Hàm phản ứng xung (impulse response)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và mối quan hệ giữa cung tiền, tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại việt nam liên hệ với nước mỹ (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.9 Hàm phản ứng xung (impulse response)

Hàm phản ứng xung trong mơ hình VECM được ứng dụng để đo lường mức tác động của cú sốc các biến vĩ mô đến những biến động trong các biến kinh tế vĩ mô khác. Kết quả ước lượng hàm phản ứng xung của mơ hình VECM cho 36 kỳ, ta có được kết quả sau:

Bảng 4.9 : Kết quả IRF -.01 -.01 .00 .01 .02 5 10 15 20 25 30 35 Response of GDP to GDP -.01 .00 .01 .02 5 10 15 20 25 30 35 Response of GDP to CPI -.01 .00 .01 .02 5 10 15 20 25 30 35 Response of GDP to M2 -.01 .00 .01 .02 5 10 15 20 25 30 35 Response of GDP to FD -.01 .00 .01 .02 .03 5 10 15 20 25 30 35 Response of CPI to GDP -.01 .00 .01 .02 .03 5 10 15 20 25 30 35

Response of CPI to CPI

-.01 .00 .01 .02 .03 5 10 15 20 25 30 35 Response of CPI to M2 -.01 .00 .01 .02 .03 5 10 15 20 25 30 35 Response of CPI to FD -.08 -.04 .00 .04 .08 5 10 15 20 25 30 35 Response of M2 to GDP -.08 -.04 .00 .04 .08 5 10 15 20 25 30 35 Response of M2 to CPI -.08 -.04 .00 .04 .08 5 10 15 20 25 30 35 Response of M2 to M2 -.08 -.04 .00 .04 .08 5 10 15 20 25 30 35 Response of M2 to FD -.04 .00 .04 .08 .12 5 10 15 20 25 30 35 Response of FD to GDP -.04 .00 .04 .08 .12 5 10 15 20 25 30 35 Response of FD to CPI -.04 .00 .04 .08 .12 5 10 15 20 25 30 35 Response of FD to M2 -.04 .00 .04 .08 .12 5 10 15 20 25 30 35 Response of FD to FD Response to Cholesky One S.D. Innovations

Nguồn : Kết quả từ phần mềm Eviews 8.0

Đối với một cú sốc của M2, FD và CPI đã được đặc trưng bởi phản ứng tích cực trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hóa.

Bằng chứng thực nghiệm này phù hợp với lý thuyết về lượng tiền của Milton Friedman, mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát được thể hiện qua phương trình định lượng MV=PY.

Trong đó:

M là lượng tiền V là vòng quay của tiền. P là giá cả

Y là sản lượng (GDP thực tế)

Phương trình định lượng có thể viết dưới dạng phần trăm như sau: % thay đổi của M + % thay đổi của V = % thay đổi của P + % thay đổi của Y

Công thức trên cho thấy mối quan hệ qua lại giữa các biến động của yếu tố cung tiền, vòng quay của tiền, giá cả và GDP thực tế. Thơng thường, vịng quay của tiền hay còn gọi là tốc độ chu chuyển của tiền V không thay đổi nhiều qua từng năm. Giả sử V khơng thay đổi, khi đó tốc độ tăng của giá cả bằng tốc độ tăng của cung tiền trừ đi tốc độ tăng của GDP thực tế. Như vậy, lạm phát sẽ xảy ra khi tốc độ tăng cung tiền nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng Y.

Việt Nam đã thực thi chính sách tiền tệ mở rộng đạt mức bình quân rất cao 26,7%/năm giai đoạn 2001-2007, trong khi GDP tăng tương ứng 7,5%/năm. Chính điều này là yếu tố gây nên mức lạm phát cao chưa kể độ trễ và lũy tích của việc tăng cung tiền đối với nền kinh tế trong các năm kế tiếp.

Tốc độ tăng cung tiền tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay liên tục duy trì trên dưới 25% mỗi năm và tín dụng nội địa cũng tăng trên 35%. Trong khi nhập khẩu tăng đột biến trong mấy năm trở lại đây để đáp ứng với lượng cầu nội địa tăng thì đối với một số hàng hóa như khách sạn, văn phịng, điện, lao động có kỹ năng (những hàng hóa chủ yếu được sản xuất trong nước) không thể tăng tương ứng. Kết quả là giá của những hàng hóa này phải tăng theo tốc độ tăng cung tiền. Tuy nhiên, tốc độ tăng cung tiền lại không tương xứng với tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại chỉ có tăng từ 7-8%. Các phân tích đã chỉ ra rằng, việc tăng cung tiền trong những năm qua nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Trong báo cáo Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ 2), Chính phủ đã khẳng định: “Nguyên nhân chủ yếu

gây lạm phát cao ở nước ta là do hệ quả của việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn kém hiệu quả, cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động cộng hưởng của các yếu tố tâm lý”. Và đã

đưa ra mục tiêu: "Kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một, khi có điều kiện thuận lợi sẽ phấn

đấu để đạt mức tăng trưởng cao hơn" trong mục tiêu của năm 2012 và kế hoạch 5 năm

Tín dụng khu vực tư nhân FD ngay lập tức phản hồi tích cực đối với cú sốc của cung tiền M2 trong suốt thời kỳ nghiên cứu.

Tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, hệ thống ngân hàng có vai trị rất quan trọng và mang tính quyết định với sự phát triển của khu vực tư nhân bởi lẽ:

Thứ nhất, tại các nước này hệ thống tài chính phần lớn dựa vào hệ thống ngân hàng, thị

trường chứng khoán ở các nước này mới phát triển và cịn ở trình độ rất thấp, ngân hàng là khu vực chính cung cấp vốn cho nền kinh tế. Thứ hai, khu vực kinh tế tư nhân ở các

nước này đa phần có quy mơ nhỏ, thiếu kinh nghiệm và uy tín, năng lực kinh doanh cịn thấp và do vậy khó có thể tham gia thị trường chứng khốn. Điều này cũng xảy ra với các cơng ty có quy mơ nhỏ, mới thành lập ở các nước phát triển khi tham gia thị trường chứng khoán. Thứ ba, các doanh nghiệp tư nhân có lịch sử phát triển chưa lâu dài, hiệu quả sản xuất - kinh doanh cịn thấp, mơi trường thể chế hoạt động còn nhiều bất lợi và do vậy khả năng tích lũy vốn cịn nhỏ bé. Chính vì vậy, vốn vay ngân hàng ln là nguồn tài trợ quan trọng cho doanh nghiệp khi khởi sự cũng như tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển thì các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng khi kinh tế tư nhân gặp nhiều bất bình đẳng so với doanh nghiệp Nhà nước trong vấn đề vay vốn. Trong một thời gian khá dài, chính phủ Việt Nam thường dành nhiều ưu đãi hơn trong việc cung cấp tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp Nhà nước như cho vay với lãi suất thấp, không cần thế chấp... Mặc dù ngày nay với các cam kết quốc tế về hội nhập nhưng ở một chừng mực nào đó dù cơng khai hay khơng cơng khai thì khu vực tư nhân ít nhiều cịn gặp bất bình đẳng trong việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng so với doanh nghiệp Nhà nước. Hệ thống ngân hàng thương mại đa phần sở hữu Nhà nước chiếm phần lớn, hoạt động kém hiệu quả và họ muốn cho các doanh nghiệp Nhà nước vay hơn bởi tính an tồn hơn bởi ít nhiều Nhà nước cịn giữ những ưu ái nhất định cho doanh nghiệp Nhà nước. Có hai cuốn sách được viết riêng biệt năm 1973 của Edward Shaw và Ronald McKinnon đã ảnh hưởng mạnh đến cách thức các nhà hoạch định chính sách tư duy về tài chính.

thống tài chính được cho là bị áp chế nếu lãi suất bị kiểm soát, nghĩa là tỉ giá bị kiểm soát và tín dụng được phân bổ cho các nhóm đi vay ưu đãi. Áp chế tài chính cũng bao gồm việc chính phủ kiểm sốt số lượng ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng như công ty tài trợ vốn và công ty bảo hiểm. Theo McKinnon và Shaw, qui định của chính phủ cản trở ngân hàng và các tổ chức tài chính khác thực hiện chức năng trung gian quan trọng của mình. Tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa ở các nước đang phát triển là q thấp vì áp chế tài chính. Đầu tư khơng đủ vì tín dụng được chuyển cho các dự án có hậu thuẫn chính trị thay vì dự án có suất sinh lợi cao nhất. Q trình chuyển dịch từ áp chế tài chính sang tự do hóa tài chính đã được Chính Phủ, NHNN Việt Nam thực hiện từ năm 1990 và đến năm 2000 thì đẩy mạnh hơn q trình tự do hố lãi suất, sau đó đến tháng 6/2002, đã thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận và tự do hoá hồn tồn lãi suất trên thị trường tín dụng thương mại. Tuy vậy, con đường tiến tới tự do hóa của Việt Nam cịn chặng đường rất xa, bởi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007-2008 đến nay, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều nhược điểm và khả năng đề kháng của nền kinh tế Việt Nam trước những cú sốc còn kém. Các áp chế tài chính lại dường như có hiệu quả những lúc này. Hệ thống ngân hàng lộ những khuyết điểm chí mạng thiếu tính minh bạch như nợ xấu, thanh khoản kém, kinh doanh nhiều rủi ro. Doanh nghiệp nhà nước gây thất thoát tiền thuế của dân hàng chục tỷ đồng. Khả năng cạnh tranh và tự đứng vững khi hội nhập của khu vực doanh nghiệp cịn chưa cao vẫn cần có sự bảo trợ của Chính Phủ. Con số nợ cơng tăng cao mức báo động 65% GDP tạo gánh nặng quá lớn cho ngân sách, tốc độ tăng nợ cơng cịn cao hơn rất nhiều lần so với sự gia tăng của dự trữ ngoại hối….Trong khi đó cánh cửa hội nhập đang đến gần.

