Chất lượng gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.1. Chất lượng gạo xuất khẩu

* Về giống và cơ cấu chọn giống

Mục tiêu của dự thảo ỘĐề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030Ợ đến năm 2030 là đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm

gạo thơm và gạo đặc sản. Để đạt được mục tiêu trên nhiệm vụ trước mắt là (i) Xây dựng cơ cấu giống lúa hợp lý, phù hợp thị trường xuất khẩu, giảm số lượng giống, giảm tỷ lệ gieo trồng giống chất lượng trung bình - thấp. (ii) Hàng năm, trước vụ Đơng Xn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần trao đổi với địa phương, các hợp tác xã và nhóm hộ nơng dân đưa ra dự kiến cơ cấu xuất khẩu của năm tiếp theo đối với các nhóm lúa gạo để làm định hướng sản xuất mỗi vụ lúa. (iii) Định kỳ mỗi năm, ngành nông nghiệp tỉnh nên tổ chức hội thảo, tham quan các mơ hình sản xuất giống, đánh giá các giống lúa triển vọng giúp nông dân hiểu thêm các giống lúa và khả năng thắch nghi của chúng.

* Kỹ thuật canh tác

Mục tiêu của ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 là có trên 90% diện tắch trồng lúa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác; để đạt được mục tiêu trên cần tập trung thực hiện một số việc sau: (i) Phát huy vai trò của Trung tâm khuyến nông và các trạm khuyến nông huyện thị trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với bà con nông dân. (ii) Cần bố trắ ắt nhất 01 cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành trồng trọt tại các huyện trọng điểm để phụ trách công việc chuyển giao cũng như hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng lúa. (iii) Đặc biệt nhân rộng mơ hình thực hiện quy trình Ộ1 phải, 5 giảmỢ (1 phải: phải dùng giống xác nhận; 5 giảm: giảm giống, giảm bón thừa phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch, đồng thời hướng tới giảm phát thải khắ nhà kắnh, giảm công lao động và giảm ơ nhiễm mơi trường) trên địa bàn tồn tỉnh.

* Việc quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao

Để phát triển nguồn nguyên liệu một cách bền vững. Trên thực tế, thực hiện tắch cực vai trò liên kết bốn nhà, đó là ỘNhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nơngỢ (học tập mơ hình tỉnh An Giang). Cụ thể: (i) Nhà nước: Quy hoạch đầu tư phát triển sản xuất lúa cho từng giai đoạn; thông tin, dự báo thị trường lúa gạo; hàng năm phân bổ ngân sách cho công tác nghiên cứu lai tạo các giống lúa mới, hỗ trợ về vốn cho nông dân và các doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo theo quy định hiện hành. (ii) Nhà khoa học: nghiên cứu lai tạo và chọn lọc giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo các giống lúa mới; cùng với các ngành liên quan

nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để giảm giá thành, nâng cao năng suất và chất lượng. (iii) Nhà doanh nghiệp: phối hợp với chắnh quyền địa phương, các nhà khoa học đặt hàng các hợp tác xã, nhóm hộ nơng dân để sản xuất theo nhu cầu như Ộđúng giống, đủ số lượngỢ và ký hợp đồng bao tiêu với nơng dân, từ đó sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu, đảm bảo được chất lượng sản phẩm. (iv) Nhà nông: ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa vào đồng ruộng, sản xuất theo đúng nhu cầu của các doanh nghiệp và nâng cao ý thức, giữ chữ tắn trong việc hợp tác, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.

* Khâu bảo quản sau thu hoạch

Hiện nay, việc tồn trữ sau thu hoạch chỉ có ở khu vực nhà nước và công ty tư nhân. Riêng đối với tỉnh Kiên Giang, kho tồn trữ ở khu vực tư nhân hầu như khơng có, nếu có thì sản lượng khơng đáng kể; với tổng năng lực kho chứa 391.830 tấn (trong đó: 132.515 tấn kho chứa lúa, 259.315 tấn kho chứa gạo) của 06 doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại tỉnh về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về sức chứa trong tỉnh. Tuy nhiên, để góp phần nâng cao chất lượng hạt gạo; quan trọng nhất là giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của vùng lúa Đồng bằng sông Cửu Long từ 13,7% hiện nay xuống ngang mức của Ấn Độ và Nhật Bản (5 Ờ 6%) người trồng lúa và ngành chức năng cần giải quyết một số vấn đề về cải tiến công nghệ bảo quản sau thu hoạch như sau: (i) Triển khai thực hiện tốt Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chắnh phủ về chắnh sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp hỗ trợ 100% lãi suất trong 02 năm đầu, 50% lãi suất năm thứ 03 cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân mua máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. (ii) Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phối hợp với các ngành có liên quan tiến hành rà soát, xem xét lại hệ thống quản lý sau thu hoạch từ đó chấn chỉnh lại phù hợp với tình hình thực tế từng bước nâng dần chất lượng gạo xuất khẩu.

