Phân tích điểm xu hướng PSM so sánh hiệu quả sản xuất mơ hình cánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của mô hình cánh đồng mẫu lớn với sản xuất tự do trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 54 - 61)

2.2.2 .Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất

4.3. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA MƠ HÌNH CĐML VÀ SXTD

4.3.4. Phân tích điểm xu hướng PSM so sánh hiệu quả sản xuất mơ hình cánh

cánh đồng mẫu lớn và sản xuất tự do

Áp dụng phân tích điểm xu hướng PSM so sánh hiệu quả sản xuất mơ hình CĐML và SXTD, tác giả đã xác định được điểm xu hướng và thỏa mãn thuộc tính cân bằng bằng cách thực hiện lệnh “pscore” trong Stata. Sau đó, tác giả dùng phương pháp so sánh cận gần nhất để tính tốn các tác động can thiệp bình qn của việc tham gia mơ hình cánh đồng lớn tác động như thế nào đến hiệu quả sản xuất lúa của nơng dân trong và ngồi mơ hình bằng lệnh “attnd”.

Bảng 4.7: So sánh hiệu quả sản xuất lúa của mơ hình CĐML và SXTD

Chỉ tiêu ĐVT ATT Std. Err t

Tổng chi phí Triệu

đồng/ha/vụ -2,519 0,081 -31,247

Năng suất Tấn/ha/vụ 0,455 0,025 17,974

Giá bán Nghìn

đồng/kg 0,180 0,040 4,472

Tổng doanh thu Triệu

đồng/ha/vụ 3,242 0,235 13,794

Lợi nhuận Triệu

đồng/ha/vụ 5,761 0,262 22,016

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả năm 2016

Kết quả phân tích điểm xu hướng PSM cho thấy, tổng chi phí trong mơ hình CĐML giảm so với SXTD, các chỉ tiêu còn lại gồm năng suất, giá bán, doanh thu của mơ hình CĐML đều tăng hơn so với SXTD. Cụ thể như sau:

Tổng chi phí mơ hình CĐML so với SXTD: giảm 2,519 triệu đồng/ha/vụ với t=-31,247.

Năng suất mơ hình CĐML so với SXTD: tăng 0,455 tấn/ha/vụ với t = 17,974.

Giá bán mơ hình CĐML so với SXTD: tăng 0,180 nghìn đồng/kg với t = 4,472.

Tổng doanh thu mơ hình CĐML so với SXTD: tăng 3,242 triệu đồng/ha/vụ với t = 13,794.

Lợi nhuận mơ hình CĐML so với SXTD: tăng 5,671 triệu đồng/ha/vụ với t = 22,106.

Từ kết quả trên cho thấy, khi tham gia mơ hình CĐML giúp hộ nơng dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, giá bán, doanh thu và lợi nhuận so với hộ tham gia SXTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài. Thông qua việc giới thiệu tổng quan gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho thấy được các mơ hình sản xuất nông nghiệp và định hướng phát triển mơ hình sản xuất nơng nghiệp của huyện Vĩnh Thuận. Mô tả mẫu khảo sát gồm đặc điểm chủ hộ, đặc điểm hộ gia đình, các khoản chi phí sản xuất. Phân tích hiệu quả kinh tế của từng mơ hình và so sánh hiệu quả giữa chúng thơng qua kiểm định trung bình của các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất của hộ gồm tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận/tổng chi phí, tỷ lệ lợi nhuận/tổng doanh thu. Kết quả so sánh này làm cơ sở để đề xuất các hàm ý chính sách ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.1. KẾT LUẬN

Xây dựng mơ hình CĐML là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác trong những năm tới đây. Lựa chọn mơ hình sản xuất phù hợp giúp hộ gia đình giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng xuất cây trồng, cải thiện thu nhập, ổn định cuốc sống. Vĩnh Thuận hiện tại có nhiều mơ hình tổ hợp tác, hợp tác xã, mơ hình CĐML là một hình thức hợp tác xã trong nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Tác giả chọn mẫu 120 hộ nông dân sản xuất lúa, trong đó có 20 hộ tham gia sản xuất theo mơ hình CĐML và 100 hộ tham gia SXTD bằng phương pháp thuận tiện, để thu thập các thông tin phục vụ cho việc so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mơ hình. Thống kê mơ tả đặc điểm chủ hộ và đặc điểm hộ gia đình gồm giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, tham gia hội nơng dân, qui mơ hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người trong năm, chi tiêu bình quân đầu người trong năm, diện tích sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, số lần tập huấn trong năm. Thực hiện kiểm định trung bình các đặc điểm nêu trên, kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ với mức ý nghĩa 1%.

Mô tả các khoản chi phí sản xuất của hộ ở hai mơ hình gồm chi phí giống, chí phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí làm đất, chi phí nhiên liệu, chi phí dặm lúa, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch và chi phí khác. Phân tích các khoản chi phí cho thấy, chi phí sản xuất theo mơ hình CĐML thấp hơn so với tham gia SXTD.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất như tổng chi phí sản xuất, năng suất, giá bán, doanh thu, lợi nhuận, LN/TCP, LN/TDT cũng được mơ tả theo từng mơ hình. So sánh hiệu quả sản xuất cho thấy tổng chi phí sản xuất theo mơ hình CĐML thấp hơn so với SXTD, tuy nhiên các tiêu chí cịn lại đều cao hơn SXTD. Kiểm định trung bình sự chênh lệch của các tiêu chí đánh giá hiệu quả

sản xuất gồm tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận, LN/TCP, LN/TDT cho thấy, các chênh lệch đều có ý nghĩa thống kê. Điều này càng chứng tỏ, sản xuất theo mơ hình CĐML hiệu quả hơn so với SXTD. Đây là bằng chứng quan trọng để có cơ sở đề xuất các chính sách giúp hộ nơng dân thấy được lợi ích của việc tham gia CĐML.

