CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Mơ hình nghiên cứu
Luận văn ước tính tác động của chi tiêu chính phủ trong GDP đến lượng khí thải CO2 bằng cách sử dụng mơ hình nghiên cứu thực nghiệm tương tự Halkos và Paizanos (2012).Theo cách tiếp cận của hai tác giả, chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng đến khí thải CO2 và SO2 với hai tác động trực tiếp và gián tiếp như hình 3.1.
Hình 3.1 Cơ chế tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2 và SO2 theo Halkos và Paizanos (2012)
Nguồn: Tác giả tự vẽ Tác động trực tiếp theo (1) là tác động của chi tiêu chính phủ kỳ trước đến lượng khí thải kỳ này. Tác động gián tiếp thơng qua tác động của chi tiêu chính phủ đến thu nhập bình quân đầu người (2a) theo các lý thuyết tăng trưởng và tiếp theo là tác động của thu nhập bình qn đầu người đến khí thải (2b) theo học thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC). Kết quả nghiên cứu của hai tác giả củng cố thêm học thuyết EKC rằngthu nhập có thể tác động đến mơi trường theo 3 giai đoạn của thu nhâp: giai đoạn đầu khi nền kinh tế còn lạc hậu thì thu nhập tăng chủ yếu dựa vào nơng nghiệp nên sẽ có tác động ngược chiều đến lượng khí thải; giai đoạn tiếp theo khi nền kinh tế tăng trưởng dựa vào sản xuất công nghiệp, sử dụng nhiều nhiên
liệu hóa thạch dẫn đến lượng khí thải tăng lên; và cuối cùng khi nền kinh tế tăng trưởng cao, các quốc gia sẽ quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường đồng thời ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn sẽ có tác động ngược chiều đến lượng khí thải.
Bài nghiên cứu của hai tác giả trên sử dụng mẫu dữ liệu cho 77 quốc gia, trong đó có 3 quốc gia ASEAN là Indonesia, Philippines và Thái Lan. Dựa trên mơ hình trên, luận văn ước tính tác động của chi tiêu chính phủ trong GDP đến lượng khí thải CO2 cho 5 quốc gia ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam thời kỳ 1984-2013 nhằm làm rõ tác động của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2 cho nhóm các quốc gia này, đồng thời đối chiếu với kết quả từ bài nghiên cứu của Halkos và Paizanos (2012).Ngoài ra, các biến số trong mơ hình đề xuất của họ đều có thể dễ dàng thu thập được dữ liệu từ các nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy như WorldBank, PWT,... Khác với mơ hình gốc, trong phạm vi bài nghiên cứu, luận văn sẽ không xem xét tác động đến lượng khí thải SO2 vì hạn chế về mặt dữ liệu cũng như phạm vi hiệu lực của nó. Xét thấy 2/3 lượng SO2 di chuyển ra khỏi bầu khí quyển trong vịng 10 ngày sau khi phát thải, tác động của nó chủ yếu là địa phương hoặc khu vực, do đó xem như SO2 đã được kiểm sốt. Ngược lại, CO2 thì khơng, thời gian tồn tại trong khí quyển của nó kéo dài từ 50 đến 200 năm và do đó tác động của nó là tồn cầu.
Mơ hình nghiên cứu cụ thể như sau:
2 3
1 1 2 3 4 5
ln(pc)it i tlngovshareit ln(gdpc)it(ln(gdpc) )it (ln(gdpc) )it Xitit (3.1)
1 2
lngdpci t lngovshareit lnZit uit (3.2) Phương trình (3.1) là phương trình bậc ba EKC, mở rộng với tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP thực cùng với một vector các biến giải thích Xit bao gồm: tỷ lệ đầu tư trên GDP (i) đại diện cho chứng khoán vốn, thương mại trên GDP (to) để kiểm tra xem liệu thương mại quốc tế có ảnh hưởng đến ơ nhiễm không. Do tác động của chi tiêu chính phủ có thể khơng xảy ra tức thời nên độ trễ một kỳ của chi tiêu chính phủ được sử dụng. ∂i là hiệu ứng quốc gia có thể cố định hoặc ngẫu nhiên, ζt là hiệu ứng thời gian chung cho tất cả các nước và εit là nhiễu trắng với
những tính chất mong muốn thơng thường.Như vậy phương trình (3.1) sẽ thể hiện tác động (1) và (2b) trong hình 3.1
Phương trình (3.2) là một mơ hình Solow tăng cường, được sử dụng rộng rãi trong lý thuyết tăng trưởng (Mankiw và cộng sự, 1992; Barro, 1998). Nó thể hiện thu nhập như một hàm của chi tiêu chính phủ trong GDP và các yếu tố giải thích khác Zit như tỷ lệ đầu tư trên GDP (i), tốc độ tăng trưởng dân số (pop) để xem xét các tác động của môi trường kinh tế vĩ mô và một thước đo độ mở thương mại quốc tế (to). Cuối cùng, γi và δt đại diện cho hiệu ứng quốc gia và thời gian, uit là sai số.Phương trình này sẽ thể hiện tác động (2a) trong hình 3.1.
Trong đó:
-Biến phụ thuộc: pcit là lượng khí thải CO2 bình qn đầu người, đại diện cho chất lượng môi trường.
-Biến độc lập chính: govshareit là biến chi tiêu chính phủ được tính bằng tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP thực.
Với hai tác động trực tiếp và gián tiếp, tổng tác động của chi tiêu chính phủ đến ơ nhiễm có thể được biểu diễn như sau:
1
(p ) (p ) (p ) ( )
(gdp )
t
d c c c gdpc
dgovshare govshare c govshare
(3.3)
Biểu thức đầu là tác động trực tiếp và sau là tác động gián tiếp thơng qua biến trung gian thu nhập bình quân đầu người. Cần lưu ý rằng tác động trực tiếp vẫn không đổi trong suốt dãy thu nhập, trong khi đó tác động gián tiếp và do đó là tổng tác động sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập bình quân đầu người vì bao gồm thu nhập bậc hai và bậc ba trong phương trình (3.1).