Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và cấp phép kinhdoanh vận tải đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ qua thực tiễn thi hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 29)

đường bộ

Dựa trên 2 đặc điểm về chủ thể kinh doanh vận tải đường bộ đã nêu ở mục 1.4 thì để có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, trước hết phải (a) là một doanh nghiệp được đăng ký. Sau đó (b) tiến hành tiếp thủ tục “cấp giấy

phép kinh doanh vận tải bằng ô tô”. Thủ tục đăng ký và cấp phép có thể chia ra 2 bước chính như sau:

Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp:19

Cơ quan tiếp nhận: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH-ĐT

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Hộ gia đình/ Hợp tác xã)

Hồ sơ cần chuẩn bị:

➢ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ➢ Dự thảo điều lệ công ty (trừ Doanh nghiệp tư nhân)

➢ Danh sách thành viên công ty (đối với công ty hợp danh, công ty trách

nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).

➢ Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (đối với

thành viên là cá nhân). Hoặc bản sao hợp lệ Quyết định thành lập/Giấy Chứng nhận Đăng Ký Kinh Doanh/Giấy Chứng nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp (đối với thành viên là tổ chức), và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

Bước 2: Cấp phép kinh doanh vận tải đường bợ bằng ơ tơ:

Vì “Kinh doanh vận tải đường bộ” hay “Kinh doanh vận tải” là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4 Luật đầu tư 2014. Do đó, doanh nghiệp đã có mã ngành 493…( Vận tải đường bộ) mà doanh nghiệp đã lựa chọn có thể trực tiếp làm thủ tục xin cấp Giấp phép kinh doanh vận tải tại Sở Giao thông Vận tải.

Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã ngành vận tải đường bộ cần phải làm thủ tục thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành nghề kinh doanh. Sau khi có giấy chứng nhận đang ký kinh doanh phù hợp, thương nhân tiếp tục thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Cụ thể như sau:

Cơ quan tiếp nhận: Sở Giao thông – Vận tải

Kết quả: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô Hồ sơ cần chuẩn bị:20

➢ Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy

phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

➢ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

➢ Bản sao chứng thực chứng chỉ, văn bằngcủa người trực tiếp điều hành vận tải; ➢ Phương án kinh doanh;

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngồi các văn bản trên, cịn cần có: quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an tồn giao thơng; bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận). Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng cơng-ten-nơ cịn phải có thêm quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an tồn giao thơng.

Tiểu kết luận Chương 1

Trong giai đoạn tập trung phát triển tiềm lực kinh tế của cả nước nói chung mà đầu tàu là thành phố Hồ Chí Minh. Việc tạo dịng chảy lưu thơng hàng hóa, tiền tệ và văn hóa là vơ cùng quan trọng. Dịng chảy đó khơng gì khác là giao thơng, đặc biệt chiếm tỷ trọng cao là giao thông đường bộ. Cùng với sự phát triển của xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ cũng nhộn nhịp tham gia vào thị trường này. Tuy nhiên đến nay các DNVT này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân và chính phủ, việc vi phạm của người tham gia giao thông và sai phạm của đơn vị xử lý vẫn diễn ra thường xuyên. Chỉ khi chấm dứt được những tồn tại này thì dịng chảy mới được khai thơng, kinh tế mới có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, phúc lợi xã hội được nâng cao thông qua nhu cầu đi lại và vận chuyển của người dân được cải thiện cũng góp phần xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ.

Về tổng quan, pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ tại Việt Nam hiện nay đang từng bước đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh vận tải đường bộ có nhiều chuyển biến phức tạp theo hướng hiện đại hóa. Nhiều loại hình kinh doanh mới xuất hiện khiến công tác quản lý trở nên lúng túng, chưa hiệu quả. Thủ tục và điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ vẫn rất phức tạp, chồng chéo, tạo kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng “lách luật”, cạnh tranh không lành mạnh. Kéo theo thị trường vận tải cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trở nên hỗn loạn, mất kiểm sốt.

