Cấu trúc lao động của Việt Nam từ năm 2000 tới năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và mối quan hệ giữa cung tiền, tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại việt nam liên hệ với nước mỹ (Trang 27 - 39)

2.2 Các bằng chứng thực nghiệm:

Có rất nhiều đóng góp lý thuyết và thực nghiệm để điều tra cơ chế tương tác giữa cung tiền, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Là một mơ hình điển hình để nghiên cứu mối quan hệ giữa thất nghiệp, lạm phát và tăng trưởng kinh tế, đường cong Phillips, lần đầu tiên được đưa ra của Phillips năm 1958, đã nhận được nhiều sự chú ý trong một thời gian dài. Với sự xuất hiện và thay thế các vấn đề kinh tế mới, bản gốc đường cong Phillips về mối quan hệ giữa tỷ lệ thay đổi tiền lương và tỷ lệ thất nghiệp cho nước Anh, liên tục bị sửa đổi bởi các trường phái tư tưởng khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu của Samuelson và Solow công bố năm 1960 với ý tưởng giống như của Philips nhưng đó là quan hệ ngược chiều giữa tỉ lệ lạm phát với thất nghiệp cho nước Mỹ ; Friedman đại diện cho chủ nghĩa trọng tiền, khẳng định lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền hay tăng hệ số tạo tiền lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, nghĩa là trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng, hơn nữa, nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát; hay Robert Lucas vào năm 1972 đã đưa ra một mơ hình để chứng minh tiền tệ trung lập, dựa trên giả thuyết thông tin bất cân xứng, ông đã đưa ra giả thiết “kỳ vọng hợp lý” lần đầu tiên cách mạng hóa tư duy tồn bộ nền kinh tế vĩ mô, khi ông không chỉ chứng minh tiền tệ trung lập trong dài hạn mà còn cho rằng tiền tệ trung lập ngay cả trong ngắn hạn; Một nghiên cứu khác của Gail và Gertler 1999 sử dụng đường cong Phillips để dự báo lạm phát qua chi phí cận biên; Manki và Reis 2003 đưa ra một các tính gọi là chỉ số giá ổn định dựa vào khung lý thuyết tiền tệ của chu kỳ kinh tế, theo đó, chỉ số giá này là chỉ số giá trung bình có trọng số, mà nếu đưa về mục tiêu thì hoạt động kinh tế sẽ ổn và trọng số của các khu vực khác nhau phải dựa vào cơ cấu chi tiêu trong gia đình và mức độ nhạy cảm của từng khu vực đối với chu kỳ. Như vậy, đường cong Phillips là sự phát triển và tiến hóa trong đó cấu thành lý thuyết căn bản nhất cơ sở để nghiên cứu mối quan hệ giữa cung tiền, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Sau đó xem xét rằng tiền đóng một vai trị ngày càng quan trọng trong phát

triển kinh tế, nó đã được đưa vào mơ hình truyền thống thơng qua các hình thức khác nhau. Dựa vào sự khác biệt trong các phương pháp mà các biến số tiền tệ đã được đưa vào mơ hình và nhấn mạnh vào vai trị của trị chơi tiền tệ, có năm loại mơ hình như: mơ hình tăng trưởng tiền tệ của (Tobin 1965) thuộc lý thuyết tân cổ điển cho rằng lạm phát là nguyên nhân làm cho con người không muốn nắm giữ tiền và chuyển thành các tài sản sinh lời, điều này sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển, theo đó có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng; mơ hình tiền trong tiện ích (Sidrauski 1967) bổ sung thêm cho lý thuyết tân cổ điển, nhấn mạnh rằng khi các biến số độc lập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát khơng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ơng cũng nhấn mạnh rằng khi nền kinh tế xảy ra lạm phát ln có độ trễ thời gian giữa tăng giá sản phẩm đầu ra và tăng giá chi phí đầu vào mà biểu hiện là ở độ trễ của việc tăng tiền lương; mơ hình tiền mặt sẵn có (Clower 1967), hiệu ứng cổ phiếu tiền tệ (Palley 1996) và mơ hình chi phí giao dịch (Itaya và Mino 2003).

