếu tố tự nhiên
Y ếu t ố b ên t ron g
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Khí hậu ơn hồ - Có 2 mùa rõ rệt
- Lượng mưa trung bình cao - Nhiệt độ ổn định. Biên độ nhiệt không lớn
- Tự nhiên hoang sơ, độc đáo - Giờ nắng 2563 (giờ)
- Thời gian giao mùa kéo dài - Gió mạnh, bảo to thường xẩy ra - Địa hình nghiêng dần về phía Tây Nam Y ếu t ố b ên n
gồi - Phát triển kinh tế nơng nghiệp - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - Dịch vụ, du lịch dễ thích nghi và phát triển
- Dịch hại tổng hợp rất thích nghi. - Sạt lỡ đất mùa mưa lũ.
- Ngập úng khi triều cường. - Biến đổi khí hậu tồn cầu
CƠ HỘI NGUY CƠ
Nguồn: Tác giả luận văn
Kiên Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ hướng Đông - Bắc xuống Tây Nam, chia thành 4 vùng tiểu vùng địa hình: vùng tứ giác Long
Xuyên, vùng Tây sông Hậu, vùng U Minh Thượng và vùng đảo và hải đảo. Trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 2563 giờ nắng trong năm, nhiệt độ bình quân từ 27.5 - 27.7 độC. Khí hậu chia làm 02 mùa rõ rệt, từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa và từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên của Kiên Giang (5)
Biểu đồ 1. Tài nguyên đất của Kiên Giang
Nguồn http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID=13412
Tài nguyên đất - nước ngọt: Tổng diện tích đất tự nhiên là 634.8 nghìn hecta trong đó: Đất sản xuất nơng nghiệp là 460.3 nghìn hecta, đất lâm nghiệp là 85.6 nghìn hecta, đất chuyên dùng là 25.8 nghìn hecta, đất ở là 12.3 nghìn hecta, đất khác chưa phân vào đâu là 50.8 nghìn hecta. Bên cạnh, hệ thống sơng ngịi, kênh, rạch của Kiên Giang dày đặc, với tổng chiều dài trên 2000km, phân bố đều trong địa bàn tỉnh, có 3 con sơng lớn: sơng Cái Lớn, sơng Cái Bé và sông Giang Thành. Hệ thống kênh đào cung cấp nước ngọt: kênh Cái Sắn, kênh Thốt Nốt, kênh Thị Đội… và tiêu lũ về biển Tây: kênh Vĩnh Tế, kênh T3, kênh Võ
Văn Kiệt (T6), kênh Tri Tơn; kênh Ba Thê… Tài ngun đất rất thích hợp cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản.
Tài nguyên rừng: Kiên Giang là một trong hai tỉnh có diện tích rừng lớn nhất vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2014 là 91.2 nghìn hecta. Trong đó rừng sản xuất: 22.6 nghìn hecta, rừng phịng hộ: 28.8 nghìn hecta và rừng đặc dụng 39.7 nghìn hecta. Rừng Kiên Giang có trên 140 loại động vật rừng quý hiếm, có giá trị bảo tồn và tham quan du lịch…
Tài nguyên biển: Ngư trường khai thác rộng khoảng 63.290 km2 với hơn 200 km bờ biển, với 05 quần đảo: An Thới, Thổ Châu, Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ. Biển Kiên Giang được xác định là ngư trường trọng điểm giàu tiềm năng, với nguồn tài nguyên đa dạng. Theo điều tra của viện nghiên cứu biển Việt Nam, trữ lượng cá, tơm khoảng 500.000 tấn, hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Vùng biển ở đây cịn có nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao như: đồi mồi, hải sâm, bào ngư, trai ngọc…
Tài nguyên du lịch: Được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tổng hợp, có đường bờ biển dài, nhiều đảo thơ mộng và hoang sơ như Kiên Hải, Phú Quốc, Thổ Chu… có nhiều bãi tắm đẹp, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử đa dạng và hấp dẫn, rừng già ngập mặn U Minh Thượng… có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch lịch sử, du lịch văn hóa, lễ hội truyền. Đặc biệt, từ ngày 23-27/10/2006 ở Paris, Hội đồng điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang (6) với diện tích trên 1,1 triệu ha nằm trên địa bàn các huyện An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương Kiên Hải và Phú Quốc. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang có 6 hệ sinh thái đặc thù, khoảng 2.340 lồi động thực vật, trong đó 1.480 lồi thực vật với 116 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ và 57 loài đặc hữu; khoảng 860 loài động vật với 78 loài quý hiếm, 36 lồi đặc hữu.
