CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả nghiên cứu
4.3.3. Các ước lượng từ mơ hình SVAR
4.3.3.1. Lựa chọn độ trễ tối ưu
Các tham số trong mơ hình SVAR được ước lượng qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, phần dư OLS của mơ hình VAR rút gọn trong phương trình (3) sẽ được lưu lại để xác định độ để tối ưu. Độ trễ tối ưu được chọn dựa trên các giá trị tiêu chuẩn CIA, LogL, LR, FPE, SC hoặc HQ. Độ trễ được chọn phải đảm bảo mơ hình SVAR vững và hiệu quả, tức phương sai của phần dư khơng thay đổi và khơng có tự tương quan trong phần dư.
Dựa trên các tiêu chí này
Trong giai đoạn thứ hai, thiết lập các ràng buộc trong ma trận A thể hiện các tác động tức thời giữa các biến. Kiểm định lại sự phù hợp của mơ hình SVAR ứng với các độ trễ được chọn. Kết quả kiểm định phần dư trong bảng 4.6, 4.7 cho
thấy khơng có phương sai thay đổi và tự tương quan trong phần dư. Như vậy mơ hình SVAR được ước lượng là phù hợp với độ trễ được chọn.
Bảng 4.4 Độ trễ tối ưu trong mơ hình VAR với biến CV_OP
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Eviews
Bảng 4.5 Độ trễ tối ưu trong mơ hình VAR với biến HI
Độ trễ LogL LR FPE AIC SC HQ 0 -1662.313 NA 19.15436 19.97979 20.09182 20.02526 1 -577.0893 2079.470 6.69e-05 7.414244 8.198410* 7.732519 2 -501.9459 138.5879 4.19e-05 6.945460 8.401768 7.536543* 3 -467.3192 61.37421 4.28e-05 6.961907 9.090358 7.825798 4 -443.5015 40.50445 4.99e-05 7.107802 9.908395 8.244501 5 -378.1110 106.5042 3.55e-05* 6.755821 10.22856 8.165328 6 -341.7784 56.56578 3.61e-05 6.751837* 10.89672 8.434152 7 -307.0789 51.52974* 3.76e-05 6.767412 11.58443 8.722535 8 -283.6644 33.08886 4.53e-05 6.918136 12.40730 9.146066 9 -258.5245 33.72057 5.40e-05 7.048197 13.20950 9.548935 10 -230.4500 35.63941 6.30e-05 7.143114 13.97656 9.916660
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Eviews
Độ trễ LogL LR FPE AIC SC HQ 0 -998.0181 NA 0.006717 12.02417 12.13619 12.06964 1 84.72113 2074.710 2.42e-08 -0.511630 0.272536 -0.193355 2 206.0550 223.7774 8.71e-09 -1.533592 -0.077284* -0.942509* 3 226.9933 37.11233 1.05e-08 -1.353214 0.775237 -0.489322 4 255.4995 48.47753 1.15e-08 -1.263467 1.537126 -0.126768 5 322.9690 109.8905 8.02e-09 -1.640348 1.832388 -0.230841 6 363.9738 63.83975* 7.69e-09* -1.633559 2.444593 -0.017970 7 394.4022 45.18712 8.45e-09 -1.700285* 3.183461 0.321563 8 415.8333 30.28586 1.04e-08 -1.459081 4.030081 0.768849 9 442.8615 36.25335 1.22e-08 -1.351634 4.809671 1.149104 10 468.6428 32.72844 1.46e-08 -1.229255 5.604192 1.544290
Bảng 4.6 Kiểm định phương sai đổi và tự tương quan trong phần dư của mơ hình SVAR dựa trên CV_OP với độ trễ là 7.
H0: Khơng có phương sai thay đổi trong phần dư
Giá trị Chi bình phương Bậc tự do Giá trị p-value
1835.593 1764 0.115
Giả thuyết H0: Khơng có tương quan phần dư ở độ trễ thứ h
Độ trễ Thống kê LM Giá trị p-value
1 31.77852 0.6696 2 29.98053 0.7497 3 35.15563 0.5086 4 53.63370 0.0295 5 52.73457 0.0355 6 50.33185 0.0568 7 33.52184 0.5870 8 29.78020 0.7581 9 28.77334 0.7985 10 35.30419 0.5015 11 35.77968 0.4790 12 73.15524 0.0002
Bảng 4.7 Kiểm định phương sai đổi và tự tương quan trong phần dư của mơ hình SVAR dựa trên HI với độ trễ là 7
H0: Khơng có phương sai thay đổi trong phần dư
Giá trị Chi bình phương Bậc tự do Giá trị p-value
1853.678 1764 0.0673
Giả thuyết H0: Khơng có tương quan phần dư ở độ trễ thứ h
Độ trễ Thống kê LM Giá trị p-value
1 32.14776 0.6524 2 26.80009 0.8671 3 50.41085 0.0560 4 28.82140 0.7967 5 53.47512 0.0305 6 50.55488 0.0544 7 29.55267 0.7675 8 28.25660 0.8179 9 38.54893 0.3550 10 43.82906 0.1735 11 44.44593 0.1577 12 66.71499 0.0014
4.3.3.2. Phân tích hàm phản ứng đẩy
Hàm phản ứng đẩy của các cú sốc giá dầu (được đo lường bằng biến động có điều kiện và sự gia tăng giá dầu ròng HI) lên sản xuất cơng nghiệp, mức giá, chính sách tiền tệ và tỷ giá được trình bày trong hình 4.2 và hình 4.3.
