- Khai khoáng, trích li…
6.4.1. Lý thuyết của quá trình[24]
Khác với các thiết bị phối trộn truyền thống, hỗn hợp được hòa trộn bằng một nguồn năng lượng cơ học bên ngoài, thiết bị phối trộn tĩnh sử dụng động năng của dòng lưu chất. Sự tiêu hao năng lượng của hệ thống tĩnh được xác định thông qua năng lượng tiêu tốn để tạo nên chế độ cháy xoáy trong thiết bị phối trộn tĩnh trên một đơn vị khối lượng của sản phẩm phối trộn trong một đơn vị thời gian.
Trong đó:
∆w là sự thay đổi vận tốc tức thời của dòng lưu thể (m/s);
D là đường kính thủy lực (m);
w là vận tốc trung bình của lưu chất (m/s);
λ là hệ số năng lượng tiêu thụ. Trở lực của thiết bị được xác định bằng công thức:
Trong đó:
τ = L/w (s) là thời gian trung bình của lưu chất đi qua thiết bị có chiều dài L
ρ là khối lượng riêng trung bình của hỗn hợp phối trộn.
Với M là số cầu tử trong hỗn hợp; ρi là khối lượng riêng của cấu tử i (kg/m3); Xi=Vi/V là nồng độ phần thể tích của cấu tử i; Vi là thể tích của cấu tử i (m3); V là thể tích hỗn hợp.
98
____________________________________________________________________
Chất lượng của quá trình phối trộn được đánh giá qua độ lệch chuẩn của nồng độ riêng phần cấu tử i được khảo sát theo công thức sau:
Giá trị độ lệch chuẩn hay chất lượng của quá trình phối trộn phụ thuộc vào tỷ số L/h, trong đó L là chiều dài của thiết bị phối trộn tĩnh và h là chiều dài của đơn vị phối trộn.
Hình 6.8 Cấu tạo thiết bị trộn lẫn tĩnh
1) Vỏ thiết bị; 2) Đơn vị trộn lẫn; 3) Khe trống; 4) Mặt bích; 5) Đầu cuối thiết bị Ngoài ra, chất lượng quá trình trộn lẫn còn phụ thuộc vào chuẩn số Re và chế độ thủy lực của các lưu chất trong thiết bị phối trộn.
Để phục vụ việc lựa chọn thông số tính kích thước thiết bị, em sử dụng toán đồ ở hình 6.7 để xác định tỷ số L/h của thiết bị từ lưu lượng và độ nhớt của hỗn hợp trộn lẫn (đường màu đỏ trên giãn đồ hình 6.7)