CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày ở chương trước, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với kích thước mẫu dự kiến là 190 (gấp 5 lần số biến quan sát). Tiến hành khảo sát mẫu, có 220 phiếu khảo sát đã được gửi trực tiếp cho người dân đến tham gia dịch vụ UBND huyện Giồng Riềng, tổng số phiếu thu về là 220 phiếu. Sau khi kiểm tra thấy có 214 phiếu đạt yêu cầu.
Về giới tính, trong 214 người dân được hỏi có 103 người nam (chiếm 48.10%) và có 111 người dân có giới tính nữ (chiếm 51.90%).
Biểu đồ 4.1: Giới tính người dân tham gia dịch vụ HCC
Nguồn: Kết quả thống kê từ mẫu khảo sát
Về độ tuổi, kết quả khảo sát 214 người dân cho thấy, người dân có độ tuổi dưới 30 tuổi có 27 người, chiếm 12,6%; người dân có độ tuổi từ 31 đến 45 tuổi có 65 người, chiếm 30,4%; độ tuổi từ 46 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, có 75 người, chiếm 35,0%; những người trên 60 tuổi tham gia dịch vụ HCC tại UBND huyện Giồng Riềng có 47 người, chiếm 22,0%. Thực tế cho thấy, người dân tham gia dịch vụ HCC tại UBND huyện Giồng Riềng có tuổi đời cao, phần lớn họ là chủ hộ trong
48.10% 51.90%
Nam Nữ
Biểu đồ 4.2: Tuổi người dân tham gia dịch vụ HCC
Nguồn: Kết quả thống kê từ mẫu khảo sát
Về nghề nghiệp người dân trong mẫu khảo sát, số lượng người dân làm nghề bn bán, kinh doanh tham gia dịch vụ hành chính cơng nhiều nhất, có 85 người, chiếm 39.7%; kế tiếp là người dân có làm nghề nơng nghiệp, có 68 người, chiếm 31,8%; có 35 người là cán bộ, CCVC tham gia dịch vụ hành chính cơng trong mẫu khảo sát, chiếm 16,4%; còn lại là người dân làm nghề nghiệp khác, chiếm 12,1%.
Biểu đồ 4.3: Nghề nghiệp người dân tham gia dịch vụ HCC
Nguồn: Kết quả thống kê từ mẫu khảo sát
27 65 75 47 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 45 tuổi Từ 46 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi
16.40%
39.70% 31.80%
12.10%
Cán bộ, CCVC
Bn bán, kinh doanh Nơng dân
Về trình độ, kết quả khảo sát 214 người dân, đa số người dân có trình độ từ trung học phổ thơng trở xuống, có 140 người, chiếm 65,4%; trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học có 74 người, chiếm 34,6%, đa số những người này là cán bộ, CCVC hoặc làm nghề kinh doanh, bn bán.
Biểu đồ 4.4: Trình độ của người dân tham gia dịch vụ HCC
Nguồn: Kết quả thống kê từ mẫu khảo sát
Về khu vực sinh sống của người dân trong mẫu khảo sát, có 71 người sống ở khu vực thị trấn, trung tâm xã, chiếm 33,2%; còn lại 66,8% là người dân sống ở các ấp, nông thôn.
Biểu đồ 4.5: Khu vực sinh sống người dân tham gia dịch vụ HCC
55
85 43
31
0 20 40 60 80 100
Tiểu học, Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp, Cao đẳng Đại học 33.20% 66.80% Trung tâm xã, thị trấn Nông thôn
Như vậy, kết quả phân tích trên cho thấy tỷ lệ về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ phản ánh đúng tình hình thực tế người dân tham gia dịch vụ HCC tại UBND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Do đó, mẫu nghiên cứu có thể đại diện tốt cho tổng thể.