Tỷ giá hối đoái với lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố vĩ mô cơ bản đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

2.3. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đối và các yếu tố kinh tế vĩ mơ

2.3.3. Tỷ giá hối đoái với lạm phát

Sự biến động của lạm phát sẽ làm thay đổi mức giá chung trong nước và làm thay đổi tỷ giá hối đối. Tìm hiểu mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và lạm phát giúp cho tác giả có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động cũng như chiều hướng tác động của lạm phát lên tỷ giá hối đối, và từ đó giả đ nh chiều hướng tác động trước khi nghiên cứu.

Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đối được thể hiện thơng qua học thuyết ngang giá sức mua (The Purchasing Power Parity Theory – PPP). Học thuyết ngang giá sức nua được phát triển bởi nhà kinh tế học người Thụy Điển Gustavav Casel vào năm 1920 khi xem xét mối quan hệ của giá cả một loại hàng hóa nhất đ nh tính bằng đồng tiền của các nước khác nhau. Học thuyết này cho rằng ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo đó như tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài khi chuyển đổi một đơn v nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại. Lý thuyết ngang giá sức mua được xây dựng dựa trên một số giả đ nh cơ bản. Các giả đ nh này chủ yếu tạo ra một th trường khơng có các rào cản khi thực hiện các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá:

- Th trường là hồn hảo, chính phủ các quốc gia không sử dụng các hàng rào mậu d ch và các hàng rào mậu d ch ẩn. Hàng hóa được trao đổi và di chuuyển một cách tự do.

- Các nhà kinh doanh chênh lệch giá đều nắm bắt được tất cả những thơng tin về giá cả hàng hóa trên thế giới một cách hoàn hảo.

Theo lý thuyết PPP thì sẽ có một sự điều chỉnh xảy ra ở tỷ giá hối đối để duy trì ngang giá sức mua giữa các quốc gia. Chính vì có sự điều chỉnh đó cho nên mối quan hệ cân bằng này sẽ được thiết lập theo công thức sau:

Ih – If ~ = = ef

Trong đó, Ih là tỷ lệ lạm phát trong nước; If là tỷ lệ lạm phát nước ngoài; St+1 là tỷ giá giao ngay trong tương lai; St là tỷ giá giao ngay ở thời điểm hiện tại; ef là thay đổi giữa tỷ giá giao ngay trong tương lai với tỷ giá giao ngay ở thời điểm hiện tại.

+ Khi ef > Ih – If thì người tiêu dùng nước ngồi có xu hướng là mua hàng hố trong nước vì mua hàng hố trong nước sẽ rẻ hơn so với hàng hố nước ngồi.

+ Khi ef < Ih – If thì người tiêu dùng trong nước có xu hướng là mua hàng hố của nước ngồi vì mua hàng hố ở nước ngồi rẻ hơn so với hàng hoá trong nước.

+ Khi ef = Ih – If ngang giá sức mua xảy ra, khi đó mua hàng hố trong nước hay mua hàng hố ở nước ngồi đều như nhau.

Hàm ý của học thuyết ngang giá sức mua là những nước có tốc độ lạm phát cao có xu hướng giảm giá đồng tiền. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong thực tế, giữa các quốc gia ln tồn tại chi phí vận chuyển, hàng rào thương mại, phí bảo hiểm rủi ro, chênh lệch VAT giữa hai nước, nên tỷ giá giao d ch trên th trường vẫn có thể lệch khỏi mức độ ngang giá sức mua của chúng trong nhiều năm (Samuelson, 2011).

Nghiên cứu Exchange rate pass-throught in emerging market của Ca’Zorzi, Hahn và Sanchez năm 2007 sử dụng mơ hình VAR nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đối 12 nước đang phát triển thuộc Châu Á, Mỹ Latinh và Trung Đơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan mạnh mẽ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát.

Năm 2008, Chai-anant, C., Pongsaparn R., và Tansuwanarat K. đã nghiên cứu Role of exchange rate in monetary police under inflation target: a case study of Thailand bằng việc sử dụng mơ hình ECM, với dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, truyền dẫn tỷ

giá hối đối đến lạm phát là khơng hồn tồn, cụ thể khi giá tăng 1% thì lạm phát sẽ tăng 0.2% trong dài hạn.

