Lý thuyết nền có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Lý thuyết nền có liên quan

“ Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) được khởi xướng bởi Jensen và Meckling vào năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm

và bên được ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phát sinh khi bên ủy nhiệm thuê bên được ủy nhiệm thực hiện các công việc đại diện cho họ, và do đó, bên ủy nhiệm đã chuyển giao quyền quyết định cho bên được ủy nhiệm. Trong một ngân hàng, mối quan hệ này biểu hiện thông qua quan hệ giữa cổ đông và người quản lý. Trong các ngân hàng cổ phần đại chúng, vấn đề này thể hiện rất rõ vì người quản lý thường khơng sở hữu nhiều cổ phiếu, nhưng họ lại đại diện cho cổ đông để ra các quyết định liên quan lợi ích các cổ đơng. Vấn đề đại diện đã làm phát sinh chi phí đại diện, chi phí này là chi phí mà tổ chức phải gánh chịu do sự ủy nhiệm như chi phí liên quan đến việc sử dụng bên được ủy nhiệm. Chẳng hạn như chi phí giám sát hành vi của người được ủy nhiệm, hay chi phí để thiết lập và duy trì một cơ chế nhằm đảm bảo người được ủy nhiệm đại diện cho quyền lợi của người ủy nhiệm, chi phí bổng lộc. Những chi phí tiềm ẩn khác gây thiệt hại cho tổ chức. Chẳng hạn nhà quản lý bỏ qua các cơ hội có thể mang lại lợi nhuận, đưa ra những quyết định khơng hợp lý nhằm tối đa hóa lợi ích của cá nhân thay vì lợi ích của tổ chức, hoặc có thể chia cổ tức thấp hơn mong muốn của nhà đầu tư vì họ muốn giữ tiền lại để thanh tốn tiền lương thưởng cho bản thân và mở rộng quy mô ngân hàng nhằm nâng cao giá trị bản thân... Dẫn đến vấn đề quản trị ngân hàng theo hướng: Né tránh rủi ro, giữ lại cổ tức và theo đuổi tầm nhìn ngắn hạn.”

Lý thuyết ủy nhiệm giải thích sự tồn tại của HTKSNB như là cơ chế để giám sát hành vi của người quản lý nhằm giảm thiểu các bất lợi cho tổ chức. Ngoài ra, theo lý giải của lý thuyết này, các nhà quản lý ngân hàng đã được cổ đông ủy nhiệm để thiết kế, xây dựng và thực hiện HTKSNB phù hợp, đầy đủ, giúp kiểm soát tốt các hoạt động của ngân hàng.

2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu

Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu với năm biến độc lập lần lượt là: -Mơi trường kiểm sốt

-Đánh giá rủi ro -Hoạt động kiểm sốt

-Thơng tin truyền thơng -Giám sát

Thang đo cụ thể sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

Biến phụ thuộc của mơ hình là Hiệu quả hoạt động của NHTMCP VN.

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào các lý thuyết đã nêu, kết quả của các nghiên cứu trước cũng như việc bám sát mục tiêu, câu hỏi và mơ hình nghiên cứu của đề tài này, tác giả xác định có năm giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Có sự tác động cùng chiều giữa mơi trường kiểm soát và hiệu quả

hoạt động của NHTMCP VN

Giả thuyết H2: Có sự tác động cùng chiều giữa đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt

động của NHTMCP VN

Giả thuyết H3: Có sự tác động cùng chiều giữa hoạt động kiểm soát và hiệu quả

hoạt động của NHTMCP VN

Giả thuyết H4: Có sự tác động cùng chiều giữa thông tin truyền thông và hiệu quả

Giả thuyết H5: Có sự tác động cùng chiều giữa giám sát và hiệu quả hoạt động của

Tóm tắt chương 2

Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết, lý thuyết nền có liên quan đến KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Từ các cơ sở đó cùng với các nghiên cứu trước đây đã trình bày ở chương 1, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu lý thuyết với năm thành phần của HTKSNB.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu

Theo Creswell cùng các cộng sự (2003) thì có 3 phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng, đó là: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và hỗn hợp.

