Định hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ qua thực tiễn thi hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 63)

Trong thời gian qua, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, được cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, theo xếp hạng của báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (Doing Bussiness Report) của Ngân hàng Thế giới, chỉ số môi trường kinh doanh tại Việt Nam năm 2015 là 78/189, tụt 6 bậc so với năm 2014. Kết quả trên cũng cho thấy, Chính phủ Việt Nam cịn phải tiếp tục và liên tục nâng cao chất lượng hiệu quả của chính sách lên mơi trường kinh doanh, trong đó có kinh doanh vận tải đường bộ.42

Việc phát triển ồ ạt các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở đường bộ ở nhiều phương thức, kéo theo lượng xe cơ giới lưu thông trong thành phố tăng mạnh đã tạo sức ép rất lớn đến cơ sở hạ tầng: “TP.HCM đang rất thiếu đường. Theo chuẩn,

1km2 đất đơ thị phải có 10km đường nhưng hiện nay TP chỉ có 1,98km đường/km2,

chưa được 20%. Nhưng với tốc độ này phải cần 167 năm nữa TP.HCM mới đạt chuẩn giao thông đô thị. Nếu chúng ta huy động vốn, quy hoạch như vừa qua thì tắc

nghẽn về giao thơng cịn kéo dài hàng chục năm nữa.”43

Cũng giống như việc chữa một căn bệnh nan y, cần kết hợp cả biện pháp lâu dài, ổn định (cần cả một quá trình với tiềm lực tài chính mạnh) với những “liều thuốc” giải quyết cấp bách tạm thời nhằm giảm bớt những tồn tại nhức nhối ngay trước mắt. Rất cần thiết phải có sự góp sức, phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành và của chính các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Về định

41 Định hướng này được tác giả đưa ra sau khi nghiên cứu và tự rút ra, không phải là định hướng có sẵn trong

các văn kiện Đảng, pháp luật của Nhà nước.

42 TS. Đoàn Duy Khương, chủ biên, cải cách hành chính cơng, phục vụ phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh (Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia – Sự Thật, 2016), 105

43 ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP.HCM, khi nói về thực trạng giao

thông ở TP.HCM. Ngày 18.8, Hội nghị lần thứ 11 - Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa 10, nhiệm kỳ

2015 – 2020.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170818/bi-thu-nguyen-thien-nhan-167-nam-nua-giao-thong-tphcm- moi-dat-chuan/1371169.html, Truy cập lần cuối ngày 21/08/2017

hướng và mục tiêu đổi mới quản lý hoạt động vận tải đường bộ: Trên cơ sở các quy định của Luật Giao thông Đường bộ năm 2008, đổi mới phương pháp quản lý theo hướng cải cách thủ tục hành chính; áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào công tác quản lý, phù hợp với xu hướng “chính phủ điện tử” mà nước ta đang hướng đến xây dựng và hồn thiện; rà sốt, cải tiến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về vận tải; tạo cơ chế khuyến khích, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn để các đơn vị vận tải thực sự quản lý tốt công tác an tồn giao thơng và chất lượng dịch vụ vận tải, cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững, hội nhập khu vực và Quốc tế.

Vì những lẽ đó, vạch ra những định hướng cụ thể là vô cùng quan trọng và cấp bách để xây dựng và duy trì mơi trường kinh doanh vận tải đường bộ lành mạnh, tiên tiến và an tồn. Dưới đây tơi xin phép được đưa ra những định hướng cụ thể sau:

Định hướng thứ nhất là, giảm áp lực đơ thị hố q mức lên TP.HCM. Vùng

TP.HCM đồng thời là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, bao gồm 8 tỉnh thành: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. Vùng TP.HCM là trung tâm giao thương quốc tế của các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia như Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và Phnôm Pênh. Vùng TP. HCM hiện nay có vai trị là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu của quốc gia và có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế. Là trung tâm thương mại - tài chính, trung tâm khoa học cơng nghệ, trung tâm giáo dục – đào tạo tầm quốc tế, trung tâm văn hóa, y tế, thể dục thể thao, trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tập trung, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nơng nghiệp chun canh, trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, du lịch cảnh quan rừng, biển đảo, sơng nước của quốc gia.44

