Về mảng tín dụng, huy động vốn và các dịch vụ trung gian của các NHTMCP VN đã trăng trưởng đáng kể. Cơ cấu lợi nhuận khơng cịn phụ thuộc q nhiều vào tín dụng, mà mở rộng sang các hoạt động khác. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể từ mức 11,9% cuối năm 2016 xuống còn 9,5% vào cuối năm 2017. Hệ số tín nhiệm liên tục được cải thiện. Cuối năm 2017, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã tiếp tục nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” trên cơ sở đánh giá nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang trên đà ổn định, cán cân thanh toán và vị thế đối ngoại được cải thiện, môi trường hoạt động của khu vực ngân hàng dần bình ổn.
4.1.2 Thực trạng về KSNB tại các NHTM Việt Nam
Các ngân hàng thương mại nước ta ngoài áp dụng các quy định của NHNN về KSNB thì đều áp dụng khung thống nhất về KSNB theo Basel và COSO. Theo đó HTKSNB được đánh giá thơng qua 5 thành phần là: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thông và giám sát.
Mơi trường kiểm sốt:
Mơi trường kiểm sốt trong các NHTM hiện nay còn nhiều bất cập như: hầu hết các văn bản nội bộ, các quy định mà ng6an hàng ban hành cịn mang tính chất hình thức. Khơng phải lúc nào bao giám đốc cũng thận trọng trong việc xây dựng các ước tính kế tốn trong việc phân loại nợ, trích lập dự phịng,…Về cơ bản các ngân hàng đã xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của mình tuy nhiên việc mơ tả các vị trí cơng việc chưa rõ ràng, ngun tắc bất kiêm nhiệm chưa được chưa được tuân thủ chặt chẽ đặc biệt là tại các phòng giao dịch hay các chi nhánh nhỏ. Các quy định liên quan đến việc tuyển dụng nhân viên có trình độ và đạo đức tốt, tạo mơi trường để nhân viên phát huy hết năng lực, giữ chân nhân viên chưa được cụ thể hóa trong quy chế của ngân hàng. Ngồi ra áp lực doanh số cũng như thời gian làm việc quá tải làm cho các nhân viên mất cân bằng cuộc sống, dễ xảy ra sai sót trong q trình làm việc, tỷ lệ nhảy việc cao.
Hiện nay, hầu hết NHTM, đặc biệt là 10 NHTM nằm trong nhóm các ngân hàng được lựa chọn triển khai Basel 2 đã thành lập Ban quản lý rủi ro, khối quản lý rủi ro. Nhiều NHTM đã xây dựng chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Chính sách quản lý rủi ro thanh khoản, chính sách quản lý rủi ro lãi suất, chính sách quản lý rủi ro thị trường…; cũng như các kế hoạch ứng phó khi các sự cố đó xảy ra. Tuy các NHTM đã xây dựng những văn bản đánh giá rủi ro nhưng chưa thực sự chủ động vào việc nhận diện rủi ro, thường tập trung vào việc phát hiện và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, hầu hết các NHTM chưa thực sự quan tâm tới các yếu tố có thể dẫn tới rủi ro như: có những thay đổi trong môi trường hoạt động, sự xuất hiện nhân sự mới, đặc biệt là nhân sự cấp cao, áp dụng cơng nghệ mới và mơ hình kinh doanh mới, thay đổi chính sách kế tốn.
Thơng tin và truyền thông:
Các NHTM đã xây dựng Quy chế về tổ chức cơng tác kế tốn trong ngân hàng phù hợp với yêu cầu của NHNN, cũng như yêu cầu về quản trị tại ngân hàng: quy định hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với yêu cầu pháp luật, chính sách kế tốn, hệ thống mã phịng ban, mã sản phẩm…Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn hiện tượng cán bộ nhân viên vi phạm quy trình nghiệp vụ kế toán như: nguyên tắc hạch toán kế toán và chuẩn mực kế toán; đơn vị chưa thực hiện đối chiếu chữ ký và chữ viết của khách hàng trên các chứng từ giao dịch, chứng từ vay vốn so với chữ ký, chữ viết trên phiếu đăng ký mở tài khoản trước khi thực hiện giao dịch cho khách hàng…Ở nhiều NHTM, với đặc điểm quy mô lớn, cơ cấu tổ chức bao gồm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, nên việc thiết lập các kênh thông tin hiện nay còn nhiều hạn chế. Các cấp quản lý bên dưới chưa thực sự nắm bắt kịp thời những chỉ đạo của các nhà quản lý cấp trên.