Nghiên cứu định tính thường dùng để xây dựng lý thuyết khoa học dựa vào quy trình quy nạp trong khi nghiên cứu định lượng lại được dùng để kiểm định các lý thuyết khoa học bằng cách thu thập, thống kê và phân tích dữ liệu. Nghiên cứu hỗn hợp dựa trên cơ sở của hệ nhận thức thực dụng, chú trọng việc ứng dụng của sản phẩm khoa học, giải quyết vấn đề kinh doanh, [Creswell & Clack (2007)].

Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp luận định lượng là chủ đạo. Dựa vào cơ sở lý thuyết, điệu kiện môi trường kinh tế Việt Nam và kết quả các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất với 5 biến độc lập. Để xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như điều chỉnh thang đo cho phù hợp điều kiện các Ngân hàng TMCP Việt Nam, tác giả thảo luận tay đơi với 6 chun gia có kiến thức chun mơn sâu trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ ngân hàng như: giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng giao dịch, kiểm sốt viên nội bộ. Sau khi đó tác giả rút kết ra thang đo cụ thể để lập bảng câu hỏi khảo sát.

Phương pháp luận định lượng: sau khi xây dựng được mơ hình nghiên cứu,

tác giả sử dụng phương pháp luận định lượng để kiểm định lại mơ hình.

Các bước nghiên cứu gồm: thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát, xem xét độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), cuối cùng là sử dụng phân tích hồi quy để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố cấu thành HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

3.2 Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu định tính 3.2.1 Mơ hình nghiên cứu chính thức 3.2.1 Mơ hình nghiên cứu chính thức

Nguồn dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:

-Dữ liệu sơ cấp thu thập từ việc tổng hợp phân tích kết quả phỏng vấn các chuyên gia chun gia có kiến thức chun mơn sâu về kiểm sốt nội bộ hiện đang cơng tác tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên cơ sở đề cương của các câu hỏi thảo luận (Phụ lục 1: Bảng hỏi phỏng vấn chuyên gia)

-Dữ liệu thứ cấp: văn bản, quy trình, quy định, tạp chí, báo cáo tài chính, các nghiên cứu khoa học đã được cơng bố.

Tác giả tiến hành trao đổi và xin ý kiến của các chuyên gia, với các tiêu chí của các chuyên gia tham gia thảo luận tay đôi như sau:

Bảng 3.1: Tóm tắt về tiêu chuẩn của các chuyên gia

Về kinh nghiệm Về trình độ

Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí giám đốc chi nhánh, trưởng phòng giao dịch.

Ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí kiểm sốt viên kế toán, kiểm soát viên nội bộ.

Trình độ tối thiểu của các chuyên gia là cử nhân.

Phụ lục 2 là danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận tay đôi. Kết quả thảo luận với các chuyên gia được tổng hợp như sau:

-Các chuyên gia cùng ý kiến là 5 nhân tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thơng và giám sát đều có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, không thể loại bỏ bất kỳ nhân tố nào.

-Về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các chuyên gia đồng ý NIM là chỉ số tài chính thiết thực để đo lường cho hiệu quả, hiện tại các ngân hàng đều dùng chỉ số này để đánh giá tình hình kinh doanh hàng tháng của từng bộ phận. Về chỉ tiêu ROA

thì có 4 trong 6 chuyên gia đồng ý nó phản ánh được hiệu quả hoạt động, 2 người còn lại cho rằng thước đo này hơi vĩ mô, trong khi chỉ tiêu NIM cũng đã phản ánh cụ thể và sát với nội dung hiệu quả từ tài sản có sinh lời trong hoạt động. Chỉ tiêu ROE cũng được 4 trong 6 chuyên gia nhất trí là đo lường được hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cịn lại thì cho rằng chỉ tiêu này ít được quan tâm tại đơn vị.