Tuy nhiên, quá trình khảo sát mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát được thực hiện trong rất nhiều nghiên cứu cuối cùng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận. Trong khi đó số nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính dù ít nhưng hầu như có cùng quan điểm rằng sự phát triển của hệ thống tài chính đóng góp vào q trình tăng trưởng kinh tế một cách tích cực. Nói vậy khơng có nghĩa là vai trị của khu vực tài chính trong vấn đề thúc đầy tăng trưởng kinh tế dài hạn không gặp phải nhiều tranh cãi.

Đóng góp của các tổ chức tài chính trung gian với các dịch vụ và cơng cụ tài chính vào tăng trưởng kinh tế đã được đề cập từ năm 1911 trong nghiên cứu của Schumpeter. Sau đó xuất hiện ý kiến trái chiều cho rằng hệ thống tài chính chỉ phản ánh những nhu cầu gia tăng của nền kinh tế tăng trưởng trong nghiên cứu của Robinson 1952. Theo quan điểm của trường phái kinh tế mới (lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh), Mankiw (1992), King và Levine (1993) nhấn mạnh rằng một khu vực tài chính vững mạnh có thể

(R&D) thơng qua các kênh cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp và hộ kinh tế gia đình. Hơn thế nữa, một khu vực tài chính vững mạnh khơng chỉ giới hạn chức năng huy động các nguồn vốn trong nước mà cịn có chức năng rất lớn tới thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn bên ngoài nền kinh tế như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp (FPI).

Hiện nay, với sự hội nhập của tài chính tồn cầu và việc tăng cường tài chính hóa nền kinh tế, thị trường tài chính đóng góp rất nhiều và đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh tế vĩ mô. Như vậy các mối liên hệ giữa phát triển tài chính và các biến số kinh tế vĩ mô đã thu hút được sự quan tâm đáng kể và nhận được những nghiên cứu to lớn, có thể được chia thành ba loại sau:

Sự tương tác giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế

Các tài liệu thực nghiệm gần đây cho thấy rằng sự phát triển tài chính là một yếu tố quyết định cũng như là một đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế vì một vài lý do.

Thứ nhất, một hệ thống tài chính tốt hơn cung cấp một nền tảng vững chãi cho

việc phân bổ nguồn lực, giám sát tốt hơn và giảm bớt bất cân xứng thông tin và tăng trưởng kinh tế (Shen và Lee, 2006). Hệ thống tài chính có thể đóng góp vào sự tăng trưởng GDP thơng qua hai kênh. Một mặt nó huy động tiết kiệm, điều này làm tăng khối lượng các nguồn lực sẵn có cho đầu tư tài chính. Mặt khác thể hiện và giám sát các dự án đầu tư (làm giảm chi phí thu thập thơng tin) và điều này giúp làm tăng hiệu quả của các dự án được thực hiện. Greenwood và Jovanovic (1990) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc phân phối thu nhập và mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế. Cả hai mối quan hệ này được xác lập bằng phương pháp hồi quy đơn. Kết quả cho thấy phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết, cụ thể, phát triển tài chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thơng qua kênh tiết kiệm và đầu tư. Lập luận này được đưa ra trước đây vào năm 1993 bởi King và Levine, họ cho rằng phát triển tài chính như một nhân tố quyết định quan trọng của tăng trưởng kinh tế, làm tăng tiết kiệm và tạo điều kiện tích lũy vốn đầu tư, qua đó tăng cường đầu tư và tăng trưởng. Khi tìm hiểu về tầm quan trọng của tài chính đối với phát triển kinh tế, King và Levine đã sử

dụng dữ liệu của IMF và nhiều chỉ số tài chính khác. Họ tập trung nghiên cứu sự tồn tại mối quan hệ thực nghiệm giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế và đưa ra kết luận về sự tồn tại của mối quan hệ tích cực này. Kết quả thu được cho thấy mức độ tương quan mạnh mẽ của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tích lũy nguồn vốn và cải thiện việc phân bổ nguồn vốn. Điều này lý giải rằng phát triển tài chính có thể gia tăng lợi ích đối với tăng trưởng kinh tế bởi việc gia tăng tỷ lệ tích lũy nguồn vốn và cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.