Tác giả xây dựng một khoảng tin cậy 95% để thể hiện vùng biến động của tham số. Bài nghiên cứu phân tích hàm phản ứng trong thời gian 36 tháng, để tính đến các tác động trong ngắn hạn và dài hạn.
Tài liệu nghiên cứu về tác động theo thời gian của giá dầu lên sản xuất cơng nghiệp vẫn tranh luận vì tồn tại mối quan hệ bất đối xứng giữa các cú sốc giá dầu và sản lượng. Để khắc phục vấn đề này, tác giả sử dụng cả hai thước đo biến động có điều kiện và Hamilton của sự gia tăng giá dầu ròng để đại diện cho các cú sốc giá dầu. Do đó, những phương pháp này cung cấp một nguồn quan trọng của sự bất đối xứng mà xác định tác động của các cú sốc giá dầu lên IPI.
Hình 4.3 thể hiện hàm phản ứng đẩy của các biến đối với một cú sốc dương trong biến động giá dầu được đo lường bằng biến động có điều kiện được lấy từ phương trình EGARCH (CV_OP).
Hàm phản ứng của mức giá (CPI) đối với một cú sốc dương trong biến động giá dầu thể hiện một sự sụt giảm kéo dài khoảng 11 tháng, mạnh nhất là ở tháng thứ 6 giảm khoảng 0.1023 điểm cơ bản, sau đó biến động rất ít xung quanh đường căn bản. Điều này cung cấp một bằng chứng quan trọng về những cú sốc cầu tiêu cực có thể là kết quả của sự bất ổn trong giá dầu. Các nghiên cứu trước đây về tác động của cú sốc giá dầu lên các hoạt động kinh tế vĩ mô được hướng đến tác động cú sốc cung như một kết quả của biến động giá dầu, tuy nhiên, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về sự hiện hành của những cú sốc cầu tiêu cực lên các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Đây là một đóng góp mới đối với
tài liệu nghiên cứu kinh tế năng lượng và đáng xem xét sâu hơn trong các nghiên cứu trong tương lai. Quan sát các cú sốc cầu tiêu cực đến từ biến động giá dầu, nguyên nhân khiến cho các cá nhân và hộ gia đình trì hỗn việc mua sắm các hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến mức giá thấp hơn và sự một sự sụt giảm kéo theo của sản lượng. Kết quà này thì trùng hợp với nghiên cứu của Kilian (2009) và Huson Joher cùng cộng sự 2011 với cách lý luận tương tự.
Trước một cú sốc dương trong biến động giá dầu (CV_OP), sản xuất công nghiệp (IPI) thể hiện một sự sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng gia tăng trong dài hạn. Cụ thể, sản lượng công nghiệp IPI sụt giảm nhanh chóng ở tháng thứ hai khoảng 0.7343 điểm cơ bản, sau đó yếu dần ở các tháng tiếp theo và vượt ra lên trên đường căn bản ở tháng và bắt đầu một xu hướng tăng từ tháng thứ 10. Sự bất ổn trên thị trường dầu thế giới, tác động tiêu cực lên sản xuất công nghiệp tại Việt Nam trong ngắn hạn. Điều này thì phù hợp với các lý thuyết và tài liệu nghiên cứu trước đây, vì dầu và sản phẩm của dầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng của hầu hết các ngành hoạt sản xuất. Gia tăng bất ổn trong giá dầu, đồng nghĩa với việc gia tăng sự bất ổn trong chi phí sản xuất đầu vào, sẽ khiến các doanh nghiệp thận trong hơn và trì hỗn các hoạt động mở rộng đầu tư, khiến sản lượng công nghiệp giảm. Các doanh nghiệp sẽ có kế hoạch thích ứng và điều chỉnh tốt hơn, nên có thể xem là tạo cơ sở cho sự gia tăng sản xuất, và hoạt động trở lại bình thường trong dài hạn.