-Thang đo cho từng thành phần trong HTKSNB: dựa trên bảng công cụ đánh giá HTKSNB theo COSO 2013, các chuyên gia cho ý kiến từng khoản mục về sự phù hợp của nó so với điều kiện thực tế tại ngân hàng mà họ đang làm việc, trung bình mỗi chuyên gia đồng ý khoảng 33 thang đo trong COSO, các nhân tố không ảnh hưởng đến tính hiệu quả hoạt động của NHTMCP VN (chỉ ảnh hưởng mục tiêu khác) bị loại bỏ và bổ sung, hiệu chỉnh thêm 3 đến 5 thang đo phát sinh từ đặc thù hoạt động của ngân hàng. Cụ thể các ý kiến được trình bày trong Phụ lục 3.

Kết quả dữ liệu phỏng vấn được sắp xếp theo từng câu hỏi và sắp xếp tương ứng với nhóm nhân tố trong năm thành phần KSNB. Sau khi tiến hành so sánh, tổng hợp và chọn lọc, tác giả đưa ra được mơ hình nghiên cứu như sau:

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu chính thức 3.2.2 Biện luận và xây dựng thang đo 3.2.2 Biện luận và xây dựng thang đo

Mơi trường kiểm sốt (MTKS):

“Mơi trường kiểm sốt là nền tảng ý thức, văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm sốt của tồn bộ nhân viên trong tổ chức. Mơi trường kiểm sốt là nền tảng cho các yếu tố còn lại của HTKSNB nhằm xây dựng các nguyên tác và cơ cấu hoạt động phù hợp. Mơi trường kiểm sốt bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm sốt và tầm quan trọng của kiểm sốt. Mơi trường kiểm sốt có một ảnh hưởng quan trọng đến q trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát” (Ramos, 2004); (COSO, 2013).

Ndungu (2013) và Zipporah (2015) đã đưa ra 9 biến quan sát cho nhân tố mơi trường kiểm sốt là:

-Thiết lập các chính sách và thủ tục cho các hoạt động chính -Chính sách và thủ tục được thiết lập đầy đủ

-Thiết lập cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm -Nhà quản lý đảm bảo kênh truyền thông thông suốt -Nhà quản lý thiết kế cấu trúc tổ chức thích hợp -Nhà quản lý giám sát việc thực hiện mục tiêu -Thiết lập và thực hiện các chuẩn mực đạo đức

-Nhà quản lý cam kết năng lực ban giám đốc và nhân viên -Xây dựng các báo cáo phù hợp

Trong nghiên cứu của Ofori (2011), tác giả đưa ra 5 biến quan sát cho mơi trường kiểm sốt như sau:

-Các quyết định quản trị được lấy ý kiến chung chứ không bị chi phối bởi một cá nhân

-Thiết lập quy tắc đạo đức cho toàn bộ nhân viên - Nhà quản lý thiết kế kênh truyền thông và báo cáo

-Thiết lập các chính sách và thủ tục đầy đủ

-Nhà quản lý cam kết năng lực ban giám đốc và nhân viên

Sultana & Haque (2011) đã đưa ra 19 biến quan sát cho thành phần mơi trường kiểm sốt là: chú trọng mục tiêu hoạt động và lợi nhuận ngắn hạn, sự quản

lý bị chi phối bởi cá nhân, nhà quản lý chịu trách nhiệm rủi ro kinh doanh, nhà quản lý chú trọng các nguyên tắc kế toán, nhà quản lý bị ràng buộc bởi các quy tắc đạo đức, cam kết năng lực ban giám đốc và nhân viên, xây dựng bộ phận kiểm soát với giám đốc thuê ngoài, đánh giá năng lực và chịu trách nhiệm về các dịch vụ thuê ngoài, đánh giá khách quan, nhà quản lý thiết lập chính sách thích hợp trong hoạt động kiểm sốt, lập kế hoạch dự phòng, hệ thống thơng tin được tách riêng, cơ cấu tổ chức phù hợp, thiết lập chính sách và quy trình làm việc phù hợp, phân công quyền và trách nhiệm hợp lý, xây dựng chính sách tuyển dụng, thiết kế chương trình đào tạo nhân viên mới, hướng dẫn nhân viên mới về công việc và quy tắc đạo đức, luân chuyển định kỳ các nhân viên chủ chốt.

