CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG
4.1.3.2. Thị trường xuất khẩu
Theo Tổng cục Thống kế, Gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, chiếm trên 38% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm 2017 đạt 1,56 triệu tấn, thu về 700,73 triệu USD (tăng mạnh 31,9% về lượng và tăng 30,3% về kim ngạch so với 8 tháng đầu năm 2016). Philippines vẫn đứng thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt Nam, với lượng gạo xuất khẩu 421.769 tấn (chiếm 10,3%), kim ngạch đạt
167,25 triệu USD (chiếm 9,3%), đạt mức tăng 115% về lượng và tăng 100% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Malaysia vẫn đứng thứ 3 thị trường, với 365.705 tấn, thu về 167,25 triệu USD (tăng mạnh 80,6% về lượng và tăng 61,7% về kim ngạch so với cùng kỳ).
Tỉnh Kiên Giang đã xuất khẩu gạo 25 năm nay và trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo hàng đầu trong cả nước. Năm 1989 xuất khẩu chỉ một vài thị trường, đến năm 2007 được 29 thị trường và đến nay đã mở rộng thị trường tại 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Qua phụ lục 04, thị trường xuất khẩu gạo tỉnh Kiên Giang chủ yếu là ở Châu Á (Đông Nam Á) và Châu Phi, cụ thể năm 2014 thị trường Châu Á chiếm 57,41%, Châu Phi chiếm 40,62% còn lại là Châu Âu chiếm 0,2%, Châu Mỹ chiếm 0,1% và thị trường khác chiếm 1,67%, thể hiện qua hình sau:
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo tỉnh Kiên Giang 2016 Nguồn: Sở công thương tỉnh Kiên Giang
Thị trường Châu Á thực hiện các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp từ các nước nhập khẩu và một phần hợp đồng tập trung. Thị trường Châu Phi chủ yếu thực hiện các hợp đồng thương mại; đối với các hợp đồng xuất khẩu tập trung từ Chắnh phủ thông qua Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) sau khi thỏa thuận với các nước nhập khẩu phân lại cho các doanh nghiệp; vì thế doanh nghiệp rất bị động khi thực hiện hợp đồng này, đồng thời giá xuất thường là giá FOB nên ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm. Thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ và hiện tại có xu hướng giảm do các nước nhập khẩu đặt ra các rào cản kỹ thuật mà chất lượng gạo của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của họ. Với
cơ cấu thị trường này chứng tỏ Kiên Giang chỉ xuất khẩu được gạo chất lượng thấp từ đó hiệu quả không cao.