Các báo cáo phân tích trên thị trường chứng khốn Việt Nam một cách nhất quán đều đánh giá Vietcombank là ngân hàng có hiệu quả hoạt động và chất lượng quản trị doanh nghiệp tốt hơn so với các NHTMNN khác và cũng tốt hơn nhiều NHTMCP.
Phân tích so sánh về hiệu quả hoạt động tài chính trong Chương 2 đã xác nhận cho nhận định này. Xét với khả năng sinh lời, Vietcombank luôn là ngân hàng có các tỷ lệ suất sinh lợi trên vốn và tài sản thuộc nhóm dẫn đầu. Tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt, một thước đó quan trọng về lợi ích tài chính cho Nhà nước, của Vietcombank cũng ln ở mức cao. Khơng chỉ là NHTM có tỷ lệ nợ xấu chính thức thấp, mà việc phân tích báo các tài chính một cách chi tiết cũng cho thấy Vietcombank cũng khơng phải là ngân hàng có nhiều các khoản nợ xấu ngoại bảng hay nợ xấu được che giấu dưới các hạng mục tài sản khác. Tính tại thời điểm giữa năm 2017, Vietcombank khơng có nợ xấu bán cho VAMC, trong khi các Agribank, BIDV và Vietinbank đều chuyển giáo một lượng nợ xấu đáng kể cho tổ chức này. Tỷ lệ tài sản có khác trên tổng tài sản ở mức thấp; các khoản lãi dự thu cũng ở mức thấp hơn nhiều so với các NHTM khác.
Phân tích trong Chương 3 nhằm tìm ra nguyên nhân giúp Vietcombank có kết quả hoạt động tốt hơn các NHTM khác, đặc biệt là các NHTMNN đã cổ phần hóa giống như Vietcombank là BIDV và Vietinbank. Có thể thấy rằng so với BIDV và Vietinbank, Vietcombank khơng có ngoại lệ gì trong mơ hình quản trị doanh nghiệp (cơ cấu hội đồng quản trị, ban điều hành) cũng như khơng được hưởng chính sách đặc thù gì từ Chính phủ hay từ NHNN.
Yếu tố quan trọng nhất giải thích cho sự khác biệt về kết quả hoạt động của Vietcombank là yếu tố lịch sử: Ngân hàng được hình thành ban đầu là một ngân hàng chuyên doanh trong hoạt động tín dụng ngoại thương. Các khách hàng của Vietcombank là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chất lượng khách hàng tốt hơn giúp Vietcombank có kết quả hoạt động tốt hơn. Áp lực phải kinh doanh trên thị trường quốc tế, làm việc nhiều hơn với các đối tác là ngân hàng và doanh nghiệp nước ngoài giúp Vietcombank phải thiết lập một hệ thống quản trị nội bộ tốt hơn. Cũng từ yếu tố lịch sự này mà Vietcombank cũng ít chịu áp
lực vào cho vay các dự án đầu tư theo hình thức tín dụng chỉ định hay cho vay dưới áp lực chính trị.
Luận văn có mục tiêu phân tích so sánh và tìm ngun nhân giải thích cho các kết quả tài chính tốt hơn của Vietcombank, nhưng khơng phải là nói rằng Vietcombank là ngân hàng tốt nhất, hay Vietcombank khơng có những trục trặc trong quản trị. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn về nợ xấu, sở hữu chéo, mà nguyên nhân sâu xa đến từ hệ thống điều tiết và giám sát yếu kém của cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng đó khơng phải là mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
Kết quả phân tích của luận văn đưa ra các gợi ý chính sách đối với các NHTM mà nhà nước có tỷ lệ sở hữu chi phối dưới đây.
Thứ nhất, đối với một NHTM mà nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ sở hữu chi phối, thì giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động là giảm thiểu tối đa can thiệp chính trị lên hoạt động của ngân hàng và khơng dùng cơng cụ tín dụng chỉ định để buộc ngân hàng phải cho vay đối với các dự án của DNNN mà khơng dựa trên các tiêu chí thương mại và tín hiệu thị trường.
Thứ hai, việc cố gắng tìm ra một cơ chế quản trị đặc thù cho một NHTMNN nói riêng hay
một DNNN nói chung khơng phải là giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Như đã phân tích, Vietcombank có hiệu quả hoạt động tốt hơn các NHTMNN khác khơng phải là được hưởng một mơ hình hay cơ chế quản trị đặc thù.
Thứ ba, áp lực thị trường và kinh nghiệm kinh doanh với khách hàng là yếu tố quan trọng
để nâng cao chất lượng quản trị và giá trị cho doanh nghiệp. Vietcombank may mắn là nhờ vào yếu tố lịch sử, mà các ngân hàng khác khơng có được. Nhưng kết quả phân tích này cho thấy rằng việc thối vốn nhà nước ra khỏi các NHTM sẽ giúp các ngân hàng này phải cạnh tranh trong một mơi trường bình đẳng hơn, chịu áp lực thị trường nhiều hơn. Hoạt động như một doanh nghiệp vì lợi nhuận thuần túy sẽ giúp NHTM có động cơ tìm đúng phân khúc thị trường và nhóm khách hàng của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. ACB, 2017. “Báo cáo thường niên năm 2016”.
2. Mai Anh, 2016. “8 năm thăng trầm trên “ghế nóng” BIDV của Ơng Trần Bắc Hà”. Tại http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/8-nam-thang-tram-tren-ghe-nong-BIDV-cua-ong-
Tran-Bac-Ha-post170589.gd.