Trong nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) thì tác giả đưa ra 5 biến quan sát cho nhân tố môi trường kiểm soát:

-Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo của nhà quản lý trong ngân hàng -Tính trung thực, giá trị đạo đức của quản lý và nhân viên

-Cam kết năng lực

-Cơ cấu tổ chức trong ngân hàng -Chính sách nhân sự tại ngân hàng

Đánh giá rủi ro (DGRR)

“Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng, phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến mục tiêu của tổ chức như: mục tiêu sản xuất, bán hàng, marketing, tài chính và các hoạt động khác, từ đó có thể quản trị được rủi ro” (Lannoye, 1999); (Dinapoli, 2007).

Tác giả Dougles (2011) đã đưa ra 4 biến quan sát cho nhân tố đánh giá rủi ro: thiết lập mục tiêu, nhân viên tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu, xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, phân nhiệm và kết nối với tất cả nhân viên.

Theo Ndungu (2013), Origa (2013) và Zipporah (2015) thì có 4 biến quan sát cho hoạt động đánh giá rủi ro là:

-Nhà quản lý xác định mục tiêu cho tổ chức

-Nhà quản lý nhận định và phân tích các rủi ro ảnh hưởng đến cơng ty -Nhà quản lý chú trọng các rủi ro liên quan đến gian lận

-Nhà quản lý đưa ra các biện pháp nhầm hạn chế rủi ro

Trong nghiên cứu của Ofori (2011) tác giả sử dụng 5 biến quan sát cho hoạt động đánh giá rủi ro như sau:

-Thiết lập mục tiêu và truyền đạt đến nhân viên -Nhận diện và đánh giá các thay đổi đáng kể

-Có đủ các nhân viên có năng lực và kiến thức để quản lý rủi ro

-Các vấn đề về công nghệ được xem xét và giải quyết một cách thích hợp

-Xác định và đánh giá liên tục các rủi ro về hoạt động, tài chính, tuân thủ và các rủi ro khác

Trong nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) thì tác giả đưa ra 5 biến quan sát cho nhân tố đánh giá rủi ro:

-Xác định mục tiêu trong ngân hàng

-Nhận dạng rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng -Phân tích rủi ro trong ngân hàng

-Đánh giá rủi ro trong ngân hàng -Quản trị rủi ro trong ngân hàng

Hoạt động kiểm soát (HDKS):

“Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách, thủ tục kiểm sốt để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu. Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy các hoạt động cần thiết để giảm thiểu những rủi ro của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra được thực thi nghiêm túc, hiệu quả trong toàn doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát diễn ra trong toàn bộ tổ chức ở mọi cấp độ, mọi hoạt động.” (Ramos, 2004); (Kaplan, 2008).

Trong nghiên cứu của Zipporah (2015), tác giả dùng 6 biến quan sát để đo lường cho nhân tố hoạt động kiểm soát:

-Phân quyền hợp lý

-Thiết lập thủ tục, chính sách rõ ràng đầy đủ

-Thiết lập hệ thống cơng nghệ thơng tin và kiểm sốt riêng để KSV có thể truy cập vào hệ thống.

-Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm sốt -Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các thủ tục

-Đánh giá định kỳ hiệu quả hoạt động dựa trên các chính sách thủ tục đã ban hành

Còn tác giả Ndungu (2013) đã đưa ra 6 biến quan sát cho yếu tố hoạt động kiểm sốt như sau:

-Có sự phân chia trách nhiệm rõ rảng giữa các bộ phận -Quản lý nguồn thu rõ ràng và độc lập giữa các nhân viên

-Xác định trách nhiệm công việc và trách nhiệm báo cáo thơng qua các chính sách, thủ tục cụ thể

-Bất kiêm nhiệm

-Thiết lập và thường xuyên đánh giá lại các chính sách thủ tục của quản lý -Đối chiếu sổ sách hàng tháng để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các gian lận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)