Qua chương 1, ta có thể biết được tổng quan về kinh doanh vận tải đường bộ, các loại hình vận tải đường bộ và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ tại Việt Nam, thấy được dòng chảy lịch sử của ngành giao thông ảnh hưởng đến quy luật phát triển của ngành cho đến ngày nay. Thành phố đang từng ngày thay da đổi thịt cùng với những thành tựu nổi bật trong ngành giao thông vận tải. Việc giải quyết triệt để những vấn đề tiêu cực còn tồn tại và giải pháp cho những vấn đề mới phát sinh là rất cấp bách trong bối cảnh phức tạp hiện nay, tiến đến xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại. Do đó, để cải thiện tình hình kinh doanh vận tải, tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, việc nghiên cứu pháp luật kinh doanh vận tải đường bộ dựa trên Luật chuyên ngành (Luật giao thông đường bộ) là rất quan trọng; song song đó là đưa ra những kiến nghị pháp luật về khía cạnh kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình áp dụng cơng nghệ mới trong kinh doanh vận tải đường bộ.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

2.1. Tởng quan về tình hình kinh doanh vận tải đường bợ tại Thành phố Hờ Chí Minh

Theo thống kê, khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ luôn cao hơn rất nhiều so với các ngành vận tải khác (bảng… phụ lục 1). Ngồi ra, quy mơ dân số ngày càng tăng (Dân số TPHCM đến 2020 sẽ hơn 10 triệu người, nếu mỗi năm dân số tăng trung bình 3,9%/năm như trong giai đoạn 2000-2010, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới.)22, TP.HCM đã, đang và sẽ bị quá tải và lạc hậu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (năm 2016 mật độ đường chỉ đạt 1,98 km/km2, dưới quy chuẩn 10 - 13,3 km/km2, trong khi ở Hà Nội là 3,03 km đường/km2 diện tích đất đơ thị), điều đó đã kìm hãm sự phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đóng góp nhiều hơn cho cả nước của TP.HCM (năm 2017, TP.HCM có 37 điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông, ước thiệt hại khoảng 6 tỉ USD)23.

Tình trạng kẹt xe xảy ra liên tục ngay cả ngoài giờ cao điểm. Do đó, kinh doanh vận tải đường bộ cùng với pháp luật điều chỉnh đóng góp một phần khơng nhỏ, phụ thuộc vào pháp luật và chính sách về quy hoạch giao thơng đơ thị24 của nhà nước.

2.1.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp, khuynh hướng cạnh trạnh tranh mới trong bối cảnh tồn cầu hố

Theo số liệu báo cáo của Ban An tồn giao thơng TPHCM, năm 2015, tổng số doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container trên địa bàn thành phố đã là 1.370 doanh nghiệp, tăng 34% so với năm 2014; tổng số xe là 11.467 xe, tăng

22 http://www.thesaigontimes.vn/125900/TPHCM-Dan-so-co-the-tren-10-trieu-nguoi-vao-2020.html, truy cập lần cuối ngày 02/10/2017.

23 http://thanhnien.vn/thoi-su/giao-thong-phai-la-khau-dot-pha-de-phat-trien-tphcm-867265.html, truy cập lần cuối ngày 02/10/2017.

24 Vì vậy, tác giả sử dụng cách tiếp cận liên ngành: vận tải gắn liền với quy hoạch giao thông.

49% so với năm 2014. Ngoài 3 doanh nghiệp là Tập đồn Mai Linh, Tổng cơng ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty cơ khí giao thơng vận tải Sài Gịn có số lượng xe lớn. Các doanh nghiệp, hợp tác xã khác đều có số lượng phương tiện nhỏ từ dưới 200 xe đến những Doanh nghiệp chỉ có một vài xe. Với lượng phương tiện không lớn, thêm vào công tác tổ chức bộ máy quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến hiệu lực điều hành các doanh nghiệp, Hợp tác xã không cao. Nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã tổ chức rất hình thức, khơng có bộ máy quản lý, khơng tổ chức hạch tốn.

