Quan hệ tỷ giá và VNIndex

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số viinidex trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 63)

Biến động tỷ giá Biến động VNIndex Tăng mạnh, bất ngờ Giảm mạnh

2.2.4 Cung tiền

Hình 2.9 và trình bày diễn biến và sự thay đổi của tốc độ tăng cung tiền M2 và chỉ số VNIndex giai đoạn 2007–2012.

Hình 2.9: Diễn biến cung tiền M2 và VNIndex

Nguồn: IMF, HOSE, tính tốn của tác giả

Sự thay đổi của tăng trƣởng cung tiền M2 và chỉ số VNIndex giai đoạn 2007- 2012 đƣợc trình bày trong hình Hình 2.10

Hình 2.10: Thay đổi cung tiền M2 và VNIndex

Nguồn: IMF, HOSE, tính tốn của tác giả

49.1% 20.7% 26.3% 29.7% 11.9% 24.5% 23.3% -70.0% 56.8% -2.0% -27.5% 17.7% -80.0% -60.0% -40.0% -20.0% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 M2 VNIndex

Năm 2007

Sau khi gia nhập WTO đầu năm 2007 cùng với kinh tế vĩ mô diễn biến tốt và sự phát triển mạnh của TTCK trong năm 2006 đã thu hút dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ồ ạt chảy vào Việt Nam, lƣợng kiều hối cũng tăng cao hơn so với những năm trƣớc đã dẫn đến tình trạng dƣ thừa nguồn cung USD trên thị trƣờng. Ngay từ đầu năm 2007, NHNN đã thực hiện mua vào ngoại tệ để hạn chế sức ép tăng giá đồng Việt Nam, tăng cƣờng mức dự trữ ngoại hối quốc gia. Tuy nhiên, việc mua vào ngoại tệ và bơm ra nội tệ đã gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế.

Để hút bớt tiền trong lƣu thông và kiềm chế lạm phát, NHNN sử dụng công cụ thị trƣờng mở nhƣ một phƣơng thức điều tiết vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng đồng thời NHNN đã tiến hành tăng dự trữ bắt buộc lên gần 2 lần so với năm 2006 để hút bớt tiền trong lƣu thơng, kiểm sốt tăng trƣởng cung tiền M2: tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND tăng từ 5% lên 10% (dƣới 12 tháng), từ 2% lên 4% (trên 12 đến dƣới 24 tháng); đối với tiền gửi ngoại tệ tăng từ 8% lên 10% (dƣới 12 tháng), từ 2% lên 4% (trên 12 đến dƣới 24 tháng).

Mặc dù đã thực hiện nhiều cơng cụ của chính sách tiền tệ để kiểm sốt cung tiền nhƣng tốc độ tăng trƣởng cung tiền M2 luôn theo xu hƣớng tăng trong cả năm 2007 khi tăng đến 50% so với mức 30% của năm trƣớc.

Trong năm 2007, TTCK dao động trong biên độ 900-1100 điểm với xu hƣớng tăng giảm xen kẽ. Chỉ số VNIndex tăng mạnh ngay từ tháng 1 với mức tăng hơn 38% và đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007 nhƣng điều chỉnh giảm vào các tháng 4, 7, 8. Sau đợt phục hồi vào tháng 9 và 10, thị trƣờng giảm điểm vào tháng 11, 12 nhƣng tính cả năm 2007 thì chỉ số VNIndex tăng hơn 23% so với đầu năm.

Nhƣ vậy, mặc dù có những điều chỉnh tăng giảm nhƣng chỉ số VNIndex tăng điểm cùng với xu hƣớng tăng của cung tiền M2 trong năm 2007 cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa hai chỉ số này.

Năm 2008

Những tháng cuối năm 2007, đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thắt chặt. Đầu năm 2008, NHNN tiếp tục thắt chặt hơn chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thêm 1% đối với tất cả các loại tiền gửi và tung ra thị trƣờng 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc với kỳ hạn 364 ngày vào tháng 3/2008.

Cuối năm 2008, để cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã tiến hành giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 10%-6% với VND và từ 11% xuống 9%-7% đối với ngoại tệ, đồng thời giảm lãi suất của tiền gửi dự trữ bắt buộc xuống 9%-8,5%/năm.

