CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
3.2 Kết luận về thực trạng tỷ giá hối đoái Việt Nam giai đoạn 2000-2015
Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2015 là cơ chế tỷ giá hối đối linh hoạt có điều tiết của Nhà nước nhằm hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn chưa có tính linh hoạt cao và phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam. Do đó, vào ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết đ nh số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND và USD, tỷ giá tính chéo của VND và các ngoại tệ khác. Việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm giúp cho việc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước theo hướng hiện đại hơn, linh hoạt hơn với đ nh hướng th trường, kể cả th trường trong nước lẫn thế giới, giúp Việt Nam chống đ tốt hơn với các “cú sốc” từ bên ngoài. Cơ chế tỷ giá mới linh hoạt khiến cho cung cầu th trường thông suốt nên việc mua bán ngoại tệ sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời, việc thay đổi theo ngày giúp tỷ giá biến động nhỏ hơn, không gây sốc cho doanh nghiệp như trước đây.
Nhìn chung, tỷ giá Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015 có xu hướng tăng. Nhưng mức tăng (%) của tỷ giá theo biến động tăng hay giảm còn tùy thuộc vào nhân tố tác động và chính sách điều hành của Nhà Nước, lãi suất, lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Việt Nam như giả đ nh tác giả đưa ra là các biến nhân tố tác giả lựa chọn có tác động đến tỷ giá.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những các nghiên cứu trước trong chương 2, chương 3 tác giả đã đưa ra thực trạng biến động của tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015. Đó sẽ là cơ sở để tham khảo cho kết quả nghiên cứu trong chương 4.