Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 39)

Dựa vào các lý thuyết đã nêu, kết quả của các nghiên cứu trước cũng như việc bám sát mục tiêu, câu hỏi và mơ hình nghiên cứu của đề tài này, tác giả xác định có năm giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Có sự tác động cùng chiều giữa mơi trường kiểm soát và hiệu quả

hoạt động của NHTMCP VN

Giả thuyết H2: Có sự tác động cùng chiều giữa đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt

động của NHTMCP VN

Giả thuyết H3: Có sự tác động cùng chiều giữa hoạt động kiểm soát và hiệu quả

hoạt động của NHTMCP VN

Giả thuyết H4: Có sự tác động cùng chiều giữa thông tin truyền thông và hiệu quả

Giả thuyết H5: Có sự tác động cùng chiều giữa giám sát và hiệu quả hoạt động của

Tóm tắt chương 2

Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết, lý thuyết nền có liên quan đến KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Từ các cơ sở đó cùng với các nghiên cứu trước đây đã trình bày ở chương 1, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu lý thuyết với năm thành phần của HTKSNB.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu

Theo Creswell cùng các cộng sự (2003) thì có 3 phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng, đó là: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và hỗn hợp.

Nghiên cứu định tính thường dùng để xây dựng lý thuyết khoa học dựa vào quy trình quy nạp trong khi nghiên cứu định lượng lại được dùng để kiểm định các lý thuyết khoa học bằng cách thu thập, thống kê và phân tích dữ liệu. Nghiên cứu hỗn hợp dựa trên cơ sở của hệ nhận thức thực dụng, chú trọng việc ứng dụng của sản phẩm khoa học, giải quyết vấn đề kinh doanh, [Creswell & Clack (2007)].

Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp luận định lượng là chủ đạo. Dựa vào cơ sở lý thuyết, điệu kiện môi trường kinh tế Việt Nam và kết quả các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất với 5 biến độc lập. Để xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như điều chỉnh thang đo cho phù hợp điều kiện các Ngân hàng TMCP Việt Nam, tác giả thảo luận tay đôi với 6 chun gia có kiến thức chun mơn sâu trong lĩnh vực kiểm sốt nội bộ ngân hàng như: giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng giao dịch, kiểm sốt viên nội bộ. Sau khi đó tác giả rút kết ra thang đo cụ thể để lập bảng câu hỏi khảo sát.

Phương pháp luận định lượng: sau khi xây dựng được mơ hình nghiên cứu,

tác giả sử dụng phương pháp luận định lượng để kiểm định lại mơ hình.

Các bước nghiên cứu gồm: thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát, xem xét độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), cuối cùng là sử dụng phân tích hồi quy để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố cấu thành HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

3.2 Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu định tính 3.2.1 Mơ hình nghiên cứu chính thức 3.2.1 Mơ hình nghiên cứu chính thức

Nguồn dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:

-Dữ liệu sơ cấp thu thập từ việc tổng hợp phân tích kết quả phỏng vấn các chuyên gia chun gia có kiến thức chun mơn sâu về kiểm sốt nội bộ hiện đang cơng tác tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên cơ sở đề cương của các câu hỏi thảo luận (Phụ lục 1: Bảng hỏi phỏng vấn chuyên gia)

-Dữ liệu thứ cấp: văn bản, quy trình, quy định, tạp chí, báo cáo tài chính, các nghiên cứu khoa học đã được công bố.

Tác giả tiến hành trao đổi và xin ý kiến của các chuyên gia, với các tiêu chí của các chuyên gia tham gia thảo luận tay đôi như sau:

Bảng 3.1: Tóm tắt về tiêu chuẩn của các chuyên gia

Về kinh nghiệm Về trình độ

Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí giám đốc chi nhánh, trưởng phịng giao dịch.

Ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí kiểm soát viên kế toán, kiểm sốt viên nội bộ.

Trình độ tối thiểu của các chuyên gia là cử nhân.

Phụ lục 2 là danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận tay đôi. Kết quả thảo luận với các chuyên gia được tổng hợp như sau:

-Các chuyên gia cùng ý kiến là 5 nhân tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thơng và giám sát đều có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, không thể loại bỏ bất kỳ nhân tố nào.

-Về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các chuyên gia đồng ý NIM là chỉ số tài chính thiết thực để đo lường cho hiệu quả, hiện tại các ngân hàng đều dùng chỉ số này để đánh giá tình hình kinh doanh hàng tháng của từng bộ phận. Về chỉ tiêu ROA

thì có 4 trong 6 chuyên gia đồng ý nó phản ánh được hiệu quả hoạt động, 2 người còn lại cho rằng thước đo này hơi vĩ mô, trong khi chỉ tiêu NIM cũng đã phản ánh cụ thể và sát với nội dung hiệu quả từ tài sản có sinh lời trong hoạt động. Chỉ tiêu ROE cũng được 4 trong 6 chuyên gia nhất trí là đo lường được hiệu quả hoạt động của ngân hàng, còn lại thì cho rằng chỉ tiêu này ít được quan tâm tại đơn vị.

-Thang đo cho từng thành phần trong HTKSNB: dựa trên bảng công cụ đánh giá HTKSNB theo COSO 2013, các chuyên gia cho ý kiến từng khoản mục về sự phù hợp của nó so với điều kiện thực tế tại ngân hàng mà họ đang làm việc, trung bình mỗi chuyên gia đồng ý khoảng 33 thang đo trong COSO, các nhân tố không ảnh hưởng đến tính hiệu quả hoạt động của NHTMCP VN (chỉ ảnh hưởng mục tiêu khác) bị loại bỏ và bổ sung, hiệu chỉnh thêm 3 đến 5 thang đo phát sinh từ đặc thù hoạt động của ngân hàng. Cụ thể các ý kiến được trình bày trong Phụ lục 3.

Kết quả dữ liệu phỏng vấn được sắp xếp theo từng câu hỏi và sắp xếp tương ứng với nhóm nhân tố trong năm thành phần KSNB. Sau khi tiến hành so sánh, tổng hợp và chọn lọc, tác giả đưa ra được mơ hình nghiên cứu như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)