CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
3.1 Thực trạng của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015
Để nhằm hiểu rõ hơn về biến động của tỷ giá trước khi đi vào nghiên cứu, và nhằm củng cố cho kết quả nghiên cứu thu được, tác giả đã tìm hiểu về thực trạng tỷ giá qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu và nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tỷ giá. Liệu rằng tỷ giá biến động trong thực tế những năm vừa qua có liên quan đến các biến nghiên cứu hay không? Và những biến động đó có phù hợp với kết quả nghiên cứu thu được? Do đó, tác giả đã trình bày thực trạng của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015.
Năm 2000, Ngân hàng Nhà Nước vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết theo Quyết đ nh 64/1999/QĐ-NHNN về việc cơng bố tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam với các ngoại tệ đã được ban hành ngày 25 tháng 02 năm 1999. Trước tháng 2 năm 1999, cơ chế tỷ giá hối đoái được áp dụng tại Việt Nam là cơ chế tỷ giá cố đ nh, đây là cơ chế tỷ giá mà Ngân hàng Nhà Nước can thiệp trực tiếp bằng cách ấn đ nh trực tiếp tỷ giá chính thức với biên độ dao động.
Tuy nhiên, cơ chế tỷ giá VND của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2002 vẫn chưa có tính linh hoạt cao là do các nguyên nhân sau:
- Các Ngân hàng thương mại Việt Nam thường xuyên áp dụng trần tỷ giá giao d ch để khắc phục tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Tuy nhiên, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cơng bố có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng rất chậm, hơn nữa có những thời kỳ tỷ giá cịn đứng im và đơi khi cịn giảm.
- Th trường ngoại tệ liên ngân hàng của Việt Nam giai đoạn này còn khá nhỏ và sơ khai so với quốc tế do theo ước tính, khối lượng giao d ch trên th trường ngoại tệ liên ngân hàng chỉ vào khoảng 300 triệu USD/tháng, chiếm 22% tổng doanh số hoạt động trên th trường ngoại hối. Trong khi đó th trường quốc tế có th trường liên ngân hàng chiếm tỷ trọng tới 85%. Do đó quy luật cung cầu trên th trường ngoại tệ liên ngân hàng của Việt Nam chưa phản ánh chính xác được tỷ giá trên th trường ngoại tệ liên ngân hàng, thậm chí có những ngày khơng phát sinh giao d ch nào.
- Khi được cơng bố thì tỷ giá sẽ được duy trì trong suốt một ngày làm việc. Chính vì vậy, khi cung cầu trên th trường ngoại tệ liên ngân hàng có sự thay đổi mạnh thì các ngân hàng thương mại không thể k p thời điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp.
- Giai đoạn từ tháng 2 năm 1999 đến tháng 7 năm 2002, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép các ngân hàng thương mại xác đ nh tỷ giá mua vào và bán ra đối với đồng đô la Mỹ không được vượt quá +0,1% so với tỷ giá bình quân của ngày giao d ch trước đó đã tạo ra tâm lý đầu cơ ngoại tệ, do tâm lý của nhà đầu cơ là tỷ giá chỉ có thể tăng nên Ngân hàng Nhà Nước mới phải quy đ nh chiều tăng. Do đó để hạn chế yếu tố đầu cơ và đảm bảo cho tỷ giá được linh hoạt hơn, Ngân hàng Nhà nước đã phải ra Quyết đ nh 679/2000/QĐ-NHNN ngày 01/07/2002 nhằm mở rộng biên độ giao d ch lên ± 0,25%.
Bảng 3.1: Diễn biến tỷ giá cuối kỳ của VND/USD giai đoạn 2000 – 2015
Năm Tỷ giá cuối kỳ (VND/USD) Tăng (%)
2000 14.514 - 2001 15.084 3.93 2002 15.403 2,11 2003 15.646 1,58 2004 15.777 0,84 2005 15.916 0,88 2006 16.054 0,87 2007 16.114 0,37 2008 16.977 5,36 2009 17.941 5,68 2010 18.932 5,52 2011 20.828 10,01 2012 20.828 0,00 2013 21.036 1,00 2014 21.246 1,00 2015 21.890 3,03
Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy trong giai đoạn 2000-2003 mức tăng của tỷ giá VND theo xu hướng giảm dần, trong đó thì tỷ giá năm 2001 là tăng cao nhất với 3.93%, đây là tín hiệu cho thấy tỷ giá có xu hướng tương đối ổn đ nh, đồng thời trong giai đoạn này lạm phát cũng được duy trì ở mức độ thấp < 5% và ổn đ nh điều này đã góp phần khơng nhỏ đến ổn đ nh kinh tế và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này.
Bảng 3.1 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2007, tỷ giá VND khá ổn đ nh, với mức tăng của tỷ giá cuối kỳ chỉ chưa đến 1%, và bảng 3.2 cũng thể hiện tỷ giá giai đoạn này có biên độ giao d ch tăng dần nhưng khá thấp, cao nhất là từ ngày 24/12/2007 biên độ giao d ch là ± 0,75%. Nguyên nhân tỷ giá VND ổn đ nh là do mặc dù vào năm 2004 lạm phát tăng lên 9.5%, nhưng Ngân hàng Nhà Nước đã thực hiện duy trì sự ổn đ nh của tỷ giá bằng chính sách thắt chặt tiền tệ làm tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Đây cũng là kết quả mà bài nghiên cứu thu được, mặc dù lạm phát tăng nhưng mức tăng của tỷ giá lại có xu hướng giảm.
Chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009 theo xu hướng tăng dần tỷ giá liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà Nước công bố hàng ngày thông qua việc nới rộng biên độ giao d ch, biên độ giao d ch biến động khá mạnh trong giai đoạn này, đỉnh điểm của việc tăng biên độ giao d ch là năm 2009, biên độ giao d ch tăng lên ±5% (xem bảng 3.2). Bên cạnh đó, bảng 3.1 cho thấy tỷ giá VND tăng đột biến lên mức 5,36% (năm 2008); 5,68% (năm 2009) (xem bảng 3.1). Nguyên nhân chủ yếu khiến cho tỷ giá và biên độ giao d ch tăng cao như vậy là do cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở Mỹ vào năm 2007 gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 khiến cho đồng đơ la Mỹ b mất giá, điều đó đã ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam buộc phải phá giá nội tệ thông qua việc tăng cung tiền để giữ th phần xuất khẩu.
Bảng 3.1 thể hiện tỷ giá tiếp tục tăng trong giai đoạn 2010 - 2011 và năm 2011 là năm mà tỷ giá có mức tăng cao nhất (10.01%) trong suốt giai đoạn 2000 – 2015. Tuy nhiên theo như bảng 3.2, biên độ giao d ch trong giai đoạn 2010 - 2011 lại giảm xuống còn ± 1% nguyên nhân của việc này là do Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu kiểm sốt tỷ giá nhằm giảm tình trạng lạm phát những năm 2007 – 2011 bằng cách điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên vào đầu tháng 2/2011, và thu hẹp biên độ giao d ch xuống từ ± 3% thành ± 1%.
Bảng 3.2: Thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá so với tỷ giá VND/USD được công bố trên thị trường liên Ngân hàng
Ngày Biên độ cho phép
25/02/1990 + 0,1% 01/07/2002 +/- 0,25% 31/12/2006 +/- 0,5% 24/12/2007 +/- 0,75% 10/03/2008 +/- 1% 27/06/2008 +/- 2% 06/11/2008 +/- 3% 24/03/2009 +/- 5% 01/12/2009 +/- 3% 11/02/2011 +/- 1% 12/08/2015 +/- 2% 19/05/2015 +/- 3%
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ nhiều nguồn
Bảng 3.1 cho thấy tỷ giá cuối kỳ năm 2012 vẫn ở mức 20.828 VND/USD, khơng thay đổi so với năm 2011. Để có được kết quả này, Ngân hàng Nhà nước đã kết hợp linh hoạt các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá. Một số biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2012 có thể kể đến như sau:
- Thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú.
- Qui đ nh giảm trần lãi suất huy động huy động USD từ 6%/năm xuống 2%/năm.
- Điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng từ 2% lên 6%
- Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà Nước đã mua lại lượng lớn ngoại tệ trên th trường và gia tăng dự trữ ngoại hối (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2011 đã mua vào gần 7 tỷ USD).
- Tỷ giá liên ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà Nước ấn đ nh ở mức 20.828 VND/USD trong suốt năm 2012.
- Kiểm soát các khoản tín dụng bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Chuyển dần quan hệ huy động – cho vay ngoại tệ trong nước của tổ chức tín dụng sang quan hệ mua bán ngoại tệ
- Siết chặt quản lý th trường vàng: chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng vào ngày 25/11/2012.
- Xử lý mạnh tay các giao d ch ngoại tệ bất hợp pháp trên th trường tự do
Vào ngày 27 tháng 06 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 21.036 VND/USD. Thời gian sau đó, nhu cầu USD của các tầng lớp dân cư cũng như các ngân hàng thương mại đã bắt đầu giảm. Trong những tháng cuối của năm 2013, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại dao động nhẹ quanh mức 21.140 VND/USD. Trên th trường tự do, tỷ giá phổ biến nằm trong khoảng 21.180 – 21.200 VND/USD.
Năm 2014, biên độ dao động tỷ giá được Ngân hàng Nhà Nước đề ra là ±2%. Vào ngày 19/06/2014, Ngân hàng Nhà Nước đã nâng tỷ giá chính thức thêm 1%, tỷ giá lúc này là 21.246 VND/USD. Quyết đ nh này đã giúp cho th trường được ổn đ nh và hỗ trợ xuất khẩu trong những tháng cuối năm.
Năm 2015 là một năm nhiều biến động như: đồng đô la Mỹ liên tục tăng giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất, Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh phá giá đồng CNY (giảm mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ) vào ngày 11 tháng 08 năm 2015 gây ra làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam, Châu Âu cùng với Nhật Bản thực hiện các chính sách nới lỏng đ nh lượng, bên cạnh đó, việc huy động trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam với lượng lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách không thành cơng. Chính vì thế ngay lập tức, vào ngày 12 tháng 08 năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh biên độ tỷ giá VND/USD tăng từ ±1% lên
±2%. Sau đó, Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành Quyết đ nh số 1636/QĐ-NHNN ngày 18/8/2015 quy đ nh về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép, theo đó, biên độ tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ được điều chỉnh tăng từ ± 2% lên ± 3% nhằm trung hòa và bảo vệ nền kinh tế trước các cú sốc bên ngồi, nhờ đó, tỷ giá và th trường ngoại hối đã nhanh chóng đi vào ổn đ nh, tâm lý th trường được giải tỏa.