5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Thực tế tại huyện Vĩnh Thuận, ngay từ bước đầu triển khai xây dựng mơ hình, đã nhận được sự đồng thuận cao của người dân địa phương. Mơ hình CĐML là cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/ 6/ 2002 và Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến tiêu thụ. Mơ hình này, nhằm mục đích tăng năng suất bình qn và tăng giá trị hạt gạo, canh tác lúa theo hướng thâm canh bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn và thân thiện với mơi trường, tiêu thụ hết lúa hàng hóa và gia tăng lợi nhuận cho nơng dân.

Mơ hình CĐML triển khai trong thực tiễn tại huyện Vĩnh Thuận đã đạt được nhiều kết quả khả quan như đã hình thành vùng ngun liệu, giảm chi phí trong sản xuất cho hộ nông dân, liên kết được các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm… Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn trong việc thực hiện mơ hình này như diện tích sản xuất của hộ nhỏ, trình độ nơng dân khơng đồng đều nên tiếp cận khoa học kỹ thuật cịn hạn chế, chưa có kế hoạch trong sản xuất mà chỉ dựa vào tập quán, nguồn lao động khan hiếm dẫn đến chi phí thuê lao động cao, hệ thống thủy lợi ở địa phương chưa có đê bao khéo kín, cịn phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo, ảnh hưởng tới chuỗi giá trị hàng hóa của hệ thống sản xuất lúa gạo, trong khi đó, mối liên kết 5 nhà chưa được chặt chẽ. Từ những hạn chế nêu trên, để phát huy hiệu quả sản xuất theo mơ hình CĐML, tác giả đề tài đề xuất các hàm ý chính sách dưới đây.

5.2.1. Đối với tỉnh Kiên Giang

Thực hiện mơ hình cánh đồng mẫu lớn là một chủ trương đúng đắn của nhà nước nhằm góp phần sớm hồn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới. Vì vậy cần có chính sách bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ, tình hình chung hiện người dân phải tự tìm dầu ra cho sản phẩm; hỗ trợ khoa học kỹ thuật một cách bài bản trong quá trình chuyển đổi vật nuôi cây trồng trước tình hình xâm nhập mặn, mưa bất thường do biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và năng xuất, chất lượng sản phẩm.

Định hướng cho người dân phải trồng cây gì, ni con gì phù hợp với thị trường tiêu thụ và tình hình phát triển chung của địa phương cũng như của đất nước và thế giới. Vì vậy điệp khúc được giá thất mùa, được mùa thất giá còn xãy ra trong q trình sản xuất hiện nay chưa có biện pháp khắc phục ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Cần có giải pháp tạo được mối liên kết 5 nhà (Nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và ngân hàng) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm; hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Quy hoạch hợp lý các vùng trồng lúa, để có các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp và chính sách tín dụng hỗ trợ cho sản xuất, khuyến khích sản xuất theo hướng hợp tác.

5.2.2. Đối với UBND huyện Vĩnh Thuận

Chỉ đạo Phòng NN&PTNT tăng cường tập huấn kỹ thuật, nhất là quy trình kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật bón phân, phun thuốc. Đồng thời, tổ chức đào tạo, tập huấn đội ngũ khuyến ngư viên trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật với người dân là rất quan trọng. Tổ chức thu thập, khảo nghiệm, chọn lọc các giống lúa đặc sản (lúa mùa và cải tiến) có chất lượng cao kháng các loại sâu bệnh chính và có khả năng chịu mặn để tuyển chọn đưa vào sản xuất.

Đầu tư cải tạo, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đồng bộ, đảm bảo điều tiết nguồn nước phục vụ trồng lúa cho hộ nơng dân. Chủ động kiểm sốt, quản lý nguồn nước, nồng độ mặn và chất lượng nước theo yêu cầu sản xuất theo mơ hình CĐML.

Cần đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất tổ hợp tác, hợp tác xã. Các hợp tác xã với mơ hình cánh đồng mẫu lớn sẽ khắc phục được các hạn chế do ảnh hưởng của tập quán sản xuất tự do. Tổ chức liên kết giữa nơng dân sản xuất theo mơ hình CĐML với doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư sản xuất, với các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định, hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về người dân về mơi trường; phát huy tính tự giác trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tham gia vào cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước trên địa bàn nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Xây dựng mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn” phải dựa trên nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất lúa hàng hóa theo hướng VietGAP.

5.2.3. Đối với hộ nơng dân

Hộ gia đình nên tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện đồng thời lịch thời vụ, giảm tổng chi phí cho sản xuất như chi phí cho việc bơm nước vào đồng ruộng, chi phí lao động…

Lựa chọn chất lượng giống tốt, thường xuyên thăm đồng theo dõi tình dịch bệnh, kịp thời báo cáo với cơ quan chức năng khi có dấu hiệu dịch bệnh xảy ra. Thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ môi trường nguồn nước như để thuốc BVTV qua sử dụng đúng nơi quy định.

Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn. Cần trang bị những kiến thức, hiểu biết về biến đổi khí hậu, kết hợp thay đổi dần tập quán sản xuất truyền thống bằng phương pháp sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất lúa.

Tình hình xâm nhập mặn, mưa bất thường do biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và năng xuất, chất lượng sản phẩm vì vậy người dân phải có ý thức và trách nhiệm cao trong quá trình tham gia cánh đồng mẫu lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của mô hình cánh đồng mẫu lớn với sản xuất tự do trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)