Shabana Parveen Hazara, Abdul Qayyumm Khan, Muammad Ismail (2012) nghiên cứu Analysis of the factors affecting exchange rate variability in Pakistan, nghiên cứu tiến hành trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2010, các nhân tố chính được sử dụng để kiểm tra tác động lên tỷ giá hối đoái là lạm phát, tốc độ tăng trưởng, nhập khẩu và xuất khẩu. Mơ hình hồi quy tuyến tính đơn giản với phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS được sử dụng để phân tích kết quả. Mơ hình nghiên cứu được tác giả đưa ra như sau: Y= α + β1(INF) + β2(GR) + β3(X) + β4(IMP) + µ. Trong đó, Y là tỷ giá, INF là lạm phát, GR là tỷ lệ tăng trưởng, X là xuất khẩu, IMP là nhập khẩu, µ là phần dư. Kết quả nghiên cứu thấy lạm phát là yếu tố quan trọng gây ra biến động tỷ giá hối đoái trong nước do nó góp phần nhiều hơn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Các kết quả cho thấy thêm rằng do lạm phát cao, đồng tiền nội tệ đã mất giá trong giao d ch. Lạm phát tác động ngược chiều tới tỷ giá hối đoái khi lạm phát gia tăng làm giảm giá tr đồng tiền nội tệ. Biến quan trọng thứ hai mang lại nhiều biến động hơn trong tỷ giá hối đoái là tăng trưởng kinh tế, trong khi thứ tự thứ ba và thứ tư là tác động của xuất khẩu và nhập khẩu. Dựa trên nghiên cứu này, tác giả cho rằng chính sách tài khóa và tiền tệ của Pakistan đóng vai trò quan trọng trong sự biến động tỷ giá. Khuyến ngh trước tiên là phải hài hịa các chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và sau đó liên kết hiệu quả cả hai chính sách này với chính sách thương mại. Các chính sách tài khóa và tiền tệ cần có hiệu quả và trơi chảy để giảm lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khoảng cách giữa việc hình thành chính sách và việc thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ cần phải giảm.

Trong bài nghiên cứu Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mơ hình SVAR (Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn, 2013), tác giả đã nghiên cứu các biến: lãi suất cơ bản của Mỹ, giá dầu, biến trong nước bao gồm chỉ số giá tiêu dùng, cầu tiền M2, sản lượng công nghiệp, tỷ giá danh nghĩa, lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 3 tháng. Mơ hình SVAR sử dụng dữ liệu từ tháng 01 năm 1998 cho đến tháng 05 năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với cú sốc tỷ giá hối đoái, tồn tại phản ứng của lạm phát có xu hướng giống nhau ở thời kỳ trước khi Việt Nam gia nhập WTO và thời kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ở giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO, khi VND b mất giá 0,13% thì lạm phát đã phản ứng lại bằng sự gia tăng 0,006

– 0,007% ở kỳ thứ 2 và kỳ thứ 3, ở những kỳ sau thì lạm phát chỉ tăng ở mức 0,002 – 0,004%. Còn ở giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì khi tỷ giá tăng 0,008% thì lạm phát cũng đã phản ứng lại bằng cách tăng lên 0,003 – 0,004% ngay trong những kỳ đầu tiên và những kỳ sau cũng diễn biến cũng tương tự như vậy. Nếu như chúng ta so sánh phản ứng của lạm phát với cú sốc của tỷ giá một cách tương đối thì có thể nhận thấy được rằng giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì lạm phát trở nên nhạy cảm hơn đối với tỷ giá hối đoái. Hàm ý của kết quả nghiên cứu này cho thấy được rằng nếu để cho VND b mất giá trong giai đoạn hiện nay thì sẽ tạo ra áp lực gia tăng lạm phát rất lớn. Chính vì vậy Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện chính sách tiền tệ cần phải có những biện pháp để ổn đ nh nội tệ qua đó sẽ kiểm sốt được tỷ lệ lạm phát.