3. Ban Kinh tế TW, 2017. Trích trong Hồng Quân, 2017. “Có sự phân hóa lớn trong chất lượng tài sản của các ngân hàng”. Tại http://www.baomoi.com/co-su-phan-
hoa-lon-trong-chat-luong-tai-san-cua-cac-ngan-hang/c/21558444.epi.
4. BIDV, 2017. “Báo cáo thường niên năm 2016”.
5. Bộ Tài chính, 2012. Thơng tư 121/2012/TT-BTC, ngày 26/07/2012 của Bộ Tài chính, quy định về quản trị cơng ty áp dụng cho các công ty đại chúng.
6. Eximbank, 2017. “Báo cáo thường niên năm 2016”.
7. Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh, 2005. “Cổ phần hóa trong q trình cải cách các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam”.
8. Huỳnh Thế Du, Jay Rosengard, 2009. “Cổ phần hóa Vietcombank”.
9. Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2013. “Quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam – Con đường gập ghềnh”.
10. Minh Đức, 2016. “Vietcombank, ngân hàng đầu tiên sạch nợ tại VAMC”. Tại http://vneconomy.vn/tai-chinh/vietcombank-ngan-hang-dau-tien-sach-no-tai-vamc- 20161230035242663.htm.
11. Minh Đức, 2016. “Các ngân hàng đang “chơi đẹp” với nợ xấu. Tại
http://vneconomy.vn/tai-chinh/cac-ngan-hang-dang-choi-dep-hon-voi-no-xau- 2016062212034326.htm.
12. Lê Hoàng, 2016. “Vietcombank từ chối cho ngư dân vay vốn đóng tàu bám biển: lý do khơng chính đáng”. Tại http://phunuonline.com.vn/thoi-su/vietcombank-tu-choi-cho-ngu-
dan-vay-von-dong-tau-bam-bien-ly-do-khong-chinh-dang-82117/.
13. Tùng Lâm, 2016. “Ngân hàng nào đang “an toàn vốn” nhất”. Tại
http://ttvn.vn/kinh-doanh/ngan-hang-nao-dang-an-toan-von-nhat- 4201631271427903.htm.
14. MBB, 2017. “Báo cáo thường niên năm 2016”.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt nam, 2016. “Hệ thống các TCTD”. Tại
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/htctctd.
16. Ngân hàng Nhà nước Việt nam, 2014. “Tổng quan về Basel 2”. Tại
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcthnh.
17. NHNN, 2017. Trích trong Lệ Chi, 2017. “Tổng tài sản ngân hàng vượt 8,5 triệu tỷ đồng”. Tại http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/tong-tai-san-
18. NHNN, 2017. Trích trong Mai Ngọc, 2017. “Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống các TCTD giảm trong năm 2016”. Tại http://cafef.vn/ty-le-an-toan-von-toi-
thieu-cua-he-thông-cac-tctd-giam-trong-nam-2016-2017022821264508.chn.
19. NHNN, 2017. Trích trong Minh Đức, 2017. “Một chỉ tiêu tái cơ cấu ngân hàng bất ngờ chuyển biến”. Tại http://vneconomy.vn/tai-chinh/mot-chi-tieu-tai-co-cau-ngan-
hang-bat-ngo-chuyen-bien-20160806064013297.htm.
20. NHNN, 2016. Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 00/00/2016, quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
21. NHNN, 2014. Thơng tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
22. NHNN, 2014. Trích trong NDH, 2014. ‘NHNN nói về 9 điểm mới của thơng tư 36’. Tại http://ndh.vn/nhnn-noi-ve-9-diem-moi-cua-thong-tu-36-
20141121014927960p4c149.news.
23. NHNN, 2009. Nghị định 59/2009/NĐ-NHNN ngày 16/7/2009 quy định tổ chức hoạt động của NHTM Việt Nam.
24. Mai Ngọc, 2017. “Agribank sẽ cổ phần hóa và được bán 35% vốn nhà nước”.
http://cafef.vn/agribank-se-co-phan-hoa-va-duoc-ban-35-von-nha-nuoc- 2017010616215241.chn.
25. Nguyễn Xuân Thành, 2004. “Các quốc gia đã từng xử lý nợ theo cơ chế Brady”. 26. Ngọc Tồn, 2017. “Gần 1 năm, BIDV vẫn chưa có chủ tịch”. Tại
http://cafef.vn/gan-1-nam-bidv-van-chua-co-chu-tich-2017080715303625.chn.
27. Kim Tiền, 2017. “6 tháng đầu năm 2017 vietcombank vươn lên dẫn đầu lợi nhuận ngành ngân hàng”. Tại http://ttvn.vn/kinh-doanh/6-thang-dau-nam-2017-
vietcombank-vuon-len-dan-dau-loi-nhuan-nganh-ngan-hang- 42017317144754516.htm.
28. Kim Tiền, 2017. “Thống đốc mong muốn Vietcombank tham gia tái cơ cấu các ngân hàng khác”. Tại http://cafef.vn/thông-doc-mong-muon-vietcombank-tham-
gia-tai-co-cau-nhung-ngan-hang-khac-20170107233610466.chn.
29. Anh Tú - Tử Trực - Kỳ Nam, 2017. “Lỗ nặng với tàu vỏ thép”. Tại http://www.baomoi.com/lo-nang-voi-tau-vo-thep/c/22345333.epi. 30. Sacombank, 2017. “Báo cáo thường niên năm 2016”.
31. Vietcombank, 2017. “Báo cáo thường niên năm 2016”. 32. Vietcombank, 2009. “Bản cáo bạch”.