Bảng 3. Phân tích SWOT cho yếu tố tài nguyên Y Y ếu t ố b ên t ron g
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Tài nguyên phong phú, đa dạng, nhiều tiềm năng.
- Đất đồng bằng rộng lớn
- Tiếp giáp biển, nhiều đảo, quần đảo. - Diện tích rừng rộng lớn
- Nguồn nước ngọt quanh năm - Nhiều di tích danh lam thắng cảnh - Nhiều núi đá vôi
- Tài nguyên dần cạn kiệt
- Đất nông nghiệp và nước dễ bị xâm nhập mặn mùa khô
- Hiệu quả khai thác tài nguyên chưa cao
- Tài nguyên phân bổ không đều, manh mún, nhỏ lẻ. Y ếu t ố b ên n goài
- Phát triển kinh tế xã hội địa phương - Nhu cầu đầu tư vào nơng, cơng nghiệp, dịch vụ, du lịch cịn rất lớn - Kinh tế trang trại, cánh đồng mẫu lớn còn đang chờ đợi
- Xâm nhập mặn mùa khô, ngập úng, sạt lở vào mùa mưa
- Biến đổi khí hậu tồn cầu
CƠ HỘI NGUY CƠ
Nguồn: Tác giả luận văn
4.1.4. Dân số, mật độ dân số của Kiên Giang
Biểu đồ 2. Dân số Kiên Giang
Năm 2015 Kiên Giang có trên 1.7 triệu người nông thôn chiếm 72,81% và thành thị là 27,19 %. Mật độ dân số 277 người/ km2 với nhiều dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer.
Biểu đồ 3. Mật độ dân số Kiên Giang
Nguồn http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID=13412
Bảng 4. Phân tích SWOT cho yếu tố dân số
Y ếu t ố b ên t ron g
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Dân số đông và trẻ. - Văn hoá đa dạng - Mật độ dân số thấp
- Năng động, ham học hỏi, tiếp cận nhanh, làm việc tốt
- Người dân chăm chỉ, cần cù, siêng năng, sức chịu đựng cao
- Dân số phân tán
- Nhiều dân tộc, nhiều văn hoá - Tập trung nhiều vùng nơng thơn - Trình độ dân số cịn thấp Y ếu t ố b ên n
goài - Nguồn lao động dồi dào - Khả năng tiêu thụ lớn
- Nhu cầu học tập và phát triển trình độ cịn nhiều
- Dân số sẽ già trong 5-10 năm - Mức độ phân tán sâu rộng - Trình độ tụt giảm so với cơng nghệ và thế giới
CƠ HỘI NGUY CƠ
4.1.5. Lực lƣợng lao động của Kiên Giang
Biểu đồ 4. Lực lượng lao động của Kiên Giang
Nguồn http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=706&ItemID=13412
Năm 2015, Kiên Giang có số người trong độ tuổi lao động khoảng 1 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân khoảng 960 nghìn người, phần lớn là lao động trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bảng 5. Phân tích SWOT cho yếu tố lao động
Y ếu t ố b ên t ron
g ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Lao động trẻ, dồi dào.
- Năng động, ham học hỏi, tiếp cận nhanh, làm việc tốt, chăm chỉ, cần cù, siêng năng, sức chịu đựng cao
- Đáp ứng nguồn nhân lực địa phương
- Trình độ lao động chưa cao - Tập trung nhiều vùng nông thôn
Y ếu t ố b ên n
goài - Nguồn lao động dồi dào - Khả năng tiêu thụ lớn
- Nhu cầu học tập và phát triển trình độ cịn nhiều
- Tụt hậu trình độ lao động
- Di cư lao động nhất là lao động trình độ cao