Phân rã phương sai (Variance decomposition)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và mối quan hệ giữa cung tiền, tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại việt nam liên hệ với nước mỹ (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.10 Phân rã phương sai (Variance decomposition)

Một trong những ứng dụng quan trọng của mơ hình VECM là chức năng phân rã phương sai nhằm phân tích mức tác động của cú sốc mỗi biến trong việc giải thích biến động của một biến trong mơ hình. Với hàm phản ứng xung, ta đo lường được mức độ mối quan hệ giữa các biến, nhưng khơng phản ánh được vai trị tác động của mỗi biến. Phân rã phương sai nhằm đo lường vai trò tác động giữa các biến, tỷ trọng tác động để từ đó đưa ra được những khuyến nghị chính sách phù hợp.

Bảng 4.10 : Kết quả phân rã phương sai

Variance Decomposition of GDP:

Period S.E. GDP CPI M2 FD

1 0.012173 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 12 0.048945 70.42549 19.58090 6.080761 3.912848 24 0.060536 61.70573 22.08116 10.95272 5.260387 36 0.069938 59.37683 23.48865 11.74451 5.390011 Variance Decomposition of CPI:

Period S.E. GDP CPI M2 FD

1 0.015465 0.813676 99.18632 0.000000 0.000000 12 0.098729 2.792301 78.43693 10.95554 7.815232 24 0.147811 4.134049 62.28290 20.63271 12.95034 36 0.182856 4.227391 58.95774 22.77097 14.04390 Variance Decomposition of M2:

1 0.038768 1.824716 9.722856 88.45243 0.000000 12 0.248464 34.54596 17.67314 39.85973 7.921168 24 0.360860 35.61984 19.93339 37.31095 7.135823 36 0.441201 35.93550 20.90748 36.09892 7.058097 Variance Decomposition of FD:

Period S.E. GDP CPI M2 FD

1 0.034895 2.597935 0.002050 51.76682 45.63320 12 0.314689 14.94027 7.962847 59.57132 17.52556 24 0.412671 13.47660 9.295131 61.09112 16.13715 36 0.494068 13.01473 9.708914 61.63043 15.64592 Cholesky Ordering: GDP CPI M2 FD

Nguồn : Kết quả từ phần mềm Eviews 8.0

Kết quả đo lường được cho ta thấy mức độ tác động của các biến từ bảng trên như sau: Biến động trong Tăng trưởng kinh tế GDP được giải thích chủ yếu bởi sự biến động nội tại của nó, lạm phát và cung tiền. Tuy nhiên từ kỳ thứ 12 trở đi, biến phát triển tài chính đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mặc dù bằng chứng tác động chưa thực sự rõ nét. Bắt đầu từ kỳ thứ 24 trở đi, tỷ trọng của biến phát triển tài chính đến biến tăng trưởng kinh tế vượt mức 5%.

Tăng trưởng kinh tế GDP gắn liền với các nguồn lực kinh tế đầu vào bao gồm:

nguồn nhân lực và chất lượng của nguồn nhân lực; nguồn tài nguyên thiên nhiên; tư bản và công nghệ. Nghiên cứu thực tế các nền kinh tế sau Thế chiến thứ II cho thấy, mặc dù hầu hết các tư bản bị phá hủy, chỉ còn lại vốn nhân lực của lực lượng lao động cùng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế vẫn có thể tự vận động để phục hồi và tăng trưởng một cách ngoạn mục. Khi các yếu tố, nguồn lực sẵn có của nền kinh tế thay đổi sẽ tác động đến tính hiệu quả của hoạt động kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh kế. Do vậy biến động ở trong GDP chủ yếu đến từ nội tại bản thân.

Tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng

(CPI - Consumer Price Index) là thước đo giá trị trung bình của những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại một thời điểm nhất định. Chỉ số giá tiêu dùng - CPI là một công cụ dự báo lạm phát rộng rãi và phổ biến. Bằng cách theo dõi tỷ lệ lạm phát ở các

mức độ cao - thấp, tăng giá - rớt giá, ta có thể dự đốn trước lạm phát sẽ gây tác động như thế nào tới quyết định tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm. Tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định sẽ tạo ra một trong những động lực mạnh nhất để giúp nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, lạm phát xảy ra ngoài dự kiến sẽ tạo nên những biến động bất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ các mối quan hệ và thước đo giá trị, ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế xã hội như kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập thực của người lao động bị giảm sút, lãi suất danh nghĩa tăng, ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, sự biến động bất thường của lạm phát gây khó khăn cho việc xác định mức sinh lợi chính xác của các khoản đầu tư, khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại khi tiến hành đầu tư, nhất là đầu tư vào các dự án dài hạn, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế.

Cung tiền là một trong những cơng cụ của Ngân hàng Nhà nước nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ. Cung tiền M2 bao gồm tiền mặt ngồi ngân hàng, tiền ngân hàng và những khoản gửi có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt mà hầu như không bị mất mát. Việc tăng cung tiền nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, khi mất cân đối giữa tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng GDP lớn thì sức ép lạm phát bắt đầu xuất hiện. Như vậy, thông qua lạm phát, cung tiền gián tiếp có tác động tích cực lẫn tiêu cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau với mức độ ảnh hưởng tổng thể khác nhau, phụ thuộc đáng kể vào cơ cấu thể chế (cả nhà nước và tư nhân) của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thích nghi với mức lạm phát hiện hành và khả năng dự báo lạm phát.

Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của phát triển tài chính. Một hệ thống tài chính

tốt hơn cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc phân bổ nguồn lực, giám sát tốt hơn và giảm bớt bất cân xứng thông tin và tăng trưởng kinh tế (Shen và Lee, 2006). Hệ thống tài chính có thể đóng góp vào sự tăng trưởng GDP thơng qua hai kênh. Một mặt nó huy động tiết kiệm, điều này làm tăng khối lượng các nguồn lực sẵn có cho đầu tư tài chính. Mặt khác thể hiện và giám sát các dự án đầu tư (làm giảm chi phí thu thập thơng tin) và điều này giúp làm tăng hiệu quả của các dự án được thực hiện. Hơn nữa, khu vực tài chính ảnh hưởng tới số tiền định mức tín dụng trong thị trường tài chính và hạn chế các doanh

nghiệp tiềm năng, từ đó xác định tăng trưởng kinh tế. Điều này đặc biệt đúng khi có sự xuất hiện của một cơng nghệ hồn tồn mới lại khả năng khai thác không chỉ trong nước mà còn đối với thị trường xuất khẩu (Alfaro 2004). Hơn thế nữa, khu vực tài chính cũng có thể xác định mức độ mà các cơng ty nước ngồi sẽ có thể mượn nhằm mục đích mở rộng hoạt động khai phá của họ ở nước sở tại. Điều này sẽ làm tăng thêm phạm vi tác động của các tác động ngoại tác từ công nghệ đến các doanh nghiệp trong nước. Do đó q trình khuếch tán có thể hiệu quả hơn một khi thị trường tài chính ở nước chủ nhà phát triển tốt, vì điều này cho phép cơng ty con của tập đồn đa quốc gia lên dự án đầu tư một khi nó đã tham gia vào nước sở tại (Hermes và Lensink 2003). Như Demetriades và Andrianova (2004) giải thích, sự tồn tại của hệ thống tài chính phát triển là một điều kiện tiên quyết để đất nước hiện thực đổi mới và khai thác nguồn lực của nó hiệu quả. Bằng cách này, tài chính được xem là một thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hơn là một yếu tố quyết định sâu sắc sự tăng trưởng của GDP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và mối quan hệ giữa cung tiền, tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại việt nam liên hệ với nước mỹ (Trang 59 - 63)