Mơ hình nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 52)

3.2.2 Biện luận và xây dựng thang đo

Mơi trường kiểm sốt (MTKS):

“Mơi trường kiểm sốt là nền tảng ý thức, văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm sốt của tồn bộ nhân viên trong tổ chức. Mơi trường kiểm sốt là nền tảng cho các yếu tố còn lại của HTKSNB nhằm xây dựng các nguyên tác và cơ cấu hoạt động phù hợp. Mơi trường kiểm sốt bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm sốt và tầm quan trọng của kiểm sốt. Mơi trường kiểm sốt có một ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát” (Ramos, 2004); (COSO, 2013).

Ndungu (2013) và Zipporah (2015) đã đưa ra 9 biến quan sát cho nhân tố mơi trường kiểm sốt là:

-Thiết lập các chính sách và thủ tục cho các hoạt động chính -Chính sách và thủ tục được thiết lập đầy đủ

-Thiết lập cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm -Nhà quản lý đảm bảo kênh truyền thông thông suốt -Nhà quản lý thiết kế cấu trúc tổ chức thích hợp -Nhà quản lý giám sát việc thực hiện mục tiêu -Thiết lập và thực hiện các chuẩn mực đạo đức

-Nhà quản lý cam kết năng lực ban giám đốc và nhân viên -Xây dựng các báo cáo phù hợp

Trong nghiên cứu của Ofori (2011), tác giả đưa ra 5 biến quan sát cho mơi trường kiểm sốt như sau:

-Các quyết định quản trị được lấy ý kiến chung chứ không bị chi phối bởi một cá nhân

-Thiết lập quy tắc đạo đức cho toàn bộ nhân viên - Nhà quản lý thiết kế kênh truyền thông và báo cáo

-Thiết lập các chính sách và thủ tục đầy đủ

-Nhà quản lý cam kết năng lực ban giám đốc và nhân viên

Sultana & Haque (2011) đã đưa ra 19 biến quan sát cho thành phần mơi trường kiểm sốt là: chú trọng mục tiêu hoạt động và lợi nhuận ngắn hạn, sự quản

lý bị chi phối bởi cá nhân, nhà quản lý chịu trách nhiệm rủi ro kinh doanh, nhà quản lý chú trọng các nguyên tắc kế toán, nhà quản lý bị ràng buộc bởi các quy tắc đạo đức, cam kết năng lực ban giám đốc và nhân viên, xây dựng bộ phận kiểm sốt với giám đốc th ngồi, đánh giá năng lực và chịu trách nhiệm về các dịch vụ thuê ngoài, đánh giá khách quan, nhà quản lý thiết lập chính sách thích hợp trong hoạt động kiểm sốt, lập kế hoạch dự phòng, hệ thống thơng tin được tách riêng, cơ cấu tổ chức phù hợp, thiết lập chính sách và quy trình làm việc phù hợp, phân công quyền và trách nhiệm hợp lý, xây dựng chính sách tuyển dụng, thiết kế chương trình đào tạo nhân viên mới, hướng dẫn nhân viên mới về công việc và quy tắc đạo đức, luân chuyển định kỳ các nhân viên chủ chốt.

Trong nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) thì tác giả đưa ra 5 biến quan sát cho nhân tố môi trường kiểm soát:

-Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo của nhà quản lý trong ngân hàng -Tính trung thực, giá trị đạo đức của quản lý và nhân viên

-Cam kết năng lực

-Cơ cấu tổ chức trong ngân hàng -Chính sách nhân sự tại ngân hàng

Đánh giá rủi ro (DGRR)

“Đánh giá rủi ro là việc nhận dạng, phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến mục tiêu của tổ chức như: mục tiêu sản xuất, bán hàng, marketing, tài chính và các hoạt động khác, từ đó có thể quản trị được rủi ro” (Lannoye, 1999); (Dinapoli, 2007).

Tác giả Dougles (2011) đã đưa ra 4 biến quan sát cho nhân tố đánh giá rủi ro: thiết lập mục tiêu, nhân viên tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu, xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, phân nhiệm và kết nối với tất cả nhân viên.