Thứ hai, khu vực tài chính ảnh hưởng tới số tiền định mức tín dụng trong thị

trường tài chính và hạn chế các doanh nghiệp tiềm năng, từ đó xác định tăng trưởng kinh tế. Điều này đặc biệt đúng khi có sự xuất hiện của một cơng nghệ hồn toàn mới mang lại khả năng khai thác không chỉ trong nước mà còn đối với thị trường xuất khẩu (Alfaro 2004).

Thứ ba, khu vực tài chính cũng có thể xác định mức độ mà các cơng ty nước ngồi

sẽ có thể mượn nhằm mục đích mở rộng hoạt động khai phá của họ ở nước sở tại. Điều này sẽ làm tăng thêm phạm vi tác động của các tác động ngoại tác từ công nghệ đến các doanh nghiệp trong nước. Do đó q trình khuếch tán có thể hiệu quả hơn một khi thị trường tài chính ở nước chủ nhà phát triển tốt, vì điều này cho phép cơng ty con của tập đoàn đa quốc gia lên dự án đầu tư một khi nó đã tham gia vào nước sở tại (Hermes và Lensink 2003). Như Demetriades và Andrianova (2004) giải thích, sự tồn tại của hệ thống tài chính phát triển là một điều kiện tiên quyết để đất nước hiện thực đổi mới và khai thác nguồn lực của nó hiệu quả. Bằng cách này, tài chính được xem là một thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hơn là một yếu tố quyết định sâu sắc sự tăng trưởng của GDP.

Cuối cùng, hiệu quả các vấn đề của thị trường tài chính tới tăng trưởng kinh tế,

trên thực tế, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nước có hệ thống tài chính hiệu quả ít nhạy cảm hơn đối với nguy cơ bùng phát khủng hoảng tài chính sau các rối loạn kinh tế thực và có thể kiên cường hơn đi đối mặt với khủng hoảng xảy ra (Bordo và Meissner 2006; 2000). Quả thật, các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển tốt hơn, tức là các thị trường tài chính và các tổ chức giúp cho tiết kiệm xã hội được sử dụng một

(Bekaert và cộng sự, 2003. Ranciere và cộng sự, 2006). Như đã đề cập của Blejer (2006), các nước có hệ thống tài chính hiệu quả ít bị ngân hàng và khủng hoảng tiền tệ hơn, và các nước này cũng chịu ảnh hưởng ít hơn khi xảy ra khủng hoảng.

Sự phát triển về tài chính được coi là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế và hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự hồi sinh của mối quan hệ với sự nổi lên của lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Một số nghiên cứu đã tập trung vào việc kiểm tra hiệu quả của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, kết quả chung cho thấy khu vực tài chính có tác động đáng kể và tích cực đến tăng trưởng. Ví dụ như Jahfer và Inoue trong nghiên cứu về tác động của phát triển tài chính và FDI tới tăng trưởng của Sri-Lanka, tiến hành vào năm 2014, đưa ra kết luận rằng mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế là mối quan hệ nhân quả hai chiều, và phát triển tài chính cùng với FDI tạo ra tăng trưởng kinh tế khi họ không thể chỉ ra bằng chứng mạnh mẽ nào cho thấy tác động rõ ràng của FDI tới tăng trưởng kinh tế của Sri Lanka. Hàm ý chính của nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển tài chính mới là vấn đề đối với sự tăng trưởng kinh tế chứ khơng phải là FDI. Trước đó, trong nghiên cứu của Ang (2008), Levine (2005) cũng đưa ra kết luận tương tự.

Hơn nữa, một số nghiên cứu nhằm xác định loại thị trường tài chính nào giải thích tốt nhất cho tăng trưởng kinh tế. Ví dụ: Montes và Tiberto (2012), Cole, Moshirian và Wu (2008), và những người khác trong lĩnh vực nghiên cứu này nhấn mạnh rằng phát triển thị trường chứng khoán rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn vì nó tạo điều kiện cho việc phân bổ các nguồn lực, tích lũy vốn và đổi mới cơng nghệ hiệu quả. Tuy nhiên, với điều kiện là có một mối quan hệ tích cực giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu khác lại quan tâm đến việc kiểm tra hướng quan hệ nhân quả giữa hai biến, nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận, các nghiên cứu như Kolapo và Adaramola (Năm 2012), Akinlo và Egbetunde (2010), Estrada, Park và Kamayandi (2010) và Enisan và Olufisayo (2009) khẳng định rằng phát triển tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi Kar, Nazlioglu và Agir (2011), Panopoulou (2009), Odhiambo (2008) và Ang and McKibbin (2007) bằng các nghiên cứu thực nghiệm của họ, kết luận ngược lại.