Về khía cạnh chính sách tiền tệ, hình 4.3 cũng cho thấy rằng ngân hàng trung ương có xu hướng giảm lãi suất để ứng phó đối với những tác động tiêu cực lên sản xuất cơng nghiệp IPI vì một cú sốc cầu tiêu dùng âm có thể xảy ra. Lãi suất chính sách phản ứng ngược chiều đối với một cú sốc dương trong biến động giá dầu. Đồ thị hàm phản ứng nằm dưới đường căn bản trong suốt 36 tháng, sự sụt giảm mạnh nhất là ở tháng thứ 11 (0.19 điểm cơ bản) và chưa có dấu hiệu tắt.
Khi có sự bất ổn trên thị trường dầu, một trong những thị trường quan trọng tác động trực tiếp đến các khối ngành sản xuất, để bảo vệ các khối ngành sản xuất tránh các tác động bất lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động chính sách tiền tệ có xu hướng mở rộng. Hơn nữa việc giảm lãi suất, cịn kích thích các nhân và hộ tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn thay vì gởi tiền vào ngân hàng, đây cũng được xem là một phản ứng chính sách để ứng phó với cú sốc cầu tiêu dùng âm.
Sự bất ổn gia tăng trong giá dầu đại diện bởi một cú sốc dương trong biến động giá dầu làm tỷ giá sụt giảm nhưng không mạnh chưa đến 0.004 điểm cơ bản, và khơng có có dấu hiệu tắt sau 36 tháng. Việt Nam theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, nhưng tương đối chặt chẽ, vì vậy mặc dù các biến động từ giá dầu tác động đến các hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam, nhưng nếu mục tiêu ổn định tỷ giá được cân nhắc thì biến động của tỷ giá chỉ ở trong một biên độ nhỏ trong giới hạn được đặt ra bởi các nhà tạo lập chính sách. Tuy nhiên, xu hướng của tỷ giá vẫn là sụt giảm, điều này thì hợp với trong giai đoạn Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng.
Chính sách tiền tệ phản ứng tức thời bằng một sự gia tăng lãi suất trong ngắn hạn khoảng 4 tháng ứng với một cú sốc dương trong lãi suất liên bang Mỹ. Sau đó là lãi suất chính sách sụt giảm từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 22 và bắt đầu xu hướng tăng và chưa có dấu hiệu dừng cho đến tháng thứ 36.
Hình 4.4 trình bày hàm phản ứng theo thời gian của IPI, CPI, I, và EX đối với một cú sốc giá dầu được đo lường sự gia tăng ròng trong giá dầu bằng phương pháp HI của Hamilton (1996):
Biến động giá dầu được đo lường bằng phương sai có điều kiện trong phương trình EGARCH của thể hiện sự bất ổn của giá dầu. Một cú sốc dương tác động lên CV_OP sẽ hàm ý một sự bất ổn gia tăng trong giá dầu. Thước đo HI thể hiện một sự gia tăng ròng trong giá dầu. Một cú sốc dương tác động lên HI thể hiện một sự gia tăng ròng của giá dầu.
Các phát hiện cho thấy rằng một cú sốc có độ lớn bằng một độ lệch chuẩn lên HI làm sản xuất công nghiệp IPI gia tăng từ tháng 2 đến tháng 4 mạnh nhất là ở tháng 3 khoảng 0.61 điểm cơ bản, sau đó sụt giảm mạnh nhất ở tháng thứ 5 khoảng 0.47 điểm cơ bản. IPI vượt qua đường căn bản ở tháng thứ 12 và biến động nhỏ lên xuống quanh đường cơ bản trước khi trở về đường cân bằng tháng thứ 26. Cú sốc dương lên HI, thể hiện một sự gia tăng giá dầu rịng có tác động khác nhau lên sản xuất cơng nghiệp tùy vào từng giai đoạn, tuy nhiên chúng ta có thể thấy xu hướng giảm nhiều hơn. Giá dầu tăng làm gia tăng chi phí sản xuất đầu vào của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm sản lượng hay chỉ số sản xuất công nghiệp sụt giảm.
Cú sốc dương tác động lên HI hay sự gia tăng gía dầu rịng, làm CPI gia tăng tức thời từ tháng 2 đến tháng 7 mạnh nhất là ở tháng thứ 5 khoảng 0.105 điểm cơ bản. Sau đó là một sự sụt giảm mạnh nhất ở tháng thứ 8 khoảng 0.054 điểm cơ bản và tháng thứ 13 khoảng 0.075 điểm cơ bản. Từ tháng 15 trở đi CPI biến động nhỏ xung quanh đường căn bản có và dấu hiệu tắt trong dài hạn. Ngược lại với phản ứng nghịch chiều của CPI đối với biến động giá dầu được đo lường bằng CV_OP, phản ứng của CPI đối với một sự gia tăng giá dầu là một sự gia tăng trong 6 tháng và sụt giảm 6 tháng. Có thể xem phản ứng cùng chiều của CPI trong trường hợp HI là vấn đề thuộc về bản chất khi hay là giá cả hàng hóa sẽ gia tăng khi chi phí sản xuất ra nó gia tăng.
