4.1 Hồi quy cho toàn mẫu
4.1.1 Thống kê mô tả biến cho toàn mẫu
Trong bài nghiên cứu này, bài nghiên cứu xem xét tác động của sự đa dạng giới tính trong HĐQT và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vì vậy như đã trình bày ở trên, bài nghiên cứu sẽ hồi quy theo 2 phương trình sau:
Qit= βo+ ∑βj.WOMANjit+ ∑βj.CVjit+ ψt + ηi+εit (1) WOMANit= βo+ ∑βjQjit+ ∑βjCVjit + ψt+ηi+εit (2)
Bảng dưới cho thấy một mô tả thống kê ngắn gọn các giá trị thống kê các biến được sử dụng trong nghiên cứu này, bao gồm: Số quan sát, giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ lệch chuẩn.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến
Số quan sát Trung bình Min Max Std. Dev
Q 1124 0.9018 0.2800 5.0700 0.3335 DWOMAN 1124 0.5569 0.0000 1.0000 0.4970 PWOMEN 1124 15.2558 0.0000 75.0000 16.5343 BLAU 1124 0.2038 0.0000 0.5000 0.1932 SHANNON 1124 0.3053 0.0000 0.6900 0.2816 NDIR 1124 5.5907 2.0000 11.0000 1.1823 LNDIR 1124 1.7024 0.6900 2.4000 0.1955 LEVER 1124 0.4952 0.0000 1.2700 0.2144 ROA 1124 1.7305 -7.9300 23.8500 2.2480 SIZE 1124 13.7638 10.4600 17.7400 1.1382
Từ bảng trên, ta thấy rằng giá trị của chỉ số Tobin’s Q có giá trị trung bình là 0.9, nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp được nghiên cứu có hiệu quả hoạt động khơng được tốt, vì vậy các doanh nghiệp này khơng nên gia tăng đầu tư vì chi phí huy động thêm vốn khá đắt. Điều này cũng đúng với các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể kể đến như nghiên cứu của Võ Hồng Đức và Nguyễn Minh Trí (2014) với chỉ số Tobin’s Q được tính cho 177 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam từ năm 2008 – 2012 là 0.74, Tuan Nguyen,
Stuart Locke và Krishna Reddy (2012) với chỉ số Tobin’s Q được tính cho 120
doanh nghiệp niêm yết từ năm 2008 – 2011 là 0.85. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, nhìn chung, hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam không tốt do rất nhiều các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
Giá trị trung bình của DWOMAN là 0.56, điều này có nghĩa là có đến 55.69% doanh nghiệp được nghiên cứu có sự xuất hiện thành viên nữ trong HĐQT. PWOMEN có giá trị trung bình là 15.25. Chỉ số này cao hơn trong bài nghiên cứu của Tuan Nguyen, Stuart Locke và Krishna Reddy (2012) ở mức 12.06, chỉ số này cao hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây tại các quốc gia khác. Ví dụ như các bài nghiên cứu của Kevin Campbell tại Mỹ (3.2 năm 2011), bài nghiên cứu của
Sussmuth-Dyckerhoff, Wang, and Chen cho khu vực Châu Á (6 năm 2012), báo cáo
của Catalyst (2012) cho một số nước trong khu vực như: Trung Quốc (8.5), Indonesia (4.5), Singapore (6.9).
Số lượng thành viên trong ban quản trị (NDIR) của các doanh nghiệp trung bình là 5.59 tương đương với logarit của nó (LNDIR) là 1.7 là hợp lý vì các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cuối cùng là giá trị trung bình của các biến LEVER, ROA và SIZE lần lượt là 0.49, 1.73 và 13.76. Các chỉ số này cũng tương tự trong các bài nghiên cứu về các doanh nghiệp tại Việt Nam trong các năm 2010 – 2013.