Nam
Bài nghiên cứu cho thấy sự đa dạng giới tính trong HĐQT doanh nghiệp khơng có tác động đáng kể đến giá trị doanh nghiệp, mà thay vào đó các biến quy mơ doanh nghiệp, ROA có tác động đáng kể đến giá trị doanh nghiệp. Trong khi đó ở chiều ngược lại, điều thu hút các nhà quản trị nữ làm việc trong một doanh nghiệp không phải do giá trị doanh nghiệp quyết định mà chịu ảnh hưởng từ số lượng thành viên trong HĐQT và quy mơ doanh nghiệp đó
So sánh với những kết quả trước đây đã được trình bày trong phần tổng quan, nhận thấy rằng các kết quả của bài nghiên cứu đưa ra về mơ hình đầu tiên xem xét mối quan hệ ảnh hưởng của các biến đa dạng giới và cân bằng giới đến giá trị doanh nghiệp thì trái với nghiên cứu Kevin Campbell, Antonio Mínguez (2007) nghiên cứu tại Tây Ban Nha và ngược với kết quả của nghiên cứu tại Việt Nam của Tuan Nguyen, Stuart Locke và Krishna Reddy (2012), nghiên cứu của các tác giả này cho
thấy sự đa dạng giới tính có tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, số lượng thành viên nữ trong HĐQT cũng được chứng minh có ảnh hưởng đến thu nhập doanh nghiệp và ảnh hưởng này càng rõ ràng khi tỷ lệ thành viên nữ tăng lên, thêm vào đó, mối quan hệ giữa sự đa dạng giới tính trong HĐQT và giá trị của doanh nghiệp sẽ thay đổi khi tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT đạt đến điểm gãy 20%. Kết quả nghiên cứu về mơ hình thứ hai xét mối quan hệ nhân quả giữa giá trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự đa dạng giới tính trong HĐQT thì giống với kết quả nghiên cứu của Kevin Campbell, Antonio Mínguez (2007) nghiên cứu tại Tây Ban Nha là khơng có mối quan hệ, sự đa dạng giới tính trong HĐQT khơng phụ thuộc giá trị doanh nghiệp mà phụ thuộc vào số lượng thành viên trong HĐQT, quy mô doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu đưa ra kết luận giống với nghiên cứu của UNIDO (2010) tại Việt Nam khi kết luận rằng “khơng tìm thấy sự khác biệt đáng kể nào khi nhận diện sự thiên vị trong giới tính từ các doanh nhân nam và doanh nhân nữ trong các vấn đề như ký hợp đồng mới, thế chấp tài sản, đăng nhập vào các mạng lưới, tuyển dụng lao động hay làm việc với chính quyền”. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho sự tham gia kinh tế và khuyến khích các cơ hội cho phụ nữ Việt Nam, từ đó có thể mở rộng phạm vi của phụ nữ có trình độ cao để có thể lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất cho vị trí quản lý doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu của mình, bài nghiên cứu có thể nhận xét rằng ở Việt Nam những năm gần đây đã diễn ra sự đa dạng giới tính và cân bằng giới tính trong HĐQT đã đạt thành quả nhất định khi mà những ảnh hưởng mang tính “phân biệt giới” khơng cịn nữa.