Ta ̣i nghiên cứu ở Viê ̣t Nam, Phương Anh và Tấn Danh (2015) cho rằng tồn ta ̣i tác đô ̣ng từ phát triển tài chính ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng. Trong trường hợp tốc đô ̣ tăng trưởng phát triển tài chính nhanh hơn tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế, quan hê ̣ này là ngược chiều.

Ảnh hưởng của lạm phát đối với phát triển tài chính

Ảnh hưởng của lạm phát đối với phát triển tài chính bằng cách tạo ra sự xáo trộn và tính khơng chắc chắn của thị trường tài chính, tỷ lệ lạm phát cao khiến hệ thống tài chính khơng hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực. Một số lượng lớn các cơng trình thực nghiệm đã có những đóng góp đáng kể cho sự liên kết về tài chính - lạm phát trong thời gian gần đây, điều này chủ yếu cho thấy lạm phát và hiệu quả của ngành tài chính thể hiện một mối liên hệ tiêu cực.

Abdullah và Batayneh (2015) sử dụng phương pháp tiếp cận tốt nhất để áp dụng cho thử nghiệm hợp nhất là mơ hình phân bố tự phân giải tự hồi quy (ARDL) được phát triển bởi Pesaran et al. (2001) để kiểm tra mối quan hệ giữa lạm phát và khu vực tài chính đối với hoạt động ở Ả-rập Xê-út trong ngắn và dài hạn cho giai đoạn 1982-2013. Kết quả dài hạn và ngắn hạn cho thấy lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến sự phát triển của khu vực tài chính ở Ả-rập Xê-út. Nói cách khác, tỷ lệ lạm phát cao làm giảm hiệu quả của hoạt động của khu vực tài chính.

Kim và cộng sự (2010) đã áp dụng phương pháp ước lượng nhóm trung bình được xây dựng bởi Pesaran và Shin (1998) để điều tra tác động ngắn hạn và dài hạn của lạm phát đối với phát triển tài chính cho 87 quốc gia trong giai đoạn 1965-2005. Kết quả của họ khẳng định rằng lạm phát có một tác động tích cực đến sự phát triển tài chính trong ngắn hạn nhưng lại có một tác động tiêu cực về dài hạn.

Lee và Wong (2005) áp dụng mơ hình hồi quy ngưỡng để điều tra sự tồn tại của các ảnh hưởng ngưỡng lạm phát trong mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế của Đài Loan và Nhật Bản. Kết quả của họ cho thấy phát triển tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi tỷ lệ lạm phát thấp và vừa phải.

kể thời gian xem xét và việc bao gồm hoặc loại trừ các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao bất thường. Boyd et al. (2001) đã cố gắng để đánh giá thực nghiệm tác động của tỷ lệ lạm phát bền vững tới hoạt động của khu vực tài chính. Ơng nhận thấy có mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa lạm phát và phát triển tài chính, rằng mối quan hệ thực nghiệm giữa lạm phát và hoạt động của khu vực tài chính rất phi tuyến. Ví dụ, ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp, dữ liệu cho thấy rằng lạm phát nhiều hơn không phải là kết quả của lợi nhuận vốn cổ phần danh nghĩa lớn hơn. Trong các quốc gia có lạm phát cao, lợi nhuận của các cổ phiếu danh nghĩa sẽ di chuyển theo tỷ lệ cơ bản một – một với việc tăng tỷ lệ lạm phát biên. Huybens and Smith (1998, 1999) trình bày mơ hình tăng trưởng tiền tệ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tài chính và mối quan hệ giữa cung tiền, tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại việt nam liên hệ với nước mỹ (Trang 27 - 39)