Theo Ndungu (2013), Origa (2013) và Zipporah (2015) thì có 4 biến quan sát cho hoạt động đánh giá rủi ro là:

-Nhà quản lý xác định mục tiêu cho tổ chức

-Nhà quản lý nhận định và phân tích các rủi ro ảnh hưởng đến cơng ty -Nhà quản lý chú trọng các rủi ro liên quan đến gian lận

-Nhà quản lý đưa ra các biện pháp nhầm hạn chế rủi ro

Trong nghiên cứu của Ofori (2011) tác giả sử dụng 5 biến quan sát cho hoạt động đánh giá rủi ro như sau:

-Thiết lập mục tiêu và truyền đạt đến nhân viên -Nhận diện và đánh giá các thay đổi đáng kể

-Có đủ các nhân viên có năng lực và kiến thức để quản lý rủi ro

-Các vấn đề về công nghệ được xem xét và giải quyết một cách thích hợp

-Xác định và đánh giá liên tục các rủi ro về hoạt động, tài chính, tuân thủ và các rủi ro khác

Trong nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016) thì tác giả đưa ra 5 biến quan sát cho nhân tố đánh giá rủi ro:

-Xác định mục tiêu trong ngân hàng

-Nhận dạng rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng -Phân tích rủi ro trong ngân hàng

-Đánh giá rủi ro trong ngân hàng -Quản trị rủi ro trong ngân hàng

Hoạt động kiểm soát (HDKS):

“Hoạt động kiểm sốt là tập hợp các chính sách, thủ tục kiểm sốt để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu. Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy các hoạt động cần thiết để giảm thiểu những rủi ro của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra được thực thi nghiêm túc, hiệu quả trong toàn doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát diễn ra trong toàn bộ tổ chức ở mọi cấp độ, mọi hoạt động.” (Ramos, 2004); (Kaplan, 2008).

Trong nghiên cứu của Zipporah (2015), tác giả dùng 6 biến quan sát để đo lường cho nhân tố hoạt động kiểm soát:

-Phân quyền hợp lý

-Thiết lập thủ tục, chính sách rõ ràng đầy đủ

-Thiết lập hệ thống cơng nghệ thơng tin và kiểm sốt riêng để KSV có thể truy cập vào hệ thống.

-Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm sốt -Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các thủ tục

-Đánh giá định kỳ hiệu quả hoạt động dựa trên các chính sách thủ tục đã ban hành

Còn tác giả Ndungu (2013) đã đưa ra 6 biến quan sát cho yếu tố hoạt động kiểm sốt như sau:

-Có sự phân chia trách nhiệm rõ rảng giữa các bộ phận -Quản lý nguồn thu rõ ràng và độc lập giữa các nhân viên

-Xác định trách nhiệm công việc và trách nhiệm báo cáo thơng qua các chính sách, thủ tục cụ thể

-Bất kiêm nhiệm

-Thiết lập và thường xuyên đánh giá lại các chính sách thủ tục của quản lý -Đối chiếu sổ sách hàng tháng để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các gian lận.

Sultana & Haque (2011) thiết lập 4 biến quan sát cho nhân tố hoạt động kiểm soát là:

-Chức năng ủy quyền phải được tách riêng -Các hồ sơ được thiết kế đơn giản, lưu trữ hợp lý -Đánh số các hồ sơ một cách rõ ràng

-Hạn chế người dùng trái phép truy cập vào máy tính và nguồn dữ liệu của công ty

Origa (2013) đã đưa ra 9 biến quan sát cho yếu tố hoạt động kiểm soát như:

-Phân công trách nhiệm rõ ràng -Kiểm tra chéo

-Thường xuyên đánh giá và khắc phục các điểm yếu kém

-Thiết lập hệ thống tài khoản chi tiết và hợp lý

-Bảo mật các thơng tin có giá trị, chỉ được truy cập khi có sự kiểm duyệt của quản

-Quản lý chặt chẽ chi tiêu của các quỹ

-Đánh giá chi tiêu thực tế so với ngân sách, u cầu giải trình nếu có chênh lệch - Thiết lập chính sách bảo vệ tài sản của cơng ty

Thông tin và truyền thông (TTTT):

“Thông tin là những tin tức cần thiết để thực hiện các trách nhiệm kiểm soát nội bộ nhằm hỗ trợ việc đạt được mục tiêu của tổ chức.