Vì lẽ đó, người dân tứ xứ muốn xây dựng cuộc sống, xây dựng sự nghiệp thì TP.HCM là lựa chọn hàng đầu. Tại TP.HCM, dường như tất cả các nhu cầu lớn nhỏ của một cá nhân bình thường đều có thể được đáp ứng. Những nhu cầu đó, từ việc muốn chữa bệnh, muốn học tốt, muốn nhậu ngon hay thậm chí muốn bảo

44 PGS.TS Nguyễn Minh Hịa, chủ biên, Hình thành và phát triển bền vững giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh (TP.HCM, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2015), 85.

hành xe cộ, máy móc đều phải về TP.HCM. Nếu chúng ta phát triển đồng đều nông thôn, đô thị các vùng lân cận xung quanh TP.HCM sẽ giảm tải áp lực ngày càng lớn đang đè lên TP.HCM.

Định hướng thứ hai là, tập trung phát triển giao thông công cộng. Giống như

mọi siêu đô thị khác, nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng giao thơng TP.HCM ngày càng phức tạp là do sự phổ biến của các phương tiện giao thông cá nhân, trong khi việc phát triển hệ thống VTCC đã không được quan tâm đúng mức. Còn ngay tức thời, nguy cơ lớn nhất làm cho tình trạng tắc nghẽn giao thông xấu đi là xu hướng chuyển từ xe máy sang ôtô khi thu nhập của người dân tăng lên. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy khơng một siêu đơ thị nào có thể giải quyết được bài tốn giao thơng khi thiếu vắng một hệ thống VTCC hữu hiệu. Việc chủ yếu tập trung xây thêm đường khơng phải là giải pháp căn cơ vì trong dài hạn, nó kích thích gia tăng việc sử dụng các phương tiện cá nhân, dẫn đến tắc nghẽn trầm trọng hơn. Căn cứ vào nguồn lực và điều kiện hiện hữu thì trong vịng một thập kỷ tới, TP.HCM nên tập trung xây dựng hệ thống VTCC kết hợp với các chính sách hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân, đặc biệt là ôtô.

Cùng lúc, hai cách tiếp cận ĐẨY (làm cho việc sử dụng phương tiện cá nhân bất tiện và tốn kém hơn) và KÉO (làm cho việc sử dụng VTCC trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn) đã được áp dụng. Với TP.HCM, do nguồn lực giới hạn, việc giải quyết vấn nạn tắc nghẽn giao thơng cần phải có thứ tự ưu tiên. Trong bối cảnh hiện nay, cho 10 năm tới, TP.HCM nên tập trung vào 7 nhóm giải pháp chính dưới đây:45

Một, thay vì tập trung xây thêm đường là chủ yếu như hiện nay, chúng ta cần

thay đổi cách tiếp cận là tập trung nguồn lực phát triển hệ thống VTCC,.

Hai, nhất quán trong các chính sách nhằm đảm bảo phát triển đơ thị nén với

việc tập trung vào những nơi đã hình thành đô thị, hạn chế phát triển đô thị mới phân tán, mật độ thấp và phải giữ bằng được vành đai xanh.

45 TS. Huỳnh Thế Du, Kéo và Đẩy.

Ba, gắn chương trình đột phá về giải quyết ùn tắc giao thơng với chương trình

chỉnh trang và phát triển đơ thị để tạo ra cách tiếp cận quy hoạch và phát triển đô thị xoay quanh cốt lõi là hệ thống VTCC, với khởi đầu từ tuyến metro số 1.

Bốn, cải cách và nâng cao vai trò thật sự của hệ thống xe buýt bằng cách: i)

tăng số lượng xe gấp 2-3 lần trong 5-10 năm tới; ii) thiết kế các làn đường dành riêng cho xe buýt trên một số tuyến, nhất là ở những tuyến có đơng người đi (làm sao cho người dân thấy đi xe buýt thì thơng thống, đi các phương tiện cá nhân thì khó khăn mệt nhọc do tắc nghẽn); và iii) triển khai cách thức vận hành hệ thống vận tải hành khách cơng cộng theo hướng tích hợp ít đầu mối.

