CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH
201 6 2025
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị
3.3.2. xuất và kiến nghị UBND Tp HCM
Qui hoạch đầu tư một số bến tàu phục vụ du lịch tại Bến Bạch Đằng, Quận 1, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai tuyến du lịch đường sông. Qui hoạch chỉnh trang khu vực trung tâm quận 1 nhất là tôn tạo kiến trúc phát triển đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, … để đầu tư thêm các khu phức hợp cao cấp - khách sạn - siêu thị - văn phòng cho thuê mang tầm cỡ thế giới, tạo thêm sức hút cho du khách.
- Tiếp tục đầu tư Trường Cao đẳng Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn đúng theo tiêu chuẩn quốc gia và lập Trường Đại học chuyên ngành du lịch.
- Phát triển sản phẩm du lịch như: xây dựng nhà hát chuyên đề trình diễn các chương trình nghệ thuật đặc sắc phục vụ du lịch. Đầu tư các làng nghề truyền thống
gắn liền với các sản phẩm mây tre lá, điêu khắc gỗ và các mặt hàng tiểu thủ công, mỹ nghệ...
- Đầu tư xây dựng một trung tâm hội chợ, hội nghị có qui mơ lớn, kết hợp với trưng bày, triển lãm các thành tựu tiêu biểu của Thành phố, có thể phục vụ hội chợ kết hợp hội nghị cho hàng ngàn người tham gia, với đầy đủ các phòng họp, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn ngang tầm với các nước trong khu vực.
- Xây dựng bãi đỗ xe ngầm, khu phố đi bộ, mua sắm, ẩm thực tại Trung tâm thành phố. Đầu tư và khôi phục lại công năng của Thảo cầm viên để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Dành kinh phí cho việc tơn tạo, sữa chữa, nâng cấp các di tích lịch sử – văn hóa lớn hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.
- Về an toàn cho du khách: củng cố lực lượng bảo vệ khách du lịch, nhằm tăng cường công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội cho du khách. Tiêu chuẩn hoá vấn đề vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường, tăng cường các hoạt động giám sát và chế tài trong vấn đề này trong phạm vi toàn thành phố.
- Về tăng cường các tiện ích cho du khách: lập thêm phịng thơng tin về du lịch ở các khu vực trọng điểm, hình thành nhiều kênh thơng tin giúp du khách giải quyết các sự cố hoặc các nhu cầu cần thiết.
- Hỗ trợ khác: có cơ chế thưởng cho các doanh nghiệp du lịch hoạt động có hiệu quả tương ứng với thưởng cho hoạt động xuất khẩu. Có chính sách, chế độ hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp tích cực hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư ra nước ngoài.
Cùng với các giải pháp đã đề xuất, nếu các kiến nghị trên sớm được chấp thuận thì ngành du lịch thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở tiềm năng của du lịch TP. HCM, tác giả đã xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản cho phát triển du lịch TP. HCM trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 – 2025. Từ đó đưa ra những giải pháp cho phát triển du lịch thành phố bao gồm: phát triển sản phẩm du lịch, đẩy mạng hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý cho phát triển du lịch thành phố. Nếu thực hiện tốt những giải pháp trên, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch thành phố đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế. Cùng với các giải pháp, tác giả cũng có những kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và UBND Tp. HCM nhằm phát triển du lịch thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025.
KẾT LUẬN
Luận văn đã thơng qua việc phân tích các căn cứ lý luận, để từ đó đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Tp. HCM, trên cơ sở đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với du lịch thành phố trong thời gian tới làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp cho phát triển du lịch Tp. HCM trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 – 2025
Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy ngành du lịch thành phố thiếu phối hợp, khơng hình thành được một mối liên hệ chặt chẽ giữa các tour – tuyến - điểm du lịch của thành phố với các ngành khác. Do đó khơng thể định hình được những sản phẩm du lịch có thế mạnh của thành phố, cơng tác quảng bá xúc tiến du lịch của ngành còn rất hạn chế, mà điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động du lịch, bởi vì sản phẩm của du lịch là sản phẩm đặc biệt. Chất lượng của nguồn nhân lực trong ngành du lịch thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách đến từ các thị trường có mức chi trả cao.
Bên cạnh đó, cạnh tranh du lịch với các nước trong khu vực và quốc tế ngày càng gay gắt, do các nước có thế mạnh về du lịch trong khu vực đã và đang có những chính sách khuyến khích ngành du lịch phát triển hết sức mạnh mẽ, đồng bộ trong khi khả năng cạnh tranh của ngành du lịch thành phố còn hạn chế, thiếu sự đồng bộ của cơ quan quản lý Nhà nước và các ngành liên quan đến lĩnh vực du lịch ở cấp độ quốc gia.
TP.HCM có lợi thế là một điểm trung chuyển khách trong khu vực, tuy nhiên ưu thế đang dần mất đi do nhiều hãng hàng không đã và sẽ mở nhiều đường bay quốc tế trực tiếp tới các điểm đến trong nước như Hà Nội, Đà Nẵng. Một số cơ chế và điều kiện thực hiện hoạt động du lịch chưa hoàn thiện và đồng bộ sẽ là những trở ngại trong việc định hướng và thúc đẩy du lịch thành phố phát triển vững chắc.
Mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém, nhưng ngành du lịch Thành phố vẫn tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong cả nước, với xu hướng phát triển của thị trường khách quốc tế đi du lịch tự do theo dạng tour mở, loại hình du lịch MICE, du lịch mua sắm cũng như thị trường du lịch nội địa, khách trong nước đi du
lịch nước ngồi gia tăng mạnh. Cơng tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cũng có những chuyển biến mạnh theo hướng tiếp tục phát huy lợi thế trong tuyên truyền quảng bá, liên kết với các ngành các địa phương trong vùng, liên kết với các nước trong khu vực và thế giới để phát triển du lịch.
Luật Du lịch và các văn bản dưới luật có hiệu lực thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển có tính đột phá của 9 nhóm ngành dịch vụ trong đó có du lịch. Bên cạnh đó sự phối kết hợp ngày càng gắn bó trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển du lịch thơng qua vai trò Ban chỉ đạo phát triển du lịch về Hiệp Hội Du lịch Thành phố. Việc quảng bá xúc tiến của ngành du lịch TP.HCM, cùng với việc ngày càng mở thêm nhiều đường bay quốc tế từ thành phố đi các nước, sự tham gia của các hãng hàng không giá rẻ, môi trường thành phố được cải thiện sẽ góp phần thu hút khách du lịch quốc tế.
Ngành du lịch là ngành kinh tế đặc thù, có tính liên ngành, vì vậy để phát triển ngành du lịch địi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và sự nỗ lực của toàn xã hội. Luận văn là cơng trình nghiên cứu cơng phu với những tìm tịi, khám phá của tác gia, tuy nhiên sẽ khó có điều kiện phân tích ở tất cả mọi lĩnh vực của ngành du lịch, vì vậy luận văn chỉ đi sâu vào phân tích những hoạt động của ngành du lịch TP. HCM trên những lĩnh vực cơ bản như: sản phẩm du lịch, hoạt động quảng bá, xúc tiến hoạt động du lịch, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch; đào tạo nguồn nhân lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với sự phát triển của ngành du lịch thành phố trong hội nhập quốc tế. Từ đó xác định phương hướng, mục tiêu và những giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch TP. HCM trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 – 2025. Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy, cô và các nhà khoa học, để tác giả hoàn thiện luận văn tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng văn hóa Thành ủy TP. Hồ Chí Minh và Tạp chí Đối ngoại Việt Nam Economics news, (2000) Thành phố Hồ Chí Minh 25 năm phát triển (1975
- 2000)
2. Bộ Ngoại giao (1999), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bùi Biên Hòa, Trần Thanh Phương, Đỗ Mạnh Cường, Lê Thành Lân, Nguyễn Thanh Thịnh (2000), Tri thức thông tin và phát triển, Viện Thông tin Khoa học – Xã hội, Hà Nội.
4. Cục Thống kê TP.HCM, Niên giám thống kê TP.HCM năm 2010 - 2015,
TP.HCM
5. Chương trình hành động Quốc gia về Du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000 – 2005.
6. Dự án “ Xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam” .
7. Đổng Ngọc Minh, Vương Lơi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb. Trẻ, TP.HCM.
8. Hoàng Phương Dung (2000), Định hướng phát triển ngành du lịch địa bàn TP.HCM – Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, TP.HCM.
9. Lê Như Hoa (1999) Quản lý văn hóa đơ thị trong điều kiện cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb Văn hóa Thơng tin.
10. Lưu Bích Hồ (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát
triển Kinh tế – Xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
11. Mai Thị Anh Tuyết, Phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến 2015, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
12. Michael M. Coltman (1991), Tiếp thị du lịch, Trung tâm dịch vụ và ứng dụng khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
13. Nguyễn Bích San (chủ biên 2000) Cẩm nang du lịch, Nxb Văn hố Thơng
tin,Hà Nội.
14. Nguyễn Đình Hịe - Vũ Văn Hiếu, (2001) Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Khẩn (2001), Môi trường và phát triển, Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật
16. Nguyễn Thị Bắc (1998), Hoàn thiện mơi trường du lịch quốc tế nhìn từ góc độ
mơi trường sinh thái nhằm phát triển du lịch sinh thái – Đề tài khoa học chương
trình Eureka 7, ĐH Ngoại thương TP.HCM.
17. Nguyễn Thị Bích Châm (2002), Hoạch định chiến lược phát triển ngành thủy sản TP.HCM, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM
18. Nguyễn Văn Hóa (1996), Sử dụng các cơng cụ phân tích hoạt động kinh tế vào
việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam, LA PTS Trường Đại
học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM.
19. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20. Nhiều tác giả (2000) 192 nước trên thế giới, Nxb Thế giới
21. Nhiều tác giả, (1998) Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin.
22. Phạm Trung Lương (chủ biên 2001)Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Phạm Trung Lương (chủ biên, 2002) Du lịch sinh thái, Nxb Giáo dục Hà Nội. 24. Phạm Trương Hoàng (1998), Quản lý hệ thống thông tin trong du lịch và khách
sạn, Nxb. Thống kê Hà Nội.
25. Sở Du lịch TP.HCM, Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 TP.HCM.
27. Tạp chí Du lịch TP.HCM, 2012, 2013, 2014, 2015
28. Thu Trang Cơng Thị Nghĩa (2000) Du lịch văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ.
29. Trần Đức Thanh (2000)Nhập môn khoa học về du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng tập I, II, III, (1987 – 1989), Địa chí văn hóa
TP. Hồ Chí Minh, ), Nxb TP. Hồ Chí Minh.
31. Trần Văn Mậu (1998), Lữ hành du lịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
32. Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1993), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch, Hà Nội.