Liên quan đến các đại án ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động và độ an toàn của vietcombank sau khi cổ phần hóa (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 4 : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

4.6 Liên quan đến các đại án ngân hàng:

Vietcombank hầu như không vướng vào các vụ án lớn, nghiêm trọng liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Trong khi đó Vietinbank và BIDV trong những năm qua liên tục để xảy ra những vụ thất thốt lớn. Dưới đây là những vụ án điển hình:

Vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cho vay nặng lãi” xảy ra tại PGD Điện biên phủ, Ngân hàng Công thương VN – chi nhánh TP.HCM”. Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ Việt Nam đồng xảy ra tại VietinBank là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam.

Vụ án “Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thủy Tiên và các đồng phạm, đã sử dụng 16 công ty để vay được hơn 1.016 tỷ đồng của Ngân hàng Vietinbank Đông Anh”.

30 Lê Hoàng, 2016. “Vietcombank từ chối cho ngư dân vay vốn đóng tàu bám biển: lý do khơng chính đáng”. Tại http://phunuonline.com.vn/thoi-su/vietcombank-tu-choi-cho-ngu-dan-vay-von-dong-tau-bam-bien-ly-do- khong-chinh-dang-82117/.

31 Anh Tú - Tử Trực - Kỳ Nam, 2017. “Lỗ nặng với tàu vỏ thép”. Tại http://www.baomoi.com/lo-nang-voi- tau-vo-thep/c/22345333.epi.

Vụ án “Lừa đảo xảy ra tại Công ty TNHH An Khang, nằm tại Khu chế xuất - công nghiệp Trà Nóc do ơng Nguyễn Hồng Quân làm giám đốc liên quan đến Ngân hàng VietinBank chi nhánh Trà Nóc (Cần Thơ) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khu vực Cần Thơ - Hậu Giang”.

Vụ án “Lê Tiến Nam làm Giám đốc Công ty Nam Triều lạm dụng tín nhiệm, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng Công thương (Vietinbank) – chi nhánh Đông Anh”.

Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)”.

Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Cơng ty cho th tài chính, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)”.

Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Tây Sài Gịn và Cơng ty TNHH Đầu tư thương mại giao dịch xuất nhập khẩu Thiện Linh”.

Vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN (BIDV)”. Hai bị cáo phải ra tịa gồm ngun phó tổng giám đốc BIDV Đồn Tiến Dũng (54 tuổi) và ngun phó giám đốc BIDV Hải Phịng Trần Thị Thanh Bình (37 tuổi), Đồn Tiến Dũng địi doanh nghiệp hối lộ 5 tỉ đồng.

Năm 1996 Vietcombank có liên quan đến khoản nợ của các ngân hàng nước ngồi32. Sau đó Việt Nam đạt thỏa thuận về mặt nguyên tắc với các ngân hàng thương mại quốc tế (chủ yếu là các ngân hàng Nhật Bản) về việc xử lý khoản nợ thương mại quốc gia đã quá hạn dưới hình thức phát hành trái phiếu Brady.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động và độ an toàn của vietcombank sau khi cổ phần hóa (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)