Truyền thơng là quy trình truyền đưa các tin tức đến người sử dụng, cung cấp cho tổ chức thông tin cần thiết để kiểm sốt hàng ngày. Các kênh truyền thơng bao gồm: bên trong và bên ngoài tổ chức. Truyền thông giúp các nhân viên hiểu được các trách nhiệm KSNB và tầm quan trọng của họ trong việc đạt được các mục tiêu.”(COSO, 2013).

Trong nghiên cứu của Ofori (2011) tác giả dùng 3 biến quan sát để đo lường nhân tố thơng tin và truyền thơng:

-Thiết lập chính sách lưu trữ và truyền tãi thông tin hiệu quả, đơn giản -Có kênh tiếp nhận thơng tin về các vi phạm của nhân viên

-Tất cả nhân viên nhận thức đúng đắn về vai trò của hệ thống kiểm soát

Dougles (2011) cho rằng có 4 biến quan sát đo lường cho yếu tố thông tin và truyền thông:

-Có kênh tiếp nhận thơng tin từ bên ngồi

-Các hoạt động của công ty được công bố thường xuyên -Cung cấp các thơng tin cần thiết cho bên ngồi

-Những khiếu nại của khách hàng có được tiếp nhận và xử lý một cách nghiêm túc không

Trong nghiên cứu của Zipporah (2015), tác giả dùng 4 biến quan sát để đo lường cho nhân tố thông tin và truyền thông:

-Các thông tin đáng tin cậy và có liên quan đều được công bố đến tất cả các bộ phận trong công ty

-Các nhân viên hiểu rõ và cập nhật về hiệu quả, sự phát triển, rủi ro cũng như chức năng của KSNB

-Truyền thông giúp đánh giá tốt hơn các chính sách thủ tục và các hoạt động của công ty

-Hệ thống báo cáo giải thích rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong công ty

Tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016) cho ràng có 6 biến quan sát đo lường cho nhân tố thông tin và truyền thông như sau:

-Thơng tin được cung cấp chính xác -Thơng tin được cung cấp thích hợp -Thơng tin được cung cấp kịp thời -Thông tin được cập nhật liên tục -Công tác truyền thông bên trong -Công tác truyền thông bên ngoài

Dựa vào cơ sở lý thuyết, kết quả các nghiên cứu trước và ý kiến các chuyên gia, tác giả điều chỉnh thang đo cho 5 biến độc lập như sau:

Bảng 3.2: Tổng hợp thang đo cho mơ hình nghiên cứu:

STT Nhân tố Khái niệm Thang đo

1

Mơi trường kiểm sốt

“MTKS là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm sốt của tồn bộ thành viên trong tổ chức”

-Quan điểm của nhà quản lý về đạo đức

-Thiết lập và truyền thông các quy tắc đạo đức

-Phát hiện và giải quyết kịp thời việc không tuân thủ đạo đức

-Thiết lập trách nhiệm giám sát của HĐQT

-Xác định thành viên có chun mơn phù hợp để giám sát hành động các nhà quản lý

-HĐQT giám sát việc đạt mục tiêu của ngân hàng -Thiết lập kênh báo cáo -Phân chia trách nhiệm phù hợp

-Thu hút phát triển nguồn nhân lực

-Đánh giá năng lực nhà cung cấp, dịch vụ thuê ngoài -Thiết lập chế độ ưu đãi, khen thưởng hợp lý

-Điều chỉnh áp lực khi phân công nhiệm vụ

2 Đánh giá rủi ro

“ĐGRR là việc nhận dạng, phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức”

-Nhà quản lý dựa vào mục tiêu của ngân hàng để phân bổ nguồn lực

-Phân tích, nhận diện rủi ro bên trong, bên ngồi

-Phân tích đánh giá rủi ro liên quan đến từng cấp quản lý

-Xem xét các gian lận có thể xảy ra

-Đánh giá động cơ, áp lực đưa đến gian lận

-Đánh giá thay đổi từ mơi trường bên ngồi

-Đánh giá sự thay đổi từ lãnh đạo ảnh hưởng đến quản lý, triết lý điều hành HTKSNB

