Khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG

4.1.3.3. Khả năng cạnh tranh

Trong khuôn khổ đề tài này khả năng cạnh tranh gạo xuất khẩu, được tác giả đề cập đến 03 vấn đề: chất lượng, giá cả và phương thức thanh toán

Về chất lượng: thời gian qua mặc dù Kiên giang luôn nằm trong danh sách các tỉnh đứng đầu về xuất khẩu gạo, nhưng chỉ về sản lượng cịn về chất lượng thì sao? Thực tế chứng minh rằng giá trị gạo xuất khẩu của tỉnh so với mặt hàng cùng loại của các nước khác thì giá Kiên Giang vẫn ở mức thấp (giá gạo bình quân hiện tại thấp hơn Thái Lan 10-15 USD/tấn); tỷ trọng gạo xuất khẩu lần lượt là gạo phẩm cấp cao, gạo phẩm cấp thấp và gạo phẩm cấp trung bình, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3: Phân loại chất lượng XK gạo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 - 2016

Năm Phẩm cấp cao (5% - 10% tấm) Phẩm cấp trung bình (15% - 20% tấm) Phẩm cấp thấp (trên 25% tấm) Tổng cộng 2010 48,70 18,40 32,90 100 2011 49,70 18,20 32,10 100 2012 47,30 18,40 34,30 100 2013 48,10 17,30 34,60 100 2014 57,10 17,70 25,20 100 2015 62,60 17,40 20,00 100 2016 76,70 7,40 15,90 100

Nguồn: Sở công thương tỉnh Kiên Giang

Trong những năm đầu xuất khẩu, gạo Kiên Giang chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp 25% tấm chiếm trên 97%, đến năm 2007 cơ cấu gạo xuất khẩu được cải thiện rõ rệt thể hiện qua chất lượng gạo từng bước được nâng dần lên gạo phẩm cấp cao chiếm 53% và đến năm 2014 là 76,70%; nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp cũng như người nông dân cải tiến, đổi mới đầu tư trong khâu chọn giống, chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

Biểu đồ 4.2: Tỷ trọng gạo XK tỉnh Kiên Giang năm 2016 Nguồn: Sở công thương tỉnh Kiên Giang

Qua bảng số liệu trên cho thấy, gạo Kiên Giang xuất khẩu chủ yếu ở 02 loại: gạo phẩm chất cao và gạo phẩm chất thấp. Gạo phẩm chất cao thể hiện sự linh hoạt của hoạt động xuất khẩu Kiên Giang với nhu cầu thế giới; gạo phẩm chất thấp là do thời gian qua thị trường xuất khẩu gạo của tỉnh chủ yếu tập trung vào Châu Á và Châu Phi, đây là hai thị trường có nhu cầu gạo phẩm chất thấp ắt dùng gạo phẩm chất cao. Nhìn chung chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của tỉnh từng bước được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, sản phẩm chưa đa dạng và chưa tạo ra sản phẩm đặc thù; đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu đôi lúc chưa đảm bảo tắnh đồng nhất về chất lượng trong từng lơ hàng xuất từ đó ảnh hưởng rất lớn đến uy tắn cũng như việc tạo thương hiệu riêng cho hạt gạo tỉnh nhà.

Về giá cả: nhu cầu tiêu dùng gạo trên thế giới rất đa dạng, ứng với từng loại gạo thì có giá khác nhau; thường thì giá cả do chất lượng, điều kiện thương mại, quan hệ cung cầu quyết định, riêng đối với mặt hàng gạo yếu tố thời vụ chi phối khá nhiều đến sự biến động của giá cả. Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng năm 2017 đạt 441,4 USD/tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trắ thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017 với 40,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2017 đạt 1,38 triệu tấn và 623 triệu USD, tăng 32,7% về khối lượng và tăng 31,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016 (Báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2017). Đối với tỉnh Kiên Giang, tuy xuất khẩu gạo của tỉnh thời gian qua đạt kết quả

khá cao nhưng chỉ dừng lại ở sản lượng, hiệu quả thì tương đối thấp thể hiện mức giá xuất khẩu bình quân của tỉnh thường thấp hơn so với mức giá bình quân của cả nước.

Nguyên nhân chắnh là do giá gạo xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng gạo, tiếp đến là uy tắn của nước xuất khẩu, một số nguyên nhân khác về cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho ngành gạo và một vấn đề đáng quan ngại là trong thời gian qua khách hàng khi mua gạo Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng đã tắnh dự phịng rủi ro vào giá xuất vì họ lo ngại khả năng thực hiện hợp đồng, chắnh sách điều hành xuất khẩu. Mặt khác, giá gạo xuất khẩu còn tùy thuộc vào thời vụ thu hoạch, điệp khúc Ộđược mùa mất giáỢ cứ lặp đi lặp lại đối với người nông dân; tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây thực trạng này phần nào đã được giải quyết vì thực hiện chắnh sách thu mua tạm trữ của Chắnh phủ, chắnh sách này vừa đảm bảo cho người nông dân lãi trên 30% (theo Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 của Chắnh phủ) vừa tiêu thụ hết lúa hàng hóa trong dân góp phần bình ổn thị trường.

Phương thức thanh toán:

Hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang áp dụng phương thức thanh toán khá đa dạng từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế; cụ thể: Điện chuyển tiền T/T (Telegraphic Transfer), thư tắn dụng L/C (Letter of Credit), nhờ thu trả chậm D/A (Document against Acceptance), nhờ thu trả ngay D/P (Document against Payment); trong đó phương thức thanh toán L/C chiếm tỷ trọng khá cao và trở thành phương thức thanh toán chủ yếu. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo luôn linh hoạt trong phương thức thanh toán để tạo thị phần. Vắ dụ: đối với Châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 sau Châu Á nhưng khả năng thanh toán kém do vậy thường các doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán trả chậm D/A; thị trường Châu Á (Trung Quốc, Singapore) vì đây là thị trường truyền thống, khách hàng lâu năm thường áp dụng hình thức thanh tốn T/T (trả ngay hay trả chậm) và D/P và những khách hàng mới thì áp dụng phương thức thanh tốn L/C mặc dù chịu phắ ngân hàng cao hơn so với các phương thức khác, nhưng sẽ đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)