Quan hệ giữa CPI và VNIndex

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số viinidex trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 50)

Năm CPI VNIndex Mối quan hệ 2008, 2010, 2011 Tăng cao Giảm điểm Ngƣợc chiều 2007, 2009, 2012 Tăng thấp Tăng điểm Cùng chiều

2.2.2 Lãi suất

Diễn biến của lãi suất và chỉ số giá chứng khoán VNIndex giai đoạn 2007 – 2012 đƣợc trình bày trong Hình 2.6.

Hình 2.6: Diễn biến lãi suất tiền gửi và VNIndex

Nguồn: IMF, HOSE

Năm 2007

Năm 2007, lãi suất tiền gửi huy động nhìn chung đƣợc duy trì ổn định ở mức tƣơng đối thấp là 7-8%/năm. Tƣơng ứng với thời gian này, TTCK trải qua sự tăng trƣởng và điều chỉnh suốt năm 2007. Nhìn nhận trực quan, dƣờng nhƣ khơng thấy có sự ảnh hƣởng nào của lãi suất, cụ thể là lãi suất huy động tiền gửi lên diễn biến thị trƣờng giai đoạn này. Bởi lãi suất có khuynh hƣớng đi ngang, ổn định, trong khi VNIndex có nhiều biến động.

Năm 2008

Với xu hƣớng lạm phát tăng mạnh ngay từ đầu năm 2008, các ngân hàng thƣơng mại đã đẩy lãi suất huy động tăng mạnh lên 16% – 18% trong và 20%–21% đối với các khoản vay. Lãi suất tiền gửi đƣợc nâng lên mức cao kỷ lục, một phần nhằm kìm chế lạm phát, ổn định vĩ mơ, một phần ảnh hƣởng là do TTCK đã phát triển quá nóng, nguy cơ sụp đổ rất gần, tăng lãi suất, để giảm bớt lƣợng tiền đổ vào chứng khoán, giảm nhiệt cho thị trƣờng. Từ quý 3, với tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát khi chỉ số giá tiêu dùng có xu hƣớng tăng chậm và giảm, NHNN đã

từng bƣớc nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất giảm nhanh về 8% vào cuối năm. Cùng với những bất ổn kinh tế vĩ mơ và sự tăng trƣởng nóng trong năm 2007, đóng cửa năm 2008 chỉ số VNIndex sụt giảm mạnh với gần 70% so với đầu năm. Lãi suất tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2008 và bắt đầu giảm từ tháng 8/2008 nhƣng chỉ số VNIndex vẫn theo xu hƣớng giảm trong cả năm 2008, điều này cho thấy trong năm 2008 lãi suất không phải là nhân tố có ảnh hƣởng quyết định đến diễn biến của TTCK Việt Nam khi sự tăng trƣởng quá nóng trong giai đoạn 2006 – 2007 và khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 xảy ra mới là nguyên nhất quyết định.

Năm 2009

Sau năm 2008 biến động và leo thang chƣa từng có trong lịch sử thì sang 6 tháng đầu năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản với lãi suất huy động là 7%/năm. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thƣơng mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lƣợt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đƣờng cong lãi suất” bị xóa nhịa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn.

Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12, các ngân hàng thƣơng mại đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, một số thành viên có tới 10,5%/năm (chƣa tính các hình thức khuyến mại, cộng thƣởng gián tiếp). Với diễn biến này, NHNN phát thơng điệp kiểm tra tồn diện các trƣờng hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên, các thành viên đồng loạt áp tối đa ở mức 10,49%/năm. Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Khi lãi suất huy động giảm trong năm 2009, thị trƣờng chứng khoán đã phục hồi từ mức đáy 235,50 điểm ngày 24/2/2009 và đóng cửa 494.77 điểm năm 2009 với mức tăng hơn 56,7% so với đầu năm. Năm 2009 cho thấy mối quan hệ ngƣợc

chiều khá rõ giữa lãi suất huy động và chỉ số VNIndex: VNIndex có xu hƣớng tăng trong 9 tháng đầu năm khi lãi suất huy động giảm và ổn định, nhƣng khi lãi suất huy động tăng từ quý IV thì VNIndex bắt đầu giảm điểm đến cuối năm. Nhƣ vậy mối quan hệ ngƣợc chiều trong năm 2009 giữa lãi suất và VNIndex là phù hợp với lý thuyết.

