CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH
201 6 2025
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị
3.3.1. xuất và kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan
Nhà nước sớm ban hành các hướng dẫn thi hành Luật Du lịch và các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch, như chính sách miễn giảm thuế cho các phương tiện vận chuyển hành khách, đầu tư các khu du lịch, trong đào tạo nguồn nhân lực. Nhà nước cần có lộ trình nhằm tiến đến xố bỏ độc quyền các
ngành viễn thông, hàng không, điện lực, đường sắt, ngân hàng, bảo hiểm… nhằm tránh tình trạng độc quyền làm nảy sinh hiện tượng quan liêu, chất lượng dịch vụ thấp, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch so với các nước trong khu vực. Cần xác định rõ ngành du lịch là ngành quan trọng, nên có chính sách phù hợp và sự quan tâm, đầu tư thích đáng của Chính phủ. Ban hành các qui định về phối hợp liên ngành để có sự đồng bộ cho du lịch phát triển. Chú trọng đến việc xử lý và giảm thiểu các chất thải làm ô nhiễm môi trường.
Khai thác các mối quan hệ kinh tế quốc tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế. Thiết lập kế hoạch, từng bước thực hiện các chương trình hợp tác du lịch, tranh thủ ký các Hiệp định song phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Củng cố và mở rộng các mối quan hệ hợp tác sẵn có. Hình thành các tiểu khu kinh tế và du lịch với các nước láng giềng như: Lào, Campuchia, Thái Lan... Cố gắng đàm phán gia nhập vào các Tổ chức du lịch quốc tế, các Hiệp Hội du lịch của thế giới. Chuẩn bị kế hoạch thâm nhập vào thị trường Mỹ, tranh thủ tối đa những cơ hội do Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) cũng như do WTO mang lại. Nhanh chóng ký kết các hợp đồng song phương và đa phương, các công ước quốc tế về du lịch cũng như về chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường. Phát triển và củng cố những tuyến du lịch đa quốc gia, tạo lập những không gian du lịch rộng lớn và xuyên lục địa.
Cần cải tiến qui trình xin cấp visa cho khách, hiện nay quá phức tạp. Tiếp tục miễn visa nhập cảnh cho khách du lịch ở các nước phát triển, miễn visa cho các đoàn khách theo tour khuyến mãi …
Chỉ đạo và đầu tư thêm cho hãng hàng khơng quốc gia Việt Nam vì thường xuyên bay trễ giờ và thủ tục bay nhiều chặng. Cần có cơ quan tổ chức điều phối việc booking cho tất cả các dịch vụ thống nhất qua mạng internet tạo điều kiện dễ dàng cho du khách.
Có chính sách ưu đãi đầu tư về các khu du lịch, vui chơi giải trí vì lĩnh vực này đòi hỏi đầu tư lớn và thu hồi vốn lâu dài.
Có chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu các phương tiện vận chuyển khách du lịch (xe chuyên dùng từ 30-50 chỗ ngồi), xem đây là phương tiện sản xuất cấu thành tài sản của doanh nghiệp.
Hỗ trợ ngân sách đầu tư hạ tầng du lịch cho Cần Giờ, nhất là hệ thống cung cấp nước ngọt và các vùng phụ cận. Kiến nghị nâng cấp, mở rộng sân bay tại Côn Đảo để khai thác tuyến du lịch sinh thái tham quan di tích lịch sử tại Cơn Đảo, hiện nay được du khách yêu cầu.
Kiến nghị Tổng cục Du lịch tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động, hợp tác giữa ngành hàng không và du lịch, để ngành hàng không thực sự là cầu nối giữa Việt Nam và các thị trường du lịch trọng điểm trên thế giới, cũng như giữa các điểm du lịch chủ yếu trong cả nước bằng cách mở thêm các chuyến bay ổn định đến các tuyến điểm du lịch như Côn Đảo, Phú Quốc và có các hình thức giảm giá, khuyến mãi phù hợp để thu hút du khách. Phối hợp với các hãng hàng không tăng cường khai thác các tuyến đường bay thẳng Hà Nội- Bắc Kinh, Hà Nội - Côn Minh, Hà Nội – Tokyo, TP.HCM - Thượng Hải, TP.HCM – San Francisco, TP.HCM – Seoul. Phối hợp với các hãng tàu biển của Mỹ, Nhật, Châu Âu trong việc đưa khách vào Việt Nam qua cảng Sài Gòn.