Với chính sách thắt chặt tiền tệ ngay từ đầu năm 2008 thì cung tiền M2 theo một xu hƣớng chung là giảm từ 48% trong tháng 1 xuống còn 21% vào tháng 12. Trong khi đó, chỉ số VNIndex cũng theo một xu hƣớng giảm mạnh trong cả năm 2008 khi để mất gần 70% so với cuối năm 2007. Nhƣ vậy diễn biến của chỉ số tăng trƣởng cung tiền M2 và chỉ số VNIndex cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa hai chỉ số này.

Năm 2009

Sự ảnh hƣởng của cung tiền đến TTCK có thể thấy rõ nét trong năm 2009 khi sự thăng trầm của TTCK trong năm này có quan hệ khá chặt chẽ với những chính sách tiền tệ và dịng tiền đổ vào thị trƣờng. Kể từ lúc phục hồi từ mức thấp nhất vào tháng 2, thị trƣờng đã trải qua 2 lần điều chỉnh mạnh. Sự phục hồi của thị trƣờng từ mức 235,5 điểm lên 512 điểm vào tháng 6 gắn liền với cung tiền trong nền kinh tế tăng nhanh do các chính sách kích cầu của chính phủ. Dƣ nợ từ gói hỗ trợ lãi suất tăng lên nhanh chóng, ngƣời tiêu dùng đƣợc khuyến khích vay tiền.

Từ mức đỉnh cao thứ 2 ở mức 624,1 vào ngày 20/10, thị trƣờng sau đó giảm xuống mức 434,87 vào ngày 12/11. Đợt giảm này cũng bắt nguồn từ những hoạt động siết chặt tín dụng của NHNN. NHNN đƣa ra một loạt các biện pháp hạn chế

cho vay đầu tƣ chứng khoán, kiểm sốt chặt đối tƣợng cho vay tiêu dùng. Ngồi ra, NHNN cũng hạn chế cung tiền qua thị trƣờng mở.

Qua những diễn biến của cung tiền M2 và chỉ số VNIndex cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa hai chỉ số này khi cung tiền tăng (giảm) thì cũng VNIndex tăng (giảm) sau những lần điều chỉnh cung tiền M2 của NHNN.

Năm 2010

Việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vào năm 2009 đã góp phần khơi phục và tăng trƣởng kinh tế nƣớc ta. Nhƣng đồng thời cũng đẩy giá cả tăng cao, gây ra nguy cơ lạm phát trong năm 2010. Để đối phó với tình trạng này, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.

NHNN chủ trƣơng giảm tăng trƣởng tín dụng trong năm 2010 với mục tiêu là 25%. Với chủ trƣơng trên, tốc độ tăng trƣởng cung tiền M2 giảm xuống còn 19% vào tháng 4/2010 từ mức 26% tháng 12/2009, dao động trong khoảng 22% đến tháng 7, và bắt đầu tăng mạnh lên 29,7% vào cuối năm 2010.

Với diễn biến tốc độ cung tiền M2 phân tích nhƣ trên nhƣng trong năm 2010, chỉ số VNIndex ít biến động và đóng cửa năm 2010 với 484,7 điểm, giảm 2% so với cuối năm 2009, đặc biệt trong tháng 4 khi M2 giảm xuống mức thấp nhất (19%) thì chỉ số VNIndex đạt số điểm đóng cửa tháng cao nhất trong năm với 542 điểm. Nhƣ vậy trong năm 2010, mối quan hệ giữa cung tiền M2 và chỉ số VNIndex không xác định đƣợc rõ ràng.

Năm 2011

Với quyết tâm thực hiện chủ trƣơng kiềm chế lạm phát, tốc độ tăng trƣởng cung tiền M2 cuối năm 2011 giảm xuống 11,9% từ mức 30% đầu năm, thấp hơn cả kế hoạch năm là 15-16%, và thấp nhất trong giai đoạn 2007-2011 khi tốc độ cung tiền M2 luôn trên 20%.

giảm của cung tiền M2 để kiềm chế lạm phát.

Năm 2012

Sau khi giảm xuống mức kỷ lục 10% vào tháng 2, tăng trƣởng cung tiền M2 đã bắt đầu tăng trở lại khi cuối năm 2012 tăng trƣởng M2 là 24,5% - là mức tăng cung tiền M2 cao hơn gấp đôi so với năm 2011 (11,9%) khi lạm phát đƣợc kiểm soát và những khởi sắc trong kinh tế vĩ mô.

Thị trƣờng chứng khoán cũng khởi sắc trong năm 2012 khi chỉ số VNIndex tăng hơn 17% so với năm trƣớc. Nhƣ vậy, diễn biến của cung tiền M2 và chỉ số VNIndex trong năm 2012 cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa hai chỉ số này.