Theo nghiên cứu của Magdalena Kakol, Katarzyna Twarowska năm 2014 về các yếu tố quyết đ nh sự thay đổi của tỷ giá đồng Zloty Ba Lan và đồng EURO. Sử dụng dữ liệu từ năm 2000 đến năm 2013 với phương pháp nghiên cứu hồi quy OLS, mơ hình nghiên cứu như sau: Y = β0 + β1(GDP) + β2(HICP) + β3(IR) + β4(CA) + β5(FA) + β6(Deficit) + ℇ. Trong đó, Y (EUR/PLN) là tỷ giá bình qn hàng năm, GDP là sự khác biệt giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP ở Ba Lan và trong khu vực đồng EUR; HICP là sự khác biệt giữa tỷ lệ lạm phát ở Ba Lan và trong khu vực đồng EUR; IR là sự khác biệt giữa lãi suất th trường tiền tệ ở Ba Lan và trong khu vực đồng EUR; CA là số dư tài khoản vãng lai ở Ba Lan; FA là số dư tài khoản chính ở Ba Lan như đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, đầu tư khác; Deficit là sự khác biệt giữa thâm hụt ngân sách theo % GDP ở Ba Lan và trong khu vực đồng EUR. Kết quả nghiên cứu cho thấy số dư tài khoản tài chính và tỷ lệ lạm phát là những yếu tố quan trọng nhất quyết đ nh mức độ tỷ giá EUR/PLN, sự gia tăng thặng dư tài khoản chính của Ba Lan góp phần làm tăng giá tr đồng tiền của Ba Lan, thì tỷ lệ lạm phát tăng tác động ngược chiều và làm giảm giá tr đồng tiền Ba Lan. Lãi suất th trường là yếu tố quan trọng thứ ba quyết đ nh tỷ giá hối đoái của đồng Zloty. Sự gia tăng tương đối về lãi suất góp phần làm tăng giá đồng tiền Ba Lan bởi vì nó khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Ba Lan. Biến số quan trọng thứ tư mang lại nhiều biến đổi hơn trong tỷ giá hối đoái là từ thâm hụt của chính phủ, trong khi tăng trưởng kinh tế và tài khoản vãng lai ít có ý nghĩa hơn. Dựa trên nghiên cứu này tác giả cho rằng ở Ba Lan chính sách tài khóa và tiền tệ đóng một vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ giá hối đối.

Chúng ta nên hài hồ cả hai chính sách này và tạo mối liên kết hiệu quả giữa chúng và các chính sách kinh tế khác (như chính sách đầu tư hoặc thương mại). Để chính sách tài khóa và tiền tệ có hiệu quả và trơi chảy cần phải giảm lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu về mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và lạm phát đều cho kết quả như nhau, đó là lạm phát tăng làm tăng tỷ giá hối đoái và làm giảm giá đồng nội tệ. Do đó, tác giả đưa ra giả đ nh là tác động của lạm phát lên tỷ giá hối đoái là cùng chiều, do lạm phát tăng sẽ làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên gây ra mất giá cho đồng tiền nội tệ. Liệu rằng giả đ nh này có đúng hay khơng và lạm phát có tác động đến tỷ giá hối đối của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015 hay không? Kết quả nghiên cứu thu được trong chương 5 sẽ trả lời cho những câu hỏi mà tác giả đã đưa ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương này trình bày khái niệm, các lý thuyết cơ bản về tỷ giá và mối quan hệ giữa tỷ giá với các yếu tố kinh tế vĩ mô. Theo lý thuyết và kết quả từ một số nghiên cứu trước đây, mối tương quan về về dấu giữa biến phụ thuộc là tỷ giá hối đoái với biến độc lập là các biến kinh tế vĩ mô như sau:

Biến Tương quan về dấu

Tăng trưởng kinh tế Cùng chiều

Lãi suất Ngược chiều

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 -2015

Chương này trình bày thực trạng của biến phụ thuộc là tỷ giá hối đoái trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố vĩ mô cơ bản đến tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)