Năm 2010

Lãi suất tiền gửi trong 9 tháng đầu năm đƣợc duy trì ở mức 10%-11%/năm, tuy nhiên có sự tăng đột biến vào ba tháng cuối năm khi lãi suất tăng từ 11%/năm lên 13,88%/năm. Chỉ số VNIndex dao động với biên độ hẹp 450-500 điểm và có xu hƣớng đi ngang trong năm này. Thị trƣờng đóng cửa cuối năm ở mức 484,66 điểm, giảm 2,04% so với đầu năm. Điều này cho thấy chỉ số VNIndex ít biến động khi lãi suất tiền gửi ổn định.

Năm 2011

Khi lạm phát có dấu hiệu tăng cao vào những tháng cuối năm, lãi suất huy động của ngân hàng đã đẩy lên mức 14%/năm và khi kịch bản lạm phát tăng cao năm 2009 có dấu hiệu lặp lại vào năm 2011, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô khi ban hành Nghị quyết 11 vào ngày 24/02/2011 với chủ trƣơng chính là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và chính sách tài khóa thắt chặt khi NHNN quy định lãi suất huy động tối đa 14% trong suốt năm 2011 và thực tế xảy ra là các ngân hàng thƣơng mại thỏa thuận ngầm với khách hàng với lãi suất 18-19%/năm. Với mức lãi suất cao ngất ngƣỡng này, dòng tiền đổ vào ngân hàng là điều đƣơng nhiên khiến TTCK càng trở nên bi đát hơn. Phù hợp với lý thuyết mối quan hệ giữa lãi suất huy động và chỉ số giá chứng khoán, tƣơng ứng trong thời gian này, chỉ số VNIndex trong xu hƣớng giảm điểm kéo dài khi lãi suất đƣợc duy trì ở mức cao và kết thúc năm mới mức giảm 27,46% so với đầu năm.

Năm 2012

Khi chỉ số giá tiêu dùng CPI bắt đầu giảm là một đợt ép cắt giảm lãi suất huy động chóng mặt chƣa từng thấy. Cơng cụ hành chính trần lãi suất liên tiếp bơm thuốc kích thích cho thị trƣờng chứng khoán. Chỉ từ tháng 3 đến tháng 6, NHNN liên tiếp 5 lần ép trần lãi suất huy động giảm từ mức 14% xuống còn 9%.

Đi cùng với đó là hàng loạt những thơng tin tích cực về cơng tác thanh tra, giám sát, xử phạt mạnh tay hoạt động “đi đêm” lãi suất khiến kênh “đầu tƣ” tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn, lãi suất huy động đã giảm về mức 8%/năm vào cuối năm. Kênh chứng khoán lại khởi sắc trở lại và kỳ vọng về làn sóng tiền tiết kiệm đổ vào chứng khoán đã làm tăng tốc đáng kể chu kỳ phục hồi đang diễn ra và thị trƣờng đóng cửa với VNIndex đạt 413,70 điểm – tăng 17,66% so với đầu năm. Nhƣ vậy, mối quan hệ ngƣợc chiều giữa lãi suất và chỉ số VNIndex trong năm 2012 là phù hợp với lý thuyết.

Nhận xét mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi và chỉ số giá chứng khoán VNIndex giai đoạn 2007 – 2012

Qua diễn biến của lãi suất tiền gửi và TTCK giai đoạn 2007 - 2012 có thể nhận thấy mối quan hệ ngƣợc chiều nhau lãi suất tiền gửi và chỉ số giá chứng khoán VNIndex: khi khi lãi suất thấp hoặc khi lãi suất cao nhƣng có xu hƣớng giảm thì chỉ số VNIndex tăng điểm và khi lãi suất cao thì chỉ số VNIndex giảm điểm nhƣ đƣợc trình bày trong Bảng 2.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số viinidex trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 50)