Trước cú sốc dương trong biến động giá dầu được đo lường bằng HI, lãi suất chính sách thể hiện một xu hướng tăng rõ rệt trong ngắn và trung hạn đáng kể là vào tháng thứ 4 khoảng 0.22 điểm cơ bản và khoảng 0.21 vào tháng thứ 12. Sau đó biến động nhỏ xung quanh đường căn bản từ tháng thứ 16 trước khi trở về đường căn bằng ở tháng thứ 21. Mục tiêu kiểm soát lạm phát được ưu tiên trước một cú sốc làm gia tăng giá dầu dẫn đến lãi suất chính sách tăng.
Hình dạng hàm phản ứng đẩy của tỷ giá LEX ứng với cú sốc trong biến động giá dầu được đo lường bằng HI tương đối giống với cú sốc được đo lường bằng biến động có điều kiện CV_OP. Tỷ giá có sự điều chỉnh giảm rất nhỏ và khơng có dầu hiệu tắt sau 35 tháng. Điều này một lần nữa cho thấy tỷ giá được quản lý chặt chẽ và tương đối ổn định tại Việt Nam. Như vậy biến động giá dầu thế giới ít tác động đến tỷ giá hối đối Việt Nam.
Hình 4.3 Hàm phản ứng của I, CPI, IPI và EX đối với biến động giá dầu được đo lường bằng CV_OP và hàm phản ứng của I đối với Fed)
Hình 4.4 Hàm phản ứng của I, CPI, IPI và EX đối với sự gia tăng giá dầu ròng được lường bằng phương pháp HI.
Bảng 4.8 Các ước tính từ phân rã phương sai. Đơn vị tính %. Nguồn tự tính tốn của tác giả tốn của tác giả
Phân rã phương sai của CPI
Giai đoạn I CPI IPI CV_OP FED EX
12 5.85 66.29 13.84 3.24 7.57 3.21
24 5.85 64.73 14.31 3.29 8.58 3.24
36 5.78 63.83 14.13 3.25 9.79 3.22
Phân rã phương sai của IPI
Giai đoạn I CPI IPI CV_OP FED EX
12 4.18 2.36 88.18 1.75 0.56 2.97
24 4.40 5.18 82.48 2.21 2.10 3.63
36 4.39 5.69 80.75 2.46 2.59 4.11
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Eviews
Bảng 4.8 trình bày kết quả phân rã phương sai của các hoạt động kinh tế vĩ mô đại diện bởi mức giá CPI và chỉ số sản xuất cơng nghiệp IPI của mơ hình SVAR 6 biến trong đó bao gồm biến động có điều kiện của giá dầu được xem như là một biến ngoại sinh.
Kết quả phân rã phương sai của mức giá CPI cho thấy sự thay đổi phương sai của CPI được giải thích bởi chính là nó là cao nhất chiếm khoảng 66.29 %, 64.73% và 63.83 % lần lượt ở tháng thứ 12, 24 và 36. Biến động của chỉ số sản xuất cơng nghiệp IPI đóng vai trị quan trọng thứ hai trong việc giải thích biến động của mức giá CPI chiếm khoảng 14 %. Thứ ba là đóng góp của lãi suất liên bang Mỹ fed chiếm khoản 8%-9%. Biến động có điều kiện của giá dầu CV_OP giải thích khoảng 3.2% sự thay đổi của CPI qua các gia đoạn. Đây cũng là một con số đang chú ý cho các nhà tạo lập chính sách trong việc tính đến tác động của giá dầu lên hoạt động kinh tế vĩ mô.
Kết quả phân rã phương sai của biến vĩ mô sản xuất công nghiệp IPI cho thấy biến động của IPI được giả thích chủ yếu bởi chính nó khoảng 88.18%, 82.48% và 80.75% lần lượt ở tháng thứ 12, 24 và 36. Đóng vai trị quan trọng thứ 2 trong việc giải thích biến động của IPI là biến lãi suất chính sách chiếm 4%. Các biến còn lại như CPI, lãi suất liên bang FED, tỷ giá EX giải thích từ 2% đến 3% biến động của IPI. Trong đó biến động có điều kiện của giá dầu đóng góp khoảng 1.75%, 2.21%, và 2.46% biến động của IPI ở tháng thứ 12, 24 và 36 tương ứng.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 5.1. Kết luận