Tại một quốc gia đang phát triển có thị trường tài chính cịn non trẻ như Việt Nam, các cơng cụ chính sách tiền tệ thường được áp dụng, cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thường là thay đổi cung tiền cơ bản dẫn đến thay đổi lãi suất, tỷ giá, tín dụng, đầu tư để đạt được mục tiêu là tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn đầu, luồng vốn tín dụng chủ yếu đổ vào các ngành quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế như hạ tầng, công nghiệp, thương mại-dịch vụ, xuất khẩu…Tuy nhiên, trong ba khu vực của nền kinh tế thì tác động của M2 lên khu vực cơng nghiệp cịn chưa cao, mặc dù M2 và tín dụng đã tăng sau khủng

hoảng tài chính châu Á năm 1997, một phần điều này được giải thích bởi sự đầu tư sai mục đích của khu vực cá nhân và hộ gia đình khi đầu tư nhiều vào các khu vực có mức độ rủi ro cao như bất động sản hay chứng khốn. Năm 2007 đã có sự chuyển dịch đáng kể vốn sang các lĩnh vực khác như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, vàng và cho vay tiêu dùng. Những lĩnh vực này tuy vẫn góp phần vào tăng trưởng kinh tế nhưng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Tăng trưởng tín dụng nóng cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản mà nhiều nước mới nổi như Việt Nam mắc phải khi nguồn vốn chảy vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, đỉnh điểm bùng nổ là vào năm 2007. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động và GDP làm tăng rủi ro thanh khoản. Tín dụng tăng trung bình 32% trong giai đoạn 2000-2010, huy động tăng 29% trong khi GDP chỉ tăng trung bình 7,15% trong giai đoạn này. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%, mức tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức 14-20% mà khơng gây ra bong bóng tín dụng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này vượt quá mức nêu trên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nền kinh tế. Việc tín dụng tăng trưởng nhanh hơn huy động trong hầu hết các năm cũng làm tăng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Đây cũng chính là lí do một loạt các tổ chức quốc tế như Fitch Rating, S&P và Moody’s hạ bậc xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong năm 2010 với lo ngại về tăng trưởng tín dụng nóng. Do ảnh hưởng của việc tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu ln là một trong những vấn đề nổi cộm của ngành Ngân hàng Việt Nam từ trước tới nay. Phát triển tài chính có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế phù hợp với nghiên cứu của Phương Anh và Tấn Danh (2015) cho rằng tồn ta ̣i tác đô ̣ng từ phát triển tài chính ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng.

Điều này giải thích cho phản ứng của GDP đối với cú sốc của M2, đó là ngay lập tức nhận phản hồi tiêu cực nhưng đã trở nên tích cực từ giai đoạn thứ 4 do yếu tố độ trễ chính sách và kéo dài trong 4 kỳ tiếp theo nhưng bắt đầu trở lại phản ứng ngược chiều ở kỳ thứ 8 trở đi. Và đối với cú sốc của FD, GDP cũng cho một phản ứng tương tự.

cường tính tài chính hóa nền kinh tế bằng việc ra đời sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên vào năm 2000 và các sáng kiến tài chính liên tục tạo ra cơng nghệ mới và phương pháp mới cho việc sử dụng địn bẩy tài chính, cho phép các ngành cơng nghiệp tài chính kiếm thu nhập dễ dàng hơn nhiều so với nền kinh tế thực và có lợi nhuận biên. Do đó, trong thời kỳ mở cửa tài chính hóa nền kinh tế, nguồn cung tiền mặt ngày càng thu hút nhiều hơn vào các ngành tài chính, cụ thể là bất động sản và chứng khốn, điều này giải thích rõ hơn về hiện tượng lệch lạc giữa cung tiền, tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và mối quan hệ giữa cung tiền, tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại việt nam liên hệ với nước mỹ (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)