MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số thị trường chứng khoán việt nam (Trang 66 - 73)

Qua nghiên cứu này, tác giả thấy rằng thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường chứng khoán thế giới. Các chỉ báo kinh tế vĩ mơ đang dần thể hiện vai trị của mình trong vai trò cơ sở cho sự phát triển của thị trường. Đặc biệt là cú sốc cung tiền M2 có tác động khá đáng kể đến chỉ số VN-Index do đó phản ánh tính hiệu quả của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách cung tiền nên hướng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thực của doanh nghiệp để làm nền tảng phát triển cho thị trường.

Hơn thế nữa, việc lựa chọn chính sách nào cũng có những mặt trái và phải của nó. Tuy lạm phát ln được xem là mối lo ngại hàng đầu của các nhà đầu tư và các biện pháp chống lạm phát luôn được đưa ra tranh luận, nhưng đây lại là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số giá thị trường chứng khốn Việt Nam. Ngồi ra, việc khoanh vùng tác động của lạm phát hay không cũng cần lưu ý đến tác động của nó đến tính hiệu quả của cơng cụ tiền tệ, tránh tình trạng chính sách tiền tệ phải chạy theo diễn biến lạm phát như hiện nay.

Để phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam, các nhà chính sách càng cần phải chủ động và nhanh chóng hơn trong việc chính thức cho ra đời và phát triển chứng khốn phái sinh. Nếu khơng có chuẩn bị trước thì có thể sẽ khơng phản ứng kịp với sự phát triển của thị trường. Ngoài ra, cũng cần nới lỏng các giới hạn kinh doanh chênh lệch giá bằng các công cụ như bán khống, T+1,… Một điểm đáng lưu ý nửa là hiện tượng tâm lý bầy đàn. Đây là tiềm ẩn rủi ro khá lớn của thị trường khi mà phần lớn các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường là chưa có nhiều kinh nghiệm và vấn đề bất cân xứng thơng tin, từ đó dẫn đến những hành vi bất hợp lý. Vì thế cần phải cải thiện hơn nửa vấn đề công bố thông tintreen thị trường, kể các số liệu vĩ mô, hạn chế hiện tượng làm giá, lủng đoạn thị trường.

Về phía các nhà đầu tư thì cần nâng cao kiến thức chuyên môn về thị trường chứng khoán, tránh đầu tư theo xu hướng, tin đồn. Khi thị trường có các điều chỉnh về chính sách vĩ mơ như kiểm soát cung tiền, tăng lạm phát, giảm lãi suất,… các nhà

đầu tư cần xem xét lại danh mục đầu tư của mình. Thậm chí, trong các trường hợp các điều chỉnh trong chính sách vĩ mơ là xấu và có ảnh hưởng lâu dài, nhà đầu tư nên rút khỏi thị trường và đầu tư vào kênh khác có tính an toàn cao hơn. Đặc biệt, đối với các mã cổ phiếu có xu hướng bất thường (nhất là các mã có tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước hay cổ đơng chiến lược cao), nên có các phân tích tỉ mỉ và kỹ lưỡng trước khi tiến hành giải ngân vào các mã cổ phiếu đấy.

Hơn thế nữa, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng cần nên xem xét lại các nền kinh tế nội địa hơn, vì phản ứng của các biến số vĩ mô của Việt Nam tương đối khác biệt so với các quốc gia ASEAN. Cụ thể hơn, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nên thiên về sử dụng các chính sách về tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng hơn là việc sử dụng các chính sách tiền tệ (thơng qua lãi suất và cung tiền). Vì việc điều hành nền kinh tế mà tập trung chủ yếu vào một chính sách, trong trường hợp này là chính sách tiền tệ, thì có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro trong tương lai nhất là các ảnh hưởng tiềm tàng của thị trường tài chính, tiền tệ bên ngồi (chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 – 2008) do chính sách tiền tệ khá nhạy cảm và có phản ứng nhanh đến thị trường tài chính cũng như thị trường tiền tệ của Việt Nam.

