5. Kết cấu của luận văn:
3.1. Định hướng phát triển hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống
ngân hàng
3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đến năm 2020 Nam đến năm 2020
Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng chính sách của Chính phủ, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Hướng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013 – 2020 bình quân khoảng 10%/năm. Giai đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;
Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cho phù hợp với từng giai đoạn;
Nâng cao chất lượng tín dụng; xây dựng cơ chế trích lập dự phịng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020 – 2030 ở mức dưới 3%;
Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương củ Đảng và Nhà nước, chương
trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Hồn thiện mơ hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm sốt và phân tích, cảnh báo rủi ro; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Dựa trên những định hướng hoạt động cụ thể, Chiến lược đã đề ra những biện pháp thực hiện chi tiết như: Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, cán bộ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Tiếp tục phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực; Nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và kiểm soát nội bộ.
3.1.2. Định hướng phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việt Nam.
Việc hội nhập quốc tế đưa đến nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít thách thức cho ngành ngân hàng Việt Nam, một trong những thách thức đó chính là vấn nạn rửa tiền. Để chống lại nạn rửa tiền một cách cơ bản và hiệu quả, thì hoạt động phịng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải hướng đến các mục tiêu sau:
Thứ nhất, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tội phạm lợi dụng hệ thống
tài chính, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro của các định chế tài chính. Tăng cường sự phát triển hệ thống tài chính Việt Nam và hội nhập với toàn cầu.
Thứ hai, phát triển một hệ thống giám sát các dòng vốn, cải thiện các
và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan phòng, chống rửa tiền, và nâng cao năng lực của các cơ quan điều tiết tài chính, lập pháp, hành pháp trong việc phát hiện, điều tra và chống tội phạm.
Thứ ba, ngăn chặn, chống tội phạm rửa tiền bằng cách tham gia hiệu
quả hơn trong hợp tác quốc tế với mục tiêu xây dựng một mạng lưới quốc tế phòng, chống rửa tiền hiệu quả hơn, đặc biệt là trong mục tiêu chống rửa tiền xuyên quốc gia và các hoạt động tài trợ khủng bố.
Thứ tư, tham gia các tổ chức quốc tế về chống rửa tiền một cách tích
cực hơn, nhằm phát triển và cải thiện các khn khổ phịng, chống rửa tiền quốc tế.