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều loại hình kinh doanh vận tải mới xuất hiện. Tính từ năm 2014, sau sự xuất hiện của các mơ hình kinh doanh dựa trên nền tảng (platform) cơng nghệ mới, có thể kể đến các tổ chức khai phá thị trường có nguồn vốn nước ngoài như UBER (Uber Việt Nam), GRAB (GrabTaxi), EASYTAXI (Easy Taxi Việt Nam), và các đơn vị hưởng ứng lan, hội nhập làn sóng cơng nghệ mới có vốn đầu tư Việt Nam tham gia cung ứng dịch vụ tương tự như của Grab và Uber, trong đó có cả các hãng taxi lớn như Vinasun, Mai Linh. Cụ thể là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (V.Car), Công ty Cổ phần Vận tải 57 Hà Nội (Thanh Cong Car), Công ty Cổ phần Sun Taxi (S.Car), Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Du lịch quốc tế Ngôi Sao (Vic.Car), Công ty Cổ phần Hợp tác đầu tư và Phát triển (Home Car), Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (M.car), Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Linh Trang (Taxi Long Biên; LB.car) tạo một cuộc chiến không hồi kết trong ngành kinh doanh VTHK theo hợp đồng điện tử thông qua các phần mềm ứng dụng.

Có thể thấy những lợi thế cạnh tranh rõ ràng nhất của các doanh nghiệp kinh doanh VTHK theo hợp đồng điện tử thơng qua các phần mềm ứng dụng đó là: chi phí quản lý so với tổng chi phí vận tải khơng lớn. Các chi phí lớn nhất của hoạt động taxi chủ yếu nằm ở nhiên liệu, xăng xe và nhân cơng tài xế. Chi phí quản lý chỉ chiếm 5-7%, cùng lắm là lên đến 10%. Bên cạnh đó, chưa bàn đến chất lượng, chi phí tuân thủ pháp luật của Grab và Uber thấp hơn taxi truyền thống rất nhiều. Ví dụ như sơn xe cùng màu, phải có đồng hồ tính tiền trên xe được cơ quan nhà nước kiểm định, phải xin phép tần số bộ đàm liên lạc, không được linh hoạt điều chỉnh

giá cước, phải đào tạo lái xe, đồng phục cho lái xe, có bãi đỗ xe, có bộ phận bảo đảm an tồn giao thơng...

Bên cạnh việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử thông qua các ứng dụng cơng nghệ, DNVT hành khách truyền thống cịn phải cạnh tranh khốc liệt với các hãng vận tải nước ngoài đang hoạt

động tại Việt Nam.

Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách cơng nghiệp (Bộ Công thương) cho biết, giá xe ở Việt Nam đang “cao hơn nhiều” so với giá xe của các nước trong khu vực, như Thái Lan hoặc Indonesia, từ 50-300 triệu đồng mỗi chiếc tùy từng loại xe. Lý do cơ bản là chi phí sản xuất lớn hơn, và mức thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam với dòng xe dưới 9 chỗ cao hơn so với mức thuế của các nước trong khu vực. Một thống kê trước đó khơng lâu cũng cho thấy, giá ơ tơ ở Việt Nam quá cao nếu cộng thuế thì Việt Nam là một trong những nước có giá bán xe đắt đỏ nhất thế giới. Nguyên nhân được chỉ ra là do ơ tơ phải "cõng" nhiều thuế, phí bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ, phí giao thơng đường bộ...”25

Ngồi ra, cần xem xét việc tổ chức đưa rước khách là một biểu hiện cạnh tranh lành mạnh của các DNVT hành khách, cần phải được khuyến khích mà khơng nên cấm đốn, phân biệt với vấn nạn “xe dù bến cóc”. Nhờ những cải tiến (dù nhỏ) như trên cũng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Cạnh tranh lành mạnh là động lực thúc đẩy ngành kinh doanh vận tải phát triển theo xu thế tất yếu.