Bài nghiên cứu phân tích các nhân tố vĩ mơ bao gồm chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền M2, lãi suất huy động, lãi suất trái phiếu chính phủ, chỉ số sản xuất cơng nghiệp, tỷ giá hối đối ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2001 đến hết tháng 12 năm 2016. Với việc sử dụng mô hình ước lượng vector tự hồi quy (VAR), bài nghiên cứu tìm thấy một số bằng chứng ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mơ đến thị trường chứng khốn của Việt Nam. Cụ thể, cú sốc tiêu dùng CPI, cú sốc chỉ số sản xuất cơng nghiệp và cú sốc cung tiền M2 có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam. Và ngược lại, các cú sốc lãi suất huy động, cú sốc tỷ giá hối đoái, cú sốc lãi suất trái phiếu có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn thế nữa, cú sốc thị trường chứng khoán phụ thuộc chủ yếu vào bản thân của cú sốc và các cú sốc liên quan đến chính sách tiền tệ bao gồm lãi suất trái phiếu chính phủ và cung tiền M2.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài này, nhưng bài nghiên cứu vẫn gặp một số hạn chế nhất định. Đầu tiên, trong giai đoạn nghiên cứu có xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, và do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu này. Thứ hai, việc sử dụng mô hình VAR chưa thật sự có thể đánh giá chính xác các tác động của các nhân tố vĩ mơ do có thể ảnh hưởng tương tác của các biến có thể khơng có, do đó mơ hình SVAR có thể là một sự lựa chọn tốt hơn so với mơ hình VAR trong điều kiện có thể thiết lập được ma trận ước lượng trong mơ hình SVAR.

Từ các hạn chế này, luận văn cũng đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo bằng cách phân tách giai đoạn nghiên cứu thành hai mẫu nhỏ hơn dựa vào giai đoạn khủng hoảng tài chính để xem xét liệu rằng khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các biến vĩ mơ và thị trường chứng khốn hay không. Hơn thế nữa, việc tiến hành thiết lập ma trận ước lượng trong mơ hình SVAR và tiến hành ước lượng lại ảnh hưởng của các biến vĩ mơ đến thị trường chứng khốn bằng mơ hình SVAR cũng là một hướng đi cần được xem xét.

1. Bạch Đức Hiển, 2008. Giáo trình thị trường chứng khốn. Học viện tài chính,

trang 1-187.

2. Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn, 2014. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ. Tạp chí Phát triển và hội

nhập, số 16 (21), trang 3-10.

3. Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp, 2013. Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán: Bằng chứng nghiên cứu từ thị trường VN. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 6, Số 3, trang 86 – 100.

4. Thân Thị Thu Thủy và Võ Thị Thùy Dương, 2015. Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 24 (34), trang 59-67.

Danh mục tài liệu Tiếng Anh

1. Adel Al Sharkas and Marwan Alzoybi, 2011. Stock prices and inflation: Evidence from Jordan, Saudi Arabia, Kuwait and Morocco. Economic Research Forum.

Working Paper No.653.

2. Al-Zoubi, M., & Al-Sharkas, A. A, 2011. Stock Prices and Inflation: Evidence from Jordan, Saudi Arabia, Kuwait, and Morocco. In Conference of Politics and Economic Development, Turkey.

3. Alam, M. M., & Uddin, M. G. S, 2009. Relationship between interest rate and stock price: empirical evidence from developed and developing countries.

International journal of business and management, 4(3): 43.

4. Chen Shaoping, 2008. Positivist analysis on Effect of Monetary Policy on Stock Price Behaviors. Jiangxi University of Finance and Economic P.R, China.

5. Fama and Schwert, 1977. Stock returns, inflationary expectations and real activity: New Evidence. American Economic Review 71, 4: 545-565.

financial economics, 5(2): 115-146.

8. Fisher, I, 1930. The theory of interest. New York, 43.

9. Gan, C., Lee, M., Young, H.W.A. and Zhang, J, 2006, “Macroeconomic Variables and Stock Market Interactions: New Zealand Evidence”, Investment Management and Financial Innovations, Vol.3, Issue 4: 89-101.

10. George Filis, 2009. The relationship between stock market, CPI and industrial production in Greece and the impact of oil prices: Are any new findings emerging from the examination of their cyclical components, using recent data. International

Conference on Applied Economics, 164 – 176.