Các cấp quản lý cao hơn thì việc thu nhận thơng tin phản hồi từ các cấp bên dưới cũng chưa thực sự kịp thời. Tại một số NHTM, thông tin chủ yếu diễn ra theo một chiều từ trên xuống dưới.
Hầu hết các NHTM đã chú trọng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển hệ thống thông tin quản lý nội bộ, nâng cấp ngân hàng lõi phù hợp với quy mô hoạt
động và yêu cầu quản trị điều hành ngân hàng: xây dựng hệ thống dự phòng theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ, áp dụng khoa học cơng nghệ vào quy trình quản lý hiện đại.Việc xây dựng các quy trình cơng nghệ thơng tin được tiến hành trong NHTM đa số bởi các chuyên gia công nghệ thơng tin. Tuy nhiên, có một số bộ phận chưa đảm bảo việc thực hiện các quy trình bởi cán bộ có trình độ chun mơn.
Hoạt động kiểm sốt:
Về cơ bản các NHTM đã ban hành các quy định, nhưng chưa thực sự mô tả đầy đủ nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức của mình. Tại một số tổ chức tín dụng có thành viên của HĐQT tham gia trực tiếp vào việc phê duyệt các giao dịch/quyết định kinh tế cụ thể.
Một số trường hợp Chủ tịch HĐQT hoặc thành HĐQT đồng thời là thành viên của Hội đồng tín dụng, Hội đồng đầu tư để tham gia và quyết định phê duyệt các giao dịch kinh tế cụ thể. Điều này có thể tạo điều kiện cho Chủ tịch HĐQT hoặc thành viên HĐQT vừa tham gia điều hành kinh doanh hàng ngày vừa giám sát hoạt động, nhưng vai trò giám sát của HĐQT sẽ bị giảm hiệu lực.
Các NHTM đã xây dựng quy trình nghiệp vụ đầy đủ, thiết lập các chốt kiểm soát nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm nhưng tính hiệu lực của các hoạt động kiểm soát phụ thuộc rất nhiều vào sự tuân thủ các quy định từ phía cán bộ nhân viên. Vẫn còn xảy ra nhiều sai phạm trong các hoạt động của ngân hàng, khi nhân viên lợi dụng điểm yếu, những lỗ hổng trong hệ thống KSNB.
Nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của các NHTM, đây là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro, cũng như sai phạm. Sai phạm của các NHTM thường liên quan đến việc không tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ; làm giả hồ sơ, giấy tờ, chữ ký...
Ngồi ra, quy trình cấp tín dụng, giám sát thực hiện hợp đồng tín dụng cũng chưa được tuân thủ đầy đủ: Cấp tín dụng khơng đúng đối tượng khách hàng, chấm điểm tín dụng chưa chính xác, áp dụng sai mã sản phẩm, khơng thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, giám sát khoản vay, thực hiện giao dịch vượt thẩm quyền.
Các NHTM chưa chú trọng đến hoạt động kiểm sốt mơi trường hoạt động công nghệ thông tin qua chiến lược phát triển phát triển công nghệ thông tin, thủ tục thiết lập và phát triển chương trình; thủ tục sử dụng báo cáo bất thường, thiết lập đường dây nóng để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề bất thường, các sai sót do gian lận và nhầm lẫn; thủ tục yêu cầu các cấp quản lý trung gian báo cáo ngay với lãnh đạo mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận, vi phạm nội quy, quy định của ngân hàng cũng như các quy định pháp luật làm giảm uy tín và gây thiệt hại về kinh tế cho ngân hàng.
Giám sát:
Về cơ bản các NHTM hiện chưa thực hiện duy trì thành phần giám sát các kiểm sốt, nên điểm trung bình rất thấp. Các nhà quản lý cấp cao chưa thực sự quan tâm tới việc kiểm sốt thường xun, trong q trình hoạt động thường chỉ khi có những sự kiện bất thường xảy ra thì mới thực hiện kiểm sốt.