Năm, hạn chế việc sử dụng các phương tiện cá nhân, nhất là ơtơ, bằng các

chính sách làm gia tăng chi phí sử dụng (các loại thuế và phí trong q trình lưu thơng chứ khơng chỉ là chi phí sở hữu xe ban đầu) và giảm tiện nghi (không cho đậu xe trên đường hay hạn chế sử dụng một số tuyến đường).

Sáu, đối với những trục đang triển khai những tuyến VTCC thì cần hạn chế

việc mở rộng và sửa đường cho các phương tiện cá nhân. Nếu tuyến VTCC được hình thành khi mà tình trạng tắc nghẽn đến mức không thể chịu đựng (đỉnh điểm) sẽ tạo ra hiệu ứng và tâm lý rất tốt của công chúng. Đây là một điều kiện đảm bảo sự thành công cho việc phát triển VTCC và giải bài tốn giao thơng của TP.HCM.

Bảy, xây dựng chương trình đột phá phát triển hệ thống VTCC làm xương

sống cho hệ thống giao thông TP.HCM.

Bên cạnh việc phát triển VTCC, cần song song hạn chế xe cơ giới đi vào nội thành TP.HCM để có khơng gian thống cho các phương tiện VTCC cỡ lớn. Một trong những biện pháp khả thi nhất là lập các bãi giữ xe hiện đại nhiều tầng tự động. Đề án này cần được sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân. “Thiết nghĩ

để chống ùn tắc trong nội thành trước hết vào những giờ cao điểm cần hạn chế xe cơ giới ở mức hợp lý (việc này phải dùng các công cụ vận trù học và công nghê thông tin hỗ trợ). Những xe cơ giới khi đi vào thành phố phải được gửi tại các bãi đỗ xe tự động nhiều tầng bố trí ở các cửa ngõ thành phố. Cơng nghệ, thiết bị và kinh nghiệm của Nhật bản và một số nước cho phép lưu giữ 120 xe ô tơ trên diện

tích khn viên kích thước 6mx 15m, với thời gian gửi/ lấy xe trung bình 2 phút/ chiếc). Khi đó trên cơ sở đường thống có thể bố trí thêm nhiều phương tiện giao thông công cộng như xe bus các cỡ to, vừa và nhỏ, xe chạy ắc quy để chuyển tải hành khách vào-ra khu vực nội thành làm việc. Chính quyền thành phố nên có chính sách ưu tiên về mặt bằng và thuế để khuyến khích khu vực tư nhân cùng nhà

nước đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe nhiều tầng công nghệ hiện đại này.”46

Định hướng thứ ba, khai thác cách mạng 4.0 trong giao thông. Cách mạng

Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Cơng nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data)47. Dựa trên định nghĩa đó, cách mạng 4.0 đã và đang len lỏi trong mọi lĩnh vực, đặc biệt hứa hẹn sẽ làm biến đổi tồn ngành giao thơng trong tương lai khơng xa. Định hướng cách mạng 4.0 đã được thể hiện rõ nét trong phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn liên quan đến việc thử nghiệm phương thức kinh doanh của Grab và Uber. Cụ thể như sau:

Về vấn đề quy hoạch, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương cùng các Bộ, ngành xem xét lại sự đáp ứng đồng bộ giữa quy hoạch và nhu cầu đi lại của người dân. Đồng thời, đẩy mạnh việc tối ưu hóa trong tổ chức giao thơng đô thị, ưu tiên tạo thuận lợi cho xe buýt, taxi, các phương tiện công cộng để người dân sử dụng thay cho dùng phương tiện cá nhân khi tham gia giao thông.

Thủ tướng cho rằng, việc phát triển của loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử đã phần nào tác động đến loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Tuy nhiên, đây là quy luật tất yếu, mang tính tích cực theo hướng đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân với chi phí cho các chuyến đi phù hợp, đảm bảo thuận tiện, an toàn. Chất lượng dịch vụ của cả xe taxi và xe hợp đồng được nâng cao.

46 TS. Phạm Gia Minh, Chống ùn tắc giao thông hay "ùn tắc tư duy"?

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/chong-un-tac-giao-thong-hay-un-tac-tu-duy-67501.html, truy cập lần cuối ngày 28/09/2017

47 Klaus Schwab, Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 là gì?

"Chính phủ sẽ tiếp tục điều hành và phát huy việc ứng dụng khoa học công

nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vận tải và đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh.48

Ngoài ra cịn cần khuyến khích các cơng nghệ đi chung, kinh tế chia sẻ mà gần đây nhất là loại hình dịch vụ đi chung xe hoạt động trên nền tảng kết nối – giao dịch Grab và Uber ra mắt vào khoảng tháng 5.2017 vừa qua. Loại hình dịch vụ mới này vừa giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí, vừa đem lại thu nhập thêm cho tài xế, vừa giải quyết phần nào áp lực ùn tắc giao thông đang diễn ra trên địa bàn TP.HCM.

Tuy vậy, loại hình mới này lại vừa bị Bộ GTVT “tt cịi”. Mặc dù vậy, UBND TP.HCM đề xuất cho phép thí điểm hình thức đi chung xe này trong thời gian khoảng 1 năm rồi sau đó đưa ra các quy định quản lý, đánh giá và xử lý các vấn đề phát sinh cũng như bất cập xảy ra trong thực tế. Theo đó, TP.HCM đề xuất, dịch vụ đi chung xe chỉ áp dụng cho xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống tham gia kinh doanh vận tải hành khách, đồng thời mỗi chuyến xe chỉ thực hiện 2 hợp đồng nhằm tránh tình trạng phát sinh xe dù, bến cóc. Các xe tham gia hình thức này phải có nhận diện riêng (dán trên phương tiện) để áp dụng cho hình thức đi chung xe nhằm có cơ sở kiểm tra, xử lý.49

Ngồi ra, hình thức đi chung xe này rất phù hợp với xu thế Carpooling, hay “đi chung” - là một hình thức được nhiều nước khuyến khích hoăc thậm chí bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân theo, ví dụ Indonesia đưa ra quy định ở khu vực Carpool các xe chỉ được phép lưu hành nếu chở từ 3 người trở lên50, nhằm giảm ách tắc giao thông và giảm thiểu tác động môi trường. Carpooling cũng giảm chi phí cho người tham gia giao thơng. Ở Hy lạp khi xuống sân bay muốn đi taxi họ hỏi là bạn muốn đi nhanh hay đi rẻ. Nếu đi rẻ thì phải chờ khoảng 20-30 phút để họ thu xếp đi cùng những người khác về thành phố. Đi nhanh $40 một xe. Đi chung

48 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời ĐBQH Dương Trung Quốc về Grab, Uber.

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/thu-tuong-tra-loi-chat-van-ve-grab-uber-385539.html,, truy cập lần cuối ngày 28/09/2017

49 Hà Mai, Đi chung sẽ giảm áp lực giao thông ở TP.HCM.

http://thanhnien.vn/doi-song/di-chung-se-giam-ap-luc-giao-thong-o-tphcm-873058.html, truy cập lần cuối ngày 28/09/2017

50 https://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/nghe-di-nho-xe-chuyen-nghiep-o-indonesia-3013634.html, truy cập lần cuối ngày 08/10/2017.

mỗi người $10. Ở Cu ba họ có taxi cooperativa, cứ chạy theo tuyến, đi gần 10 peso (khoảng 9000 đồng Viêt Nam) đi xa 20 peso. Lên bât kỳ chỗ nào trên tuyến và xuống bất kỳ chỗ nào miễn là vị trí đó được phép đỗ. Ở Philipine cũng có xe dạng này nhưng khơng gọi là taxi. Cứ hết giờ làm việc là mọi người lại ra đứng xếp hàng để về cùng xe. Mỗi xe 8-10 người. Ở California, Hoa kỳ, có hẳn một làn xe trên đường cao tốc dành cho car pooling, chỉ những xe chở từ 2 người trở lên mới được đi vào làn đó. Hầu hết các sân bay các nước đều có các tuyến giao thơng cơng cộng về thành phố, kèm theo hướng dẫn rõ ràng.51

Định hướng thứ tư là, ứng dụng giao thơng tích hợp. Cụ thể là tập trung đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ qua thực tiễn thi hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)