11. Mahmudul Alam and Salah Uddin, 2009. Relationship between interest rate and stock price: Empirical evidence from developed and developing countries.

International Journal of Business and Management, Vol.4, No.3, p.43 – 51.

12. Mohammed Omran, John Pointon, 2000. Does the inflation rate affect the performance of the stock market? The case of Egypt, Emerging Markets Review 2,

2001.

13. Naik and Padhi, 2012, The Impact of Macroeconomic Fundamentals on Stock Prices Revisited: Evidence from Indian Data, Eurasian Journal of Business and Economics, 5 (10): 25-44.

14. Omran, M., & Pointon, J, 2001. Does the inflation rate affect the performance of the stock market? The case of Egypt. Emerging Markets Review, 2(3): 263-279. 15. Pramod Kumar, N. A. I. K., & Puja, P, 2012. The impact of macroeconomic fundamentals on stock prices revisited: An evidence from Indian data.

16. Richards, Noel Dilrukshan and Simpson, John and Evans, John, 2007. The interaction between exchange rates and stock princes: An Australian context.,

Working Paper Series: no.2007-7, Curtin University of Technology, Centre for

18. Rahman, A. A., Sidek, N. Z. M., & Tafri, F. H, 2009. Macroeconomic determinants of Malaysian stock market. African Journal of Business Management,

3(3): 95.

19. Shaoping, C. H, 2008. Positivist analysis on effect of monetary policy on stock price behaviors. In Proceedings of 2008 conference on regional economy and sustainable developmentm.

20. Sohail, N., & Hussain, Z, 2009. Long-run and short-run relationship between macroeconomic variables and stock prices in Pakistan: The case of Lahore Stock Exchange. Pakistan Economic and Social Review, 183-198.

Biến Bậc gốc Bậc 1 CPI -2.32 -6.65*** DEPO -2.75 -7.22*** EX -1.52 -14.11*** IPI -10,25*** M2 -0.31 -11.97*** RATE -3.96** STOCK -2.84 -10.37***

Với *, **, *** lần lượt có ý nghĩa thống kê tại mức 10%, 5% và 1%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Eviews 8.0

Phụ lục 2. Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu của các biến số Việt Nam

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

0 -1575.68 NA 0.07668 17.29702 17.41979 17.34679 1 -1000.06 1100.918 0.000243 11.54158 12.52372* 11.93969 2 -907.768 169.4448 0.000152 11.0685 12.91001 11.81496* 3 -863.611 77.69663 0.000161 11.12143 13.82231 12.21623 4 -822.776 68.72735 0.000178 11.21067 14.77092 12.65382 5 -755.542 108.0156 0.000148 11.01139 15.43101 12.80288 6 -704.488 78.11525 0.000149 10.98894 16.26793 13.12878 7 -641.504 91.55151* 0.000132* 10.83611* 16.97447 13.32428 8 -594.19 65.15287 0.000142 10.85454 17.85227 13.69106

1 0.60% 0.05% 0.23% 0.38% 0.48% 1.11% 97.16% 2 1.41% 0.41% 0.99% 0.83% 2.01% 1.93% 92.42% 3 1.57% 0.69% 0.98% 0.86% 2.04% 1.93% 91.93% 4 1.57% 0.70% 1.00% 0.85% 2.15% 2.49% 91.24% 5 1.57% 0.73% 1.04% 0.84% 2.16% 3.27% 90.39% 6 1.56% 0.73% 1.06% 0.84% 2.17% 3.85% 89.79% 7 1.56% 0.72% 1.09% 0.84% 2.17% 4.27% 89.35% 8 1.56% 0.73% 1.11% 0.84% 2.17% 4.56% 89.03% 9 1.56% 0.73% 1.12% 0.84% 2.17% 4.79% 88.78% 10 1.56% 0.74% 1.14% 0.84% 2.17% 4.97% 88.58% 11 1.56% 0.75% 1.15% 0.85% 2.17% 5.10% 88.43% 12 1.56% 0.75% 1.15% 0.85% 2.17% 5.20% 88.32%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số thị trường chứng khoán việt nam (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)