Nhận xét mối quan hệ giữa tăng trƣởng cung tiền M2 và chỉ số giá chứng khoán VNIndex giai đoạn 2007 – 2012

Trong giai đoạn 2007-2012, ngoại trừ năm 2010 mối quan hệ giữa tăng trƣởng cung tiền M2 và chỉ số giá chứng khốn VNIndex khơng xác định đƣợc thì những năm cịn lại trong giai đoạn này cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa hai chỉ số này khi thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ làm tốc độ tăng trƣởng cung tiền tăng lên thì chỉ số giá chứng khốn cũng tăng trong các năm 2007, 2009 và 2012 nhƣng chỉ số giá chứng khoán giảm trong năm 2008 và 2011 khi cung tiền giảm đi do chính sách thắt chặt tiền tệ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 tác giả giới thiệu tổng quan về TTCK Việt Nam cũng nhƣ sự hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM. Bên cạnh đó, tác giả giới thiệu về chỉ số giá chứng khoán VNIndex và diễn biến của chỉ số VNIndex trong giai đoạn 2007 – 2012. Tiếp theo, tác giả phân tích ảnh hƣởng của bốn nhân tố kinh tế vĩ mô là chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, tỷ giá và cung tiền đến TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012. Kết quả cho thấy sự tác động và ảnh hƣởng khác nhau của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên TTCK Việt Nam, cụ thể nhƣ sau:

Khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng mạnh vƣợt q tầm kiểm sốt thì nó có mối quan hệ ngƣợc chiều với chỉ số VNIndex (VNIndex giảm điểm) nhƣng khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng ở mức vừa phải thì nó có mối quan hệ cùng chiều với chỉ số VNIndex.

Lãi suất tiền gửi ngân hàng và chỉ số VNIndex có mối quan hệ ngƣợc chiều: khi lãi suất tăng cao thì VNIndex giảm điểm nhƣng khi lãi suất thấp thì VNIndex tăng điểm.

Mối quan hệ giữa tỷ giá và VNIndex chƣa thể xác định là cùng chiều hay ngƣợc chiều nhƣng khi tỷ giá tăng mạnh và bất ngờ thì VNIndex sụt giảm mạnh, khi tỷ giá tăng nhẹ và đƣợc dự đốn trƣớc thì khơng ảnh hƣởng nhiều đến VNIndex. Cung tiền và chỉ số VNIndex có mối quan hệ cùng chiều: khi cung tiền tăng mạnh thì VNIndex tăng điểm nhƣng VNIndex mất điểm khi tốc độ tăng trƣởng cung tiền giảm.

Trong phần nghiên cứu thực nghiệm ở chƣơng 3, tác giả sẽ kiểm chứng lại mối quan hệ giữa bốn nhân tố kinh tế vĩ mô này và xem xét sự ảnh hƣởng của chúng đến chỉ số VNIndex trong giai đoạn nghiên cứu. Trên cơ sở dựa vào kết quả mơ hình nghiên cứu đồng thời xác định những vấn đề còn tồn tại của TTCK Việt Nam và nguyên nhân của nó, trong chƣơng 4 tác giả đề ra các giải pháp giải quyết các vấn đề tồn tại và các nhân tố kinh tế vĩ mô để phát triển TTCK Việt Nam.

CHƢƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MƠ ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN

VIỆT NAM

3.1 DỮ LIỆU VÀ MÔ TẢ CÁC BIẾN

3.1.1 Thu thập và mô tả dữ liệu

Dữ liệu dùng trong nghiên cứu này là các chuỗi dữ liệu thời gian theo tháng: chỉ số giá chứng khoán VNIndex, chỉ số giá tiêu dùng CPI, lãi suất tiền gửi ngân hàng Interest, tỷ giá FX và cung tiền M2, đƣợc thu thập từ hai nguồn chính: Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM và hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của Quỹ tiền tệ quốc tế (International Money Fund – IMF). Mẫu quan sát đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2012. Năm 2007 đƣợc chọn làm năm bắt đầu quan sát, vì đây là năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade Organization – WTO), đánh dấu giai đoạn mới của kinh tế Việt Nam với việc phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế cũng nhƣ thu hút dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, thị trƣờng chứng khốn bắt đầu bƣớc vào giai đoạn điều chỉnh sau khi phát triển nóng trong năm 2006. Và năm 2012 là năm kết thúc của dữ liệu vì đây là năm tài chính gần nhất để tăng tính thực tiễn của nghiên cứu. Bảng 3.1 tóm tắt dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số viinidex trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)