Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG

4.1.3.4. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo

Thực hiện Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chắnh phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, thời gian qua tỉnh Kiên Giang tổ chức điều hành xuất khẩu gạo

dựa trên nguyên tắc: (i) Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hố và bảo đảm lợi ắch người trồng lúa theo chắnh sách hiện hành; (ii) Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước; (iii) Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả. Đồng thời tại Khoản II.2 Quyết định 6139/QĐ-BCT ngày 28/8/2013 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo ghi rõ: (i) Từ nay đến năm 2015: Kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đảm bảo tối đa 150 đầu mối. (ii) Từ sau năm 2015: Điều chỉnh số lượng đầu mối và địa bàn hoạt động phù hợp với tình hình thực tế; nâng cao chất lượng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Hiện tại tỉnh Kiên Giang có 06/145 đầu mối (doanh nghiệp) xuất khẩu gạo đảm bảo về điều kiện kho, máy móc thiết bị, vùng nguyên liệuẦ được Bộ Công Thương cấp giấy phép xuất khẩu gạo theo quy định, điều này khẳng định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng; tuy nhiên việc tranh mua tranh bán của các doanh nghiệp, giảm lòng tin đối với khách hàng (hủy hợp đồng do lúc ký giá thấp, thời gian giao giá cao) việc ép giá từ phắa khách hàng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ chế phân bổ hợp đồng tập trung thơng qua vinafood 2 có thể là một trong những nguyên nhân phát sinh tiêu cực trong quan hệ xin - cho khi có sự chênh lệch lớn về giá xuất khẩu và giá nội địa. Ai sẽ hưởng phần chênh lệch này? Chắnh phủ, doanh nghiệp hay nông dân? Đây là một câu chuyện đã được tranh luận rất nhiều trên các phương tiện thông tin; nhưng đối tượng thụ hưởng là ai? Thì việc phân bổ chỉ tiêu hợp đồng tập trung như hiện tại không tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu, không mang lại lợi ắch tối đa cho Nhà nước và cho người sản xuất.

Năm 2015 là năm thứ 6 triển khai chắnh sách thu mua tạm trữ thóc, gạo; việc triển khai kịp thời chủ trương mua tạm trữ sẽ làm giảm bớt thiệt hại cho nơng dân, tránh được tình trạng nơng dân bán lúa giá thấp. Nếu so sánh giá thành bình quân sản xuất lúa với giá thành Bộ tài chắnh công bố riêng cho từng vụ với giá bán thực tế của người nơng dân thì người nơng dân vẫn có lãi trên 30%. Qua thực hiện chắnh sách thu mua tạm trữ một mặt giải quyết phần nào khó khăn về vốn (hỗ trợ lãi tiền vay) cho các

doanh nghiệp trong suốt thời gian mua tạm trữ, góp phần tiêu thụ lúa hàng hóa trong dân. Tuy nhiên, chắnh sách thu mua tạm trữ thóc gạo vẫn cịn một số vấn đề cần xem xét; chẳng hạn: khi phân bổ chỉ tiêu tạm trữ, Việt Nam phân bổ dựa vào năng lực kho chứa, tài chắnh của các doanh nghiệp xuất khẩu không căn cứ vào sản lượng thu hoạch từng địa phương trong khi quy hoạch các thương nhân xuất khẩu gạo có hiệu lực vào ngày 31/3/2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)