3 Hoạt động kiểm sốt

“HĐKS là tập hợp những chính sách, thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu”

-Thiết lập hoạt động kiểm sốt phịng ngừa rủi ro trong hoạt động: huy động vốn, cho vay, dịch vụ khác

-Thiết lập cơ sở hạ tầng đầy đủ

-Thiết lập quản lý bảo mật -Xác định trách nhiệm, báo cáo, thực hiện và khắc phục kịp thời các sai sót

-Đánh giá lại chính sách, thủ tục

-Tuân thủ nghiêm ngặt chính sách, quy định của ngân hàng, của Ngân hàng nhà nước 4 Thông tin và truyền thông

“TTTT là các thông tin hỗ trợ cho việc điều hành, kiểm sốt và cách thức truyền thơng trong doanh nghiệp”

-Công bố thông tin hoạt động cho bên ngồi

-Có kênh tiếp nhận thơng tin từ bên ngoài

5 Giám sát “GS là quá trình đánh giá chất lượng của HTKSNB theo thời gian”

-Đánh giá thường xuyên, riêng biệt

-Sử dụng nhân viên có kinh nghiệm phù hợp để đánh giá -Nghiên cứu mức độ thay đổi trong quy trình kinh doanh khi chọn cách thức đánh giá

-Giám sát các biện pháp khắc phục thiếu sót của KSNB

Hiệu quả hoạt động (HQHD):

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng là thuật ngữ tổng hợp, có thể đo lường thông qua: hiệu quả tài chính (financial performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) và hiệu quả tổng hợp (overall performance).” Hiệu quả tài chính có thể đo lường thơng qua các chỉ tiêu về lợi nhuận (ROA, ROI, ROE, ROS) hay lợi nhuận (Hult và cộng sự (2008)).

Hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động của đơn vị, được đo lường thơng qua lợi nhuận, doanh thu, tỷ số tài chính, ROI, ROA [Beeler cùng các cộng sự (1999), Jensen (2003), Ittner (2003), Fadzil cùng các cộng sự (2005), Kenyon và Tilton (2006), Brown cùng các cộng sự (2008), Mawanda (2008), Nyakundi cùng các cộng sự (2014) Zipporah (2015)].”

Tại Việt Nam, theo thông tư 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo bằng: Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA). Trong lĩnh vực ngân hàng, ngồi 2 tiêu chí trên thì NIM là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Các tạp chí The Banker, Forbes,…đều xếp hạng các ngân hàng thông qua chỉ tiêu tài chính ROA, ROE, NIM.

Ngân hàng cũng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, nên thước đo lợi nhuận là một trong các tiêu chí quan trọng trong đo lường hiệu quả hoạt động, nhưng một đồng lợi nhuận kiếm ra cần được so với lượng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu đã bỏ ra. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng là thước đo hiệu quả của hoạt động của các NHTMCP. Ngoài ra trong lĩnh vực ngân hàng, nhà quản lý còn chia nhỏ tài sản ra để theo dõi chi tiết khả năng sinh lợi của từng loại tài sản, giúp phản ánh rõ hơn khả năng sinh lời, đặc

biệt là các tài sản có thơng qua hoạt động mua bán vốn liên ngân hàng hoặc với NHNN. Do đó, thu nhập lãi thuần/ Tài sản có sinh lãi trung bình (NIM) rất được qua tâm. Với đề tài này, tác giả chọn thang đo cho biến phụ thuộc “hiệu quả hoạt động” là 3 chỉ tiêu ROA, ROE và NIM như đã khẳng định ở trên.

3.3 Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu định lượng

Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Trong nghiên cứu này tác giả đưa ra 37 biến quan sát, vậy cỡ mẫu tối thiểu là 5*37= 185 mẫu. Trên thực tế có 31 ngân hàng TMCP VN, nên tác giả chọn kích thước mẫu là 310, mỗi ngân hàng sẽ thu thập 10 phiếu trả lời để mẫu có tính tổng qt. Để dự phịng trường hợp thất thốt hoặc đáp viên trả lời khơng đầy đủ nên tác giả nâng lên 350 mẫu.

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. Đây là phương pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí tuy nhiên tính đại diện của mẫu thấp và khơng tổng qt hóa cho đám đơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)