Hiện nay, bộ phận kiểm toán nội bộ về cơ bản đều được thành lập ở tất cả các NHTM. Tuy nhiên, cán bộ thuộc bộ phận này thường không đảm bảo số lượng phù hợp với quy mô của ngân hàng. Hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ đã tiến hành kiểm tra một số hoạt động, một số đơn vị tại ngân hàng và phát hiện tồn tại, thiếu sót và kiến nghị các biện pháp khắc phục.
Số đơn vị được kiểm toán so với mạng lưới hoạt động của NHTM cho thấy hoạt động kiểm tốn cịn mỏng, chưa kiểm tra được nhiều đơn vị trong hệ thống và nội dung kiểm tra chưa toàn diện, nên chưa đánh giá tổng quát được hoạt động của ngân hàng, chưa ngăn chặn kịp thời các vi phạm, tồn tại.
Các NHTM đã có quy định về thực hiện đánh giá hệ thống KSNB nội bộ định kỳ nhưng báo cáo chưa đi sâu đánh giá các nguyên tắc căn bản của hệ thống KSNB mà chủ yếu mô tả cơ cấu tổ chức của ngân hàng, tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tốn trong năm; rà soát hệ thống các văn bản, quy định nội bộ, vai trò của các đơn vị trong hệ thống quản trị rủi ro còn hạn chế.
4.2 Kết quả nghiên cứu
Kết quả phỏng vấn các chuyên gia đã được tổng hợp ở chương 3 để biện luận và xây dựng các thang đo cho các biến. Chi tiết được trình bày trong Phụ lục 3. Sau đây, tác giả sẽ trình bày về kết quả của nghiên cứu định lượng.
Sau khi phát ra 350 bảng khảo sát trực tiếp, tác giả thu về 295 bảng, tỷ lệ đạt 84.29%, trong đó có 288 bảng trả lời hợp lệ chiếm tỉ lệ 97.63%. Đồng thời tác giả cũng nhận được 22 phản hồi trực tuyến, trong đó có 17 phản hồi hợp lệ, chiếm 77.27%. Như vậy tổng cộng tác giả thu được 305 mẫu hợp lệ.
Thống kê mô tả thang đo:
Biến quan sát N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn MTKS1 305 1 5 3.51 .896 MTKS2 305 1 5 3.47 .854 MTKS3 305 1 5 3.66 .925 MTKS4 305 1 5 3.40 .890 MTKS5 305 1 5 3.62 .911 MTKS6 305 1 5 3.64 .889 MTKS7 305 1 5 3.35 .858 MTKS8 305 1 5 3.59 .884 MTKS9 305 1 5 3.51 .820 MTKS10 305 1 5 3.40 1.210 MTKS11 305 1 5 3.34 1.062 MTKS12 305 1 5 3.32 1.128 DGRR1 305 1 5 3.60 .830 DGRR2 305 1 5 3.58 .791 DGRR3 305 1 5 3.43 .886 DGRR4 305 1 5 3.78 .928 DGRR5 305 1 5 3.26 .950 DGRR6 305 1 5 3.17 1.020
DGRR7 305 1 5 3.11 1.028 HDKS1 305 1 5 3.52 1.020 HDKS2 305 1 5 3.29 1.065 HDKS3 305 1 5 3.15 .951 HDKS4 305 1 5 3.16 1.067 HDKS5 305 1 5 3.10 .911 HDKS6 305 1 5 3.51 .987 HDKS7 305 1 5 3.11 1.200 HDKS8 305 1 5 3.30 1.064 HDKS9 305 1 5 3.26 1.017 TTTT1 305 1 5 3.26 1.124 TTTT2 305 1 5 3.50 1.095 GS1 305 1 5 3.70 .766 GS2 305 1 5 3.60 .830 GS3 305 1 5 3.59 .781 GS4 305 1 5 3.60 .861 Valid N 305
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Theo tác giả Nunnally & Bernstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ 2013 thì biến đo lường đạt yêu cầu khi:
-Hệ số tương quan biến tổng ≥0.3
-Hệ số Cronbach Alpha của tổng thể≥0.6
Về mặt lý thuyết thì hệ số Cronbach Alpha càng cao càng tốt, khi đó thang đo càng đáng tin cậy, nhưng thực tế cho thấy nếu hệ số Cronbach Apha quá lớn (>0.95) thì có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau, tức là chúng cùng đo lường cho một nội dung nào đó. Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong thang đo. Theo kinh nghiệm của các tác giả trước thì hệ số Cronbach Alpha trong khoảng 0.75 đến dưới