2.1.2. Tình hình tuân thủ pháp luật kinh doanh vận tải đường bộ a. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách

Hiện đang tồn tại rất nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận, nổi cộm là hiện tượng: Xe dù, bến cóc tràn lan gây cản trở, ách tắc giao thông; taxi mù chặt chém khách, xe buýt chất lượng kém… Đã cùng góp phần tạo nên tình trạng hỗn loạn của thị trường kinh doanh vận tải hành khách, và gây ra tâm lý e ngại không hề nhỏ cho người dân khi có nhu cầu đi lại.

25 http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/thua-campuchia-gia-o-to-dat-hon-khu-vuc-300-trieu-dongchiec-3033720/, truy cập lần cuối ngày 02/10/2017.

Một là vấn nạn xe dù, bến cóc. Theo Bộ Giao thơng Vận tải, cả nước hiện có

trên 7.000 đơn vị được cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch với trên 35.000 xe.26 Đây là một thị trường lớn với sự tham gia nhộn nhịp của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Tuy nhiên tất cả vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là trong những khoảng thời gian cao điểm, tạo điều kiện cho những đơn vị kinh doanh “chui” xuất hiện.

Dựa trên quy định hiện hành đối với xe hợp đồng, các hoạt động “chui” thực hiện dưới các dạng:

- Không bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức. - Đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết một hợp đồng vận chuyển với nội dung hợp đồng theo quy định.

- Khi sử dụng xe ôtô từ 10 hành khách trở lên để thực hiện hợp đồng vận chuyển thì trước đó, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh các thông tin về hợp đồng theo quy định.27

Tuy nhiên, do điều kiện kinh doanh đối với loại hình này đơn giản nên nhiều đơn vị vận tải đã lợi dụng điều này dẫn tới hàng nghìn xe hợp đồng đang đón trả khách như xe khách chạy tuyến cố định trên nhiều tuyến đường, gây hiện tượng "xe dù bến cóc".

Sở GTVT TP HCM cho biết từ 150 điểm xe dù, bến cóc, hiện trên tồn địa bàn TP chỉ còn 36 điểm. Tuy nhiên đây chỉ là những con số thống kê trên giấy. Theo đại diện Bến xe Miền Đông, khu vực xung quanh bến có khoảng 50 điểm đón trả khách của các hãng xe hoạt động trá hình, núp dưới danh nghĩa xe chạy hợp đồng, xe du lịch với khoảng 400 chuyến và 10.000 khách mỗi ngày.28 Trên thực tế, các loại xe hợp đồng trá hình thường sử dụng hợp đồng vận chuyển khách đã được doanh nghiệp, hợp tác xã ký khống trước khi vận chuyển, khi lực lượng chức năng

26 http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Ke-ho-cho-xe-hop-dong-lach-luat-384177/, truy cập lần cuối ngày 02/20/2017

27 Điều 7 Nghị Định 86/2014/NĐ-CP.

28 http://nld.com.vn/ban-doc/triet-xe-du-ben-coc-20160527215317897.htm, truy cập lần cuối ngày 02/10/2017

kiểm tra thì lái xe mới điền đầy đủ thơng tin để hợp thức hóa. Ngồi ra, các xe dù này có rất nhiều chiêu trị để hợp thức hóa hoạt động. Ví dụ như để có hợp đồng chở khách, nhà xe đã liên kết hoặc lập ra một doanh nghiệp "ma" để làm hợp đồng, khi khách gọi điện đặt chỗ nhà xe mới ghi tên khách lên hợp đồng. Nhằm tránh bị cơ quan chức năng phát hiện ra, các nhà xe cũng thường thu tiền sau khi hành khách lên xe mà không bán vé. Không những hãng xe nhỏ lẻ mà nhiều xe có thương hiệu cũng sử dụng phù hiệu xe tuyến cố định hợp đồng để không vào bến hoạt động,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ qua thực tiễn thi hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)