Về nguồn vốn xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho người dân bị giải tỏa thuộc dự án tổ hợp hóa dầu miền nam tại xã long sơn, thành phố vũng tàu (Trang 65 - 68)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Thực trạng và mơ hình sinh kế của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất tại dự

4.3.5. Về nguồn vốn xã hội

Q trình thực hiện cơng tác bồi thường có thuận lợi cơ bản là được lãnh đạo các cấp quan tâm, người dân nhiệt tình tham gia nên việc triển khai các hạng mục bồi thường giải phóng mặt bằng và thực hiện dự án phụ trợ có phần nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề đất đai ln tiềm ẩn các hình thức pháp lý mà pháp luật chưa quy định cụ thể so với thực tế quản lý, sử dụng của người dân, nhất là việc xác nhận nguồn gốc, tính pháp lý về đất, tài sản có trên đất và các điều kiện liên quan khác, nên cũng cịn gặp khơng ít khó khăn, khi có một số bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ, làm cho tiến độ dự án bị chậm. Từ khi lập quy hoạch đất đai nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư, phân bổ lại dân cư để nền tảng phát triển xã hội có tầm nhìn tương lai, trong đó Long Sơn được nhà nước đầu tư hạ tầng giao thông kết nối với thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu.

Hệ thống điện, nước, chợ, trường học, trạm y tế được triển khai đầu tư, đã bước đầu tạo điều kiện chuyển dịch và phát triển các ngành nghề truyền thống theo hướng hiện đại, như:

- Chuyển từ nuôi trồng thủy sản sang nuôi trồng thủy sản kết hợp phục vụ du lịch sinh thái lồng bè-thưởng thức hải sản tự chọn,

- Chuyển từ cung cấp hải sản cho các nơi để bán sỉ và bán lẻ và các nhà hàng, quán ăn, sang bán lẻ -chế biến hải sản (bằng với mức giá bán lẻ của nơi được cung cấp hải sản) để khách du lịch tự mang đến điểm du lịch hoặc làm quà biếu; đồng thời cũng khẳng định chất lượng, do khách du lịch được tiếp cận nơi sản xuất, cung cấp hải sản, có địa chỉ, thương hiệu cụ thể, do người nuôi trồng không chỉ là kinh doanh, mà là nghề truyền thống gắn với ý thức, tình cảm ngành nghề.

- Chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm công nhân trong dự án, các nhà máy xí nghiệp, hoặc kinh doanh nhà trọ, buôn bán nhỏ để cung cấp dịch vụ cho lực lượng cán bộ, công nhân làm việc trong dự án.

Trong những năm qua, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Vũng Tàu và xã Long Sơn thường xuyên tiếp xúc gặp gỡ, tổ chức lấy ý kiến các hộ dân về các điều kiện sinh sống trên địa bàn xã. Người dân được tham gia họp bàn, đưa ra các ý kiến, trao đổi trên tinh thần tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của người dân xã Long Sơn trong khuôn khổ pháp luật và điều kiện nguồn lực hiện có. Các thơng tin về phát triển kinh tế xã hội thường được địa phương truyền tải vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn trên đài phát thanh của xã để các hộ có điều kiện tiếp thu.

Bảng 4.13: Dịch vụ xã hội trước và sau thu hồi đất

Dịch vụ xã hội Sau thu hồi đất so với trƣớc

Xấu hơn Không đổi Tốt hơn

Y tế 06 64 0

Giáo dục 0 70 0

Thông tin liên lạc 06 39 26

Văn hóa 0 58 12

Chợ-Trung tâm thương mại 0 35 35

Đối với lĩnh vực y tế, giáo dục trên địa bàn xã Long Sơn chủ yếu là cấp cơ sở (trường tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm y tế), khơng có bệnh viện, trường trung học phổ thơng, nên khơng có sự thay đổi đầu tư, mà chỉ đánh giá hoạt động dịch vụ hiện có so với thời gian, sự biến động xã hội. Đối với lĩnh vực giáo dục là khơng đổi, nhưng lĩnh vực y tế có giảm, là do người dân được tiếp cận, đánh giá, so sánh sự tiến bộ trong hoạt động dịch vụ y tế tại các địa phương khác (bệnh viện tỉnh, các trung tâm, bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh,…).

Riêng đối với lĩnh vực thơng tin liên lạc, văn hóa, chợ, trung tâm thương mại được đánh giá tốt hơn là nhờ vào sự đầu tư mới tại khu tái định cư, người dân sống tập trung, và có sự đầu tư của Nhà nước, cũng như các Công ty cung cấp dịch vụ; Đồng thời các tuyến đường giao thông kết nối từ Long Sơn đến thành phố Vũng Tàu (qua cầu Chà Và và cầu Gị Găng) được đầu tư hồn chỉnh, cũng tạo điều kiện cho người dân xã Long Sơn có điều kiện tiếp cận thơng tin, văn hóa, các khu vui chơi giải trí tại trung tâm thành phố Vũng Tàu

Bảng 4.14: Thời gian thích nghi sinh kế mới

Thích nghi sinh kế mới Số ngƣờihộ Tỷ lê %

Dưới 06 tháng 03 4,28

Từ 06 tháng đến 18 tháng 31 44,28

Trên 18 tháng 34 48,57

Nguồn: Kết quả khảo sát 2017

Thông tin khảo sát chủ yếu là các hộ đang sống tại khu tái định cư và trong địa bàn xã Long Sơn, nên việc thích nghi sinh kế mới của các hộ dân là khơng đáng kể về mặt văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng, mà chủ yếu là thích nghi sinh kế để ổn định cuộc sống, khi chuyển từ hoạt động sản xuất nông nghiệp san hoạt động thương mại, dịch vụ, buôn bán nhỏ, ảnh hưởng đến sinh kế người dân, nên số liệu trên cho thấy với tỷ lệ 48,57% số hộ thích nghi sinh kế trên 18 tháng, thể hiện rõ việc chuyển nghề và tìm kiếm việc làm của các hộ bị thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn, trong khi mức hỗ trợ ổn định đời sống quy

định là 30 kg gạo/nhân khẩu trong 06 tháng, hoặc theo mức lương cơ bản với cấp bậc cơng việc cho tới khi có việc làm trở lại, nhưng tối đa 06 tháng (và thông thường là được xem xét giải quyết khoán 06 tháng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững cho người dân bị giải tỏa thuộc dự án tổ hợp hóa dầu miền nam tại xã long sơn, thành phố vũng tàu (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)