Chương 2 : Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
2.3 Tổng quan về Tăng huyết áp và Máy đo huyết áp tự động
2.3.1 Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (hay còn gọi là cao huyết áp) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao hơn mức bình thường. HA thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (systolic) đo bằng áp lực máu trong lòng mạch khi tim đập và huyết áp tâm trương (diastolic) đo bằng áp lực máu trong khoảng thời gian giữa hai lần đập của tim. Khi huyết áp tâm thu
hay tâm trương cao hơn giá trị bình thường theo tuổi thì được phân loại là tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp.
Bảng 2.1: Phân loại các giai đoạn bệnh tăng huyết áp
Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương
mmHg kPa mmHg kPa
Bình thường 90-119 12-15.9 60-79 8.0-10.5 Tiền THA 120-139 16.0-18.5 80-89 10.7-11.0 Giai đoạn 1 140-159 18.7-21.2 90-99 12.0-13.2 Giai đoạn 2 >=160 >=21.3 >=100 >=13.3 THA tâm thu đơn độc >=140 >=18.7 <90 <12.0
Nguồn: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (2003)
Còn theo Tổ chức Y tế thế giới WHO (1996), các giai đoạn của THA được phân chia theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: THA thật sự nhưng khơng có tổn thương thực thể các cơ quan - Giai đoạn 2: Có ít nhất một trong các biến đổi: dày thất trái, hẹp lan tỏa hay từng vùng các động mạch võng mạc, ure hoặc creatinine máu tăng nhẹ (1.2-2 mg%), có hình ảnh mảng xơ vữa động mạch trên siêu âm hoặc x-quang. - Giai đoạn 3: có dấu hiệu chức năng và thực thể do tổn thương các cơ quan đích: suy tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai miến mạch máu não thoáng qua, xuất huyết não, xuất huyết võng mạc,…
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, việc theo dõi HA tại nhà và ghi nhận lại các giá trị đo được giúp cho việc lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân THA đạt hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh THA mà bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân về thời gian giữa hai lần đo, các chỉ số cần ghi nhận cũng như các hành động cần
Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của HA. HA lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100-140 mmHg HA tâm thu và 60-90 mmHg đối với HA tâm trương. Bệnh nhân bị THA khi đo HA của bệnh nhân thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Việc đánh giá THA theo mức độ nguy cơ của Tổ chức y tế thế giới và hội THA thế giới (ISH) năm 2003 gồm:
Bảng 2.2: Đánh giá bệnh THA theo mức độ nguy cơ, WHO & ISH, 2003
Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch
Mức độ huyết áp tâm thu và tâm trương (độ 1-3) Nam > 55 tuổi
Nữ > 65 tuổi Hút thuốc lá
Cholesterol toàn phần >250mg% Tiểu đường
Tiền sử gia đình bị bệnh tim Yếu tố khác ảnh hưởng
xấu đến tiên lượng
HDL-C giảm LDL-C tăng
Albumine niệu vi thể ở bệnh nhân tiểu đường Rối loạn dung nạp glucose
Béo phì Lối sống
Fibrinogene máu tăng
Nhóm kinh tế xã hội nguy cơ cao Nhóm dân tộc nguy cơ cao Vùng địa lý nguy cơ cao
đích
Tình trạng lâm sàng đi kèm
Suy tim trái, suy vành, suy thận, suy tuần hoàn não,…
Đối với THA nguy cơ thấp và trung bình, cần theo dõi rồi đánh giá lại HA và yếu tố nguy cơ, áp dụng các biện pháp khơng dùng thuốc. Đối với nhóm nguy cơ cao và rất cao cần điều trị thuốc ngay phối hợp với các biện pháp không dùng thuốc.
Béo phì rất có hại cho tim mạch vì hay dẫn đến THA và xơ vữa động mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì có tương quan thuận đến huyết áp. Tỉ lệ THA tăng dần theo mức độ thừa cân ở cả nam và nữ giới. Phạm Gia Khải và cộng sự (2001) điều tra 7610 người ở Hà Nội từ tháng 4/1998 đến tháng 4/1999 thấy chỉ số BMI trung bình của quần thể nghiên cứu là 20,09±2,72. Nhóm BMI từ 22 trở lên đã có nguy cơ THA. Gus, Moreira và cộng sự (1998) nghiên cứu sự liên quan giữa BMI, WHR và chu vi vòng bụng với tỉ lệ THA trong một mẫu đại diện 1088 người trưởng thành ở Porto Alegre – Brazil. Kết quả cho thấy: béo phì tính theo BMI có sự liên quan với THA ở cả hai giới. Người béo phì độ II có tỉ lệ THA từ 33%-39% so với người tiền béo phì tỉ lệ THA chiếm 17%-24%.
Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu về dịch tễ học bệnh THA kết quả cho thấy: ở nhóm người hút thuốc lá nhiều (trên 8 điếu/ngày) có tỷ lệ THA cao hơn hẳn nhóm khơng hút thuốc lá, nhưng nếu hút thuốc lá dưới 8 điếu/ngày thì tỷ lệ THA giữa nhóm có hút thuốc lá và nhóm khơng hút thuốc là khơng có sự khác biệt rõ ràng.
Đã có một số nghiên cứu được báo cáo về sự liên quan của uống rượu nhiều và THA, nhưng cơ chế của liên quan này vẫn cịn chưa rõ ràng. Có những ý
kiến chưa thống nhất nhưng đa số thừa nhận uống nhiều rượu làm THA. Một số nghiên cứu cho thấy THA ở 20-30% số người lạm dụng rượu. Hơn nữa rượu cịn có thể gây rối loạn nhịp tim, rối loạn điều hoà lipoprotein và triglycerid, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và các bệnh lý về mạch máu. Muối không thể thiếu đối với cơ thể con người, nhưng ăn quá nhiều muối sẽ làm ứ nước trong cơ thể, tăng khối lượng tuần hoàn và HA cũng tăng lên. Việt Nam ở vùng nhiệt đới, với trên 3000 kilomet bờ biển, nhân dân ở các vùng ven biển này chủ yếu là lao động thuần tuý nên họ có thói quen ăn mặn. Vì vậy, tác động của chế độ ăn gây ra THA ở nước ta có thể là tác nhân có ý nghĩa. Một số nghiên cứu điều tra khẩu phần ăn từng vùng, các nhà nghiên cứu thấy rằng vùng nào ăn nhiều muối thì có tỷ lệ THA cao hơn. Như vậy, lượng muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây THA trong các quần thể. Một nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An là nơi người dân hay ăn mặn, mỗi ngày trung bình ăn 13,9g muối, thì tỷ lệ THA 17,9%, cịn người dân ở Hà Nội ăn nhạt hơn, chỉ có 10,5g muối thì chỉ có 10,6% bị THA. Một số nghiên cứu cho thấy: vùng ven biển ăn mặn có tỷ lệ THA cao rõ hơn ở vùng đồng bằng và miền núi. Một điều tra dịch tễ học: so sánh 1128 và 909 cặp đơi giữa nhóm THA và nhóm đối chứng thấy rằng, tỷ lệ số người ăn mặn THA cao hơn rõ rệt so với nhóm những người bình thường.
Tăng huyết áp nếu khơng điều trị và điều chỉnh lối sống kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, đột quỵ, thận, mắt và mạch máu:
Tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên
nhân tử vong cao nhất đối với THA: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạch vành gây nhồi máu cơ tim, ... THA thường xuyên sẽ làm cho thất trái to ra, về lâu dài, thất trái bị giãn; khi sức co bóp của tim bị giảm nhiều thì sẽ bị suy tim, lúc đầu suy tim trái rồi suy tim phải và trở thành suy tim toàn
bộ. Về lâm sàng, lúc đầu người bệnh mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, về sau với gắng sức vừa cũng khó thở và đến giai đoạn cuối của bệnh thì khó thở cả khi đi ngủ. Ngồi ra người bệnh cịn bị da xanh, phù, tím tái…
Não: Tai biến mạch máu não thường gặp như: nhũn não, xuất huyết não có
thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp tai biến mạch máu não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do THA như lú lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội.
Thận: Xơ vữa động mạch thận sớm và nhanh.
Xơ thận gây suy thận dần dần.
Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính. Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ renin và angiotensin II trong máu tăng gây cường aldosteron thứ phát.
Mạch máu: THA là yếu tố gây vữa xơ động mạch, phồng động mạch chủ.
Mắt: Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Theo Keith-Wagener
Barker(2002) có 4 giai đoạn tổn thương đáy mắt: Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bóng.
Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch (dấu hiệu Salus Gunn).
Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc, chưa có phù gai thị Giai đoạn IV: Phù lan toả gai thị.
Hình 2.3: Các biến chứng do Tăng huyết áp gây ra
Mục tiêu của việc điều trị THA nhằm: - Đưa huyết áp trở về trị số sinh lý ổn định. - Ngăn ngừa các biến chứng.
- Cải thiện các biến đổi bất thường ở các động mạch lớn.
Để thực hiện được ba mục tiêu này, phải giải quyết ba vấn đề lớn:
- Điều trị nguyên nhân THA: cắt bỏ thận teo, thông động mạch bị tắc,… - Điều trị triệu chứng THA: bằng phương pháp nội khoa không dùng hoặc
dùng thuốc hoặc phẫu thuật. - Điều trị biến chứng của THA.
Nguyên tắc chung là cần liên tục, đơn giản, kinh tế và theo dõi giám sát chặt chẽ. Và để đạt được hiệu quả điều trị, vấn đề theo dõi HA liên tục của bệnh nhân THA là hết sức cần thiết và đã được hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo.