CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN TỔNG QUAN
4.1. Nguồn dữ liệu và mơ hình nghiên cứu
4.1.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu các biến số kinh tế vĩ mô mà trong đó gồm chỉ số giá tiêu dùng CPI, lãi suất huy động, lãi suất trái phiếu chính phủ, cung tiền M2, tỷ giá đồng nội tệ so với USD và chỉ số sản xuất công nghiệp của các quốc gia được thu thập từ trang Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, IMF). Riêng đối với chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam được thu thập từ Tổng cục thống kê của các quốc gia. Và chỉ số giá thị trường chứng khoán của các quốc gia được thu thập từ cơ sở dữ liệu Bloomberg.
Đối với giai đoạn nghiên cứu, ban đầu tác giả lựa chọn từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 12 năm 2016, tuy nhiên, do thị trường chứng khoán của Việt Nam bắt đầu từ tháng 7 năm 2000 (chỉ số VNIndex) do đó để đồng nhất bộ dữ liệu của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, tác giả quyết định lựa chọn khoản thời gian từ tháng 1 năm 2001 đến hết tháng 12 năm 2016 bao gồm 180 quan sát.
4.1.2. Mơ hình nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng mơ hình vector tự hồi quy (Vector autoregression) hay cịn được gọi là mơ hình VAR Để thực hiện xem xét các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán quốc gia, phương pháp nghiên cứu này tương tự như phương pháp tiếp cận của Naik và Padhi (2012), Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014), Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thùy Dương (2015) đã sử dụng trong các bài nghiên cứu của các tác giả.. Phương trình hóa mơ hình nghiên cứu được thể hiện như sau:
( 𝐶𝑃𝐼𝑡 𝐷𝐸𝑃𝑂𝑡 𝐸𝑋𝑡 𝐼𝑃𝐼𝑡 𝑀2𝑡 𝑅𝐴𝑇𝐸𝑡 𝑆𝑡𝑜𝑐𝑘𝑡) = 𝑦𝑖𝑡 = 𝛼 + ∑𝑝𝑗=1𝛽𝑦𝑡−𝑗+ 𝑒𝑡 (1)
Trong đó, 𝐶𝑃𝐼𝑡 là chỉ số giá tiêu dùng CPI của quốc gia, 𝐷𝐸𝑃𝑂𝑡 đại diện lãi suất huy động của quốc gia, 𝐸𝑋𝑡 là tỷ giá đồng nội tệ so với USD, 𝐼𝑃𝐼𝑡 thể hiện chỉ số sản xuất công nghiệp, 𝑀2𝑡 đại diện cung tiền M2 của quốc gia, 𝑅𝐴𝑇𝐸𝑡 là lãi suất trái phiếu chính phủ và 𝑆𝑇𝑂𝐶𝐾𝑡 là chỉ số giá thị trường chứng khoán của quốc gia.
𝑒𝑡 là sai số của mơ hình nghiên cứu. Theo đó, các tỷ giá đồng nội tệ so với USD và cung tiền M2 được lấy logarith tự nhiên nhằm mục đích giảm bớt sự biến động của dữ liệu.
Tuy nhiên, phương trình nghiên cứu mà luận văn cần phân tích được thể hiện như sau:
𝑆𝑡𝑜𝑐𝑘𝑡 = 𝛼 + ∑𝑝𝑗=1𝛽𝑦𝑡−𝑗 + 𝑒𝑡 (2) Trong đó, 𝑆𝑇𝑂𝐶𝐾𝑡 là chỉ số giá thị trường chứng khoán của quốc gia, 𝑦𝑡−𝑗 là giá trị trễ của các biến được xác định trong phương trình (1) và 𝑒𝑡 là sai số của mơ hình nghiên cứu.
Đầu tiên, tác giả thực hiện thống kê miêu tả để xem xét các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị trung vị, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị để xem xét tính dừng của các biến trong bài nghiên cứu, nếu các biến không dừng ở bậc gốc, tác giả sẽ tiến hành lấy sai phân các biến này và thực hiện lại kiểm định nghiệm đơn vị đến khi biến đó dừng.
Sau khi đã xác định được tính dừng của các biến, tác giả tiếp tục xem xét độ trễ tối ưu của mơ hình VAR bằng cách sử dụng các tiêu chí AIC, SC, HQ, FPE, LR để lựa chọn độ trễ tối ưu trong mô hình. Phương pháp xác định độ trễ tối ưu từ các tiêu chí này vẫn chưa có sự thống nhất, có quan điểm cho rằng tiêu chí AIC lựa chọn độ trễ tối ưu là phù hợp, quan điểm lại lựa chọn độ trễ tối ưu được nhiều tiêu chí chọn nhiều nhất. Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn độ trễ tối ưu bằng cách ước lượng lần lượt các mơ hình VAR với các độ trễ tối ưu và sau đó kiểm định tính ổn định của từng mơ hình thơng qua kiểm định vịng trịn đơn vị, kiểm định tính dừng phần dư. Trong trường hợp các mô hình đều ổn định, thì tác giả tiến hành lựa chọn mơ hình phù hợp bằng cách xem xét các tiêu chí Log Likelihood, AIC và SC.
Tác giả tiếp tục phân tích kết quả mơ hình VAR với độ trễ tối ưu từ các kết quả kiểm định trên bằng việc phân tích hàm phản ứng đẩy IRF và phân rã phương sai. Với kết quả IRF cho tác giả biết được rằng cú sốc của một biến sẽ ảnh hưởng như thế nào đế cú sốc của các biến còn lại, cụ thể ở đây các cú sốc của các biến số kinh tế vĩ mơ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến biến số thị trường chứng khoán, và với kết quả phân rã phương sai cho thấy cú sốc thị trường chứng khoán phụ thuộc bao nhiêu phần trăm bởi các cú sốc các biến số kinh tế vĩ mơ.
Kiểm định tính dừng Kết quả kiểm định Dừng Không dừng Kiểm định đồng liên kết Hồi quy OLS
Kiểm định tính dừng bậc một
Lấy sai phân bậc tiếp theo và chạy mơ hình VAR khi các biến
đều dừng
Ước lượng VAR
Ước lượng VECM Dừng Khơng dừng Xét đồng tích hợp Cùng I(1)
I(0) và I(1) Khơng có đlk
Có đlk
Hàm phản ứng đẩy Phân rã phương sai