* Trình độ máy móc thiết bị của doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang sử dụng Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu gạo đảm bảo theo yêu cầu của Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chắnh phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và Thông tư 12/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kho chứa thóc và cơ sở

xay xát thóc, gạo. Để chất lượng gạo xuất khẩu ổn định hơn trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tập trung: (i) Đầu tư, nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị đang sử dụng trên cơ sở rà sốt hệ thống đang có phù hợp với thị hiếu khách hàng ưu tiên đầu tư hệ thống nhà máy xay xát, chế biến gắn với xây dựng vùng nguyên liệu. (ii) Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ sử dụng máy móc thiết bị, ln dự nguồn nguồn nhân lực để chủ động hơn trong quá trình vận hành. (iii) Cần phối hợp với các doanh nghiệp cùng ngành đề nghị các cấp có thẩm quyền định kỳ kiểm định tắnh đảm bảo về yêu cầu, kỹ thuật của hệ thống máy móc đang sử dụng; đồng thời xử phạt nghiêm những doanh nghiệp vi phạm, từng bước nâng dần năng lực cạnh tranh trong nội bộ ngành.

* Ý thức người dân về đảm bảo chất lượng lúa

Trong sản xuất lúa nhiều thập niên quan, ý thức trách nhiệm của người nông dân đối với cộng đồng về sản phẩm của mình làm ra còn rất hạn chế, việc bán lúa chủ yếu dựa vào thương lái, giá cả rất bấp bênh, khơng truy tìm được nguồn gốc sản phẩm, từ đó làm hạn chế thu nhập của chắnh bản thân họ. Vì thế để giúp người nơng dân từ bỏ thói quen cũ từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm do mình làm ra; thời gian tới các ngành chức năng phối hợp với chắnh quyền địa phương tuyên truyền: (i) Lợi ắch của người nông dân khi tham gia sản xuất theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn. (ii) Đặc biệt, khuyến cáo người nông dân sử dụng giống lúa chất lượng cao trong sản xuất không những được hỗ trợ kỹ thuật canh tác, ứng vốn mà còn đảm bảo lợi nhuận khi thu hoạch.

* Về xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu

Theo Trần Văn Đạt, nguyên Chánh Chuyên Gia FAO (Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hợp Quốc) cho rằng: ỘCần có sự điều hợp hữu hiệu của nhà nước cho 4 thành phần tham gia chương trình xây dựng thương hiệu: nhà khảo cứu lúa gạo, nông dân trồng lúa, thương lái-giới xay chà-chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu trong khung Chương trình Quốc gia Xây dựng Thương hiệu cho Lúa gạo Việt NamỢ. Do đó muốn xây dựng được thương hiệu đặc trưng cho gạo Việt Nam nói chung và gạo Kiên Giang nói riêng, cần: (i) Chọn, tạo và phổ biến cho nông dân các giống lúa có chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn; (ii) Tổ chức sản xuất theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn cũng như những hình thức tổ chức để có sản lượng hàng hóa lớn và đồng đều với

giá thành rẻ hơn; (iii) Các cấp có thẩm quyền hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng kho, dự trữ, bảo quản đảm bảo chất lượng ổn định; (iv) Các ngành chức năng cùng các doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm gạo và cố gắng ký được các hợp đồng tiêu thụ dài hạn với các nước có tiềm năng từ đó tạo tiếng vang cho sản phẩm. Trong thời gian chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn trình Chắnh phủ phê duyệt ỘĐề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030Ợ trước mắt chúng ta cần chọn ra những giống lúa hoặc nhóm giống có những đặc tắnh chung như: dạng hạt, hàm lượng amylose (độ cứng hoặc mềm cơm), độ thơm, hoặc gạo hữu cơ, gạo có vi chất giàu dinh dưỡngẦ để sản xuất với số lượng lớn, với những tiêu chuẩn bắt buộc như VietGAP, GlobalGAPẦ khiến người tiêu dùng dễ nhận biết về thương hiệu và có sự tin tưởng về chất lượng, khẩu vị. Hiện tại cần tập trung đầu tư cho vùng Tứ giác Long Xuyên để xây dựng thương hiệu gạo vì đây là vùng được các nhà khoa học nghiên cứu xản xuất sản phẩm lúa đạt chất lượng tốt nhất trong vùng ĐBSCL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)