Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ qua thực tiễn thi hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 56)

2.2 Đánh giá hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạt động kinhdoanh vận tả

2.2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập

Sử dụng bộ cơng cụ phân tích ROCCIPI38 (Rule – Quy tắc, Opportunity – Cơ Hội, Capacity – Cơ Hội, Communication – Thơng đạt, Interest – Lợi Ích, Process – Quy trình, Ideology – Ý Thức Hệ) một cách tổng quát: Vi phạm pháp luật xảy ra có thể do quy định về kinh doanh vận tải không rõ ràng, thiếu chế tài (R); do khả năng bị phát hiện thấp (O); do năng lực kinh tế kém ở người tiêu dùng (hành khách), cả doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ lẫn cơ quan kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm (C); do truyền thơng kém làm người ta lầm hiểu, ít được tiếp cận chính xác với luật (C); do lợi ích đạt được khi vi phạm là lớn, trong khi mức phạt không đáng kể, vi phạm sẽ được lợi hơn (I), do quy trình tn thủ pháp luật cịn rắc rối, dẫn tới người vi phạm cảm thấy rất phiền phức khi tuân thủ đúng quy trình, và kết quả là họ chọn “đi tắt”, không tuân thủ pháp luật39 (P) và cuối cùng có thể do các chuẩn mực, giá trị truyền thống của người kinh doanh vận tải, người giám sát việc kinh doanh, người sử dụng dịch vụ kinh doanh vận tải chưa phù hợp với pháp luật, với các mơ hình kinh doanh vận tải mới, thậm chí yếu tố này có thể tồn tại ngay trong trí não

37 http://tuoitre.vn/hang-ngan-nguoi-vi-pham-tron-dong-phat-bo-luon-bang-lai-1314456.htm, truy cập lần cuối ngày 02/10/2017

38 Về ROCCIPI xin xem

http://www.fetp.edu.vn/cache/MPP04-541-C01V-2012-02-08-17575996.pdf, truy cập lần cuối ngày 02/10/2017

39 http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150911/phai-cong-bang-truoc-khi-tang-muc-phat/967032.html, truy cập ngày 08/10/2017

của nhưng người xây dựng chính sách, ban hành pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ, mà ứng xử với Uber, Grab là một ví dụ minh hoạ (I).

a) Nguyên nhân năng lực (Capacity)

Lý giải cho việc tại sao các doanh nghiệp vi phạm lập ra những xe dù, bến cóc núp bóng xe hợp đồng từ góc nhìn ROCCIPI, tác giả nhận thấy trong số các nguyên nhân, hai nguyên nhân hàng đầu là năng lực kinh tế (capacity) của chính quyền

thành phố trong việc đáp ứng cơ sơ hạ tầng giao thông cho nhu cầu của hàng chục

triệu cư dân, hàng trăm triệu lượt vận chuyển/ năm ở TP.HCM:

Bến bãi quy hoạch dành cho xe khách chạy theo tuyến cố định không đủ chỗ, các bến xe hiện hữu nằm sâu trong nội thành như Bến xe miền Đơng (quận Bình Thạnh), Bến xe miền Tây (quận Bình Tân)… xảy ra tình trạng ùn ứ rất thường xuyên; chi phí cho một đầu xe đậu trong bến bãi quy định lại quá cao (chưa kể các loại phí “ngầm” khác). Các bến xe này ln là điểm nóng kẹt xe khiến việc đi lại của người dân cực kì mất thời gian. Hơn nữa, tình trạng trộm cắp, móc túi, mất trật tự tại các bến xe này xảy ra thường xuyên khiến tâm lý người dân e ngại. Các xe này phải đậu ở các “bến cóc” sâu trong nội thành cũng một phần nhằm thuận tiện cho nhu cầu đi lại của người dân được an tồn. Có thể xem việc đưa rước tận nơi là biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng phục vụ.

Việc thiếu bến bãi cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp taxi và xe buýt. Theo Quy hoạch Phát triển Giao thông Vận tải TPHCM đến năm 2020, taxi được dành cho 15 bến bãi với diện tích khoảng 30,98ha. Tuy nhiên, giống như xe khách chạy tuyến cố định, bến bãi dành cho taxi và xe bt cũng rất thiếu, thậm chí có thể nói, hầu như chưa có. Chỉ có một số ít doanh nghiệp taxi có khả năng tài chính thuê mướn được chỗ cho xe taxi lưu đậu, thực hiện công tác bảo dưỡng, duy tu, bàn giao ca. Phần lớn hãng taxi và số lượng taxi cịn lại khơng có bến bãi lưu đậu ổn định, phải dừng, đỗ trên lòng lề đường, các trạm xăng dầu… Thiếu trạm dừng, nhà chờ xe buýt cố định, đảm bảo trật tự an tồn thì hành khách, nhất là hành khách mới đi xe bt lần đầu rất khó tìm được xe bt cần đi. Do đó chất lượng phục vụ của taxi và xe buýt cũng bị giảm theo.

Để giải quyết vấn đề năng lực kinh tế này, sẽ liên quan đến pháp luật đất đai, luật chính quyền địa phương, luật quy hoạch, pháp luật ngân sách, … Vấn đề này vượt ra khỏi phạm vi của luận văn.

Năng lực (capacity) của cơ quan giám sát: Đối với bài tốn hóc búa của xe chở quá khổ, quá tải, có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến rất nhiều khó khăn trong kiểm tra, xử lý xe quá tải ở các trạm cân. Một trong số đó là do trong thời gian vừa rồi, kỹ thuật đường truyền giữa cân sơ cấp, cabin với cân thứ cấp không đảm bảo, dẫn tới hiện tượng bị trục trặc liên tục, hoặc do mưa, ẩm mốc mối mọt… Điều đó khiến các số liệu không được truyền kịp thời (một khoảng thời gian sau khi xe qua khỏi trạm cân thì màn hình, máy tính trong cabin mới hiển thị các thơng số) hoặc các thông số có sai sót lớn. Nên việc xử lý tài xế là rất khó khăn. Ngồi ra, việc phối hợp xử lý giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng chưa có sự đồng bộ. Nếu ở trạm cân chỉ có lực lượng TTGT, với tình huống xe vượt trạm cân bỏ chạy, TTGT sẽ không thể nào truy đuổi và xử lý người vi phạm được. Chỉ khi có sự tham gia của lực lượng CSGT, CSCĐ với xe chuyên dụng, việc dừng xe, xử lý vi phạm của TTGT sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn nhiều.

Để giải quyết vấn đề năng lực giám sát này, sẽ liên quan đến pháp luật về kỷ luật cán bộ công chức, pháp luật về ngân sách, đầu tư công… Vấn đề này vượt ra khỏi phạm vi của luận văn.

Năng lực kinh tế (Capacity) của người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách

Việc tuân thủ đầy đủ các quy định về kinh doanh vận tải đường bộ sẽ khiến chi phí vận tải tăng lên, làm tăng chi phí giá vé vận tải hành khách, tăng chi phí vận chuyển hàng hoá. Khi năng lực kinh tế của khách hàng yếu quá, họ sẽ quay lưng với những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, mà quay sang bắt tay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

Để giải quyết vấn đề năng lực kinh tế của khách hàng, người dân là vấn đề chung của cải cách kinh tế… Vấn đề này vượt ra khỏi phạm vi của luận văn.

Mặc dầu hầu hết các vấn đề năng lực thực thi vượt ra ngoài phạm vi luận văn, tuy nhiên tác giả vẫn đề cập đến yếu tố này bởi hai lý do: (a) Bảo đảm phân tích

tồn diện các yếu tố, nguyên nhân, tránh phiến diện; (b) Để phần đề xuất giải pháp pháp lý phải đặt trong khuôn khổ pháp lý rộng lớn hơn từ pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư cơng, kỷ luật cơng chức… thay vì chỉ bó hẹp chăm chăm vào điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh, hợp đồng kinh doanh…

b) Yếu tố lợi ích

Vì quỹ thời gian eo hẹp, tác giả không tiến hành điều tra xã hội học diện rộng, nhưng bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và kinh nghiệm trực tiếp công tác của bản thân, tác giả thấy rằng: lợi ích là yếu tố chi phối tới tình trạng khơng chấp hành pháp luật kinh doanh vận tải đường bộ hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở TP.HCM nói riêng. Theo ước tính cá nhân của tác giả, có thể so sánh lợi nhuận của các doanh nghiệp thay đổi như thế nào giữa một bên là tuân thủ pháp luật & một bên là vi phạm pháp luật:

Quy đinhh Khơng VP Lợi ích tăng thêm (Đơn vị chuyến)

VP Lợi ích tăng thêm (Đơn vị chuyến) Trọng tải 0 + 10% tiền lãi

0 - 5% tiền bị xử

phạt

0 Số lượng chuyến,

số lượng tài xế giảm xuống 10%

Tốc độ 0 Thời gian giảm

5% 0 Số lượng khách hàng đón được tăng 10% 0 Bị xử phạt 5% Đón trả khách đúng bến Giảm 5% số lượng khách Tăng 5% số lượng khách

0 Bị xử phạt 2%

Tởng lợi ích -5% +13%

Qua sơ đồ trên, cho thấy lợi nhuận chênh lệch giữa hai phương án lên tới 18%. Để kéo doanh nghiệp về phía tn thủ pháp luật thì chế tài tạm tính, cần phải tăng tối thiểu 18% so với mức quy định cùng với xác suất phát hiện xử lý như hiện nay.

c) Quy trình

Hiện tượng có quá nhiều giâý phép con, điều kiện kinh doanh trá hình, nhiều đầu mối cùng xử lý một quy trình đăng ký kình doanh như báo chí thời gian vừa qua nêu đã tác động tiêu cực tới tình trạng vi phạm pháp luật trong kinh doanh vận tải đường bộ và làm tăng chi phí khơng đáng có lên logistic ở Việt Nam.

Hầu hết các quy trình, điều kiện, hồ sơ, giấy tờ để tham gia kinh doanh vận tải đường bộ được quy định trong các nghị định do Bộ GTVT soạn và các thông tư do Bộ GTVT ban hành.

Xin lấy ví dụ về quy trình cấp giấy phép kinh doanh taxi:40

Stt Nội dung Số lượng

1 Số giấy tờ 6

2 Số cơ quan tham gia 2

3 Tổng thời gian 15 đến 30 ngày

4 Tổng chi phí ước tính 200.000 đồng/ lần cấp. Chưa kể Một chiếc đồng hồ cước in kèm hóa đơn từ 1-1,5 triệu đồng. Với doanh nghiệp taxi có số xe từ 1.000 chiếc trở lên thì chi phí lắp đặt sẽ lên tới hàng tỷ đồng.

Những thông số nêu trên quá cao so với thơng lệ quốc tế, góp phần giải thích tại sao trước đây taxi “mù” nhiều; đồng thời tại sao sự xuất hiện Uber, Grab khiến một tài xế khi muốn tham gia thị trường vận tải hành khách này mất ít chi phí, thời gian hơn và dẫn tới hiện tượng taxi “mù” giảm đáng kể.

Tiểu kết luận Chương 2

Trong những năm vừa qua, lực lượng kinh doanh vận tải đường bộ phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng phương tiện đã được cải thiện, nhiều xe chất lượng tốt được đưa vào khai thác, dịch vụ vận tải được nâng lên rõ rệt. Về mặt tích cực, việc phát triển nhanh chóng của lực lượng vận tải ơtơ đã đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, đồng thời thoả mãn nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ đời sống và phát triển kinh tế. Tuy vậy, sự việc gì cũng có hai mặt. Tốc độ phát triển nhanh chóng phương tiện cũng dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các lực lượng vận tải, cùng với sự thiếu chặt chẽ, đồng bộ trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước là miếng mồi ngon cho những nhóm lợi ích, đã khiến những mặt tiêu cực trong lĩnh vực vận tải đường bộ vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo an tồn giao thơng và uy tín nhà nước đối với người dân.

Qua chương 2, chúng ta có được một cái nhìn tồn diện tổng qt nhất về thực trạng tình hình kinh doanh giao thơng vận tải ở nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng, Những đổi mới trong thể thức kinh doanh vận tải, những cải tiến, dù rụt rè về pháp luật và quản lý nhà nước. Với những thành cơng có được, ta có quyền hy vọng vào một mơi trường kinh doanh vận tải thân thiện, minh bạch và năng động. Cịn với những tồn tại, ta có dịp được nhìn nhận lại cơ chế vận hành của lĩnh vực này để có cái nhìn sát sao hơn, quan tâm hơn đến nhu cầu của mọi đối tượng tham gia giao thơng, từ đó có những phương án điều tiết thích hợp cho lĩnh vực đặc thù này. Nắm rõ những nguyên nhân căn cơ, vướng mắc, ta sẽ có được phương án tháo gỡ và chấn chỉnh lại tồn bộ hệ thống. Có thể thấy, xun suốt chương 2 là vai trị cực kì quan trọng trong việc “phối hợp”, “đồng bộ”, “kết nối” thông tin. Nắm được thông tin, có nghĩa là ta đã nắm được chìa khóa, lời giải đáp cho mọi vấn đề còn khúc mắc. Từ đó có phương hướng điều chỉnh phù hợp chiến lược phát triển, ngăn chặn từ gốc rễ sai phạm đến từ nhiều phía, xử lý thích đáng những trường hợp cố tình vi phạm. Bên cạnh đó, việc cơng khai, minh bạch hóa thơng tin cũng là một phương thức răn

đe, tuyên truyền giáo dục hữu hiệu cho người dân tham gia giao thông cũng như các đơn vị kinh doanh vận tải. Phù hợp với tiến trình hiện đại hóa đất nước cùng đề án xây dựng Chính Phủ điện tử được đề ra.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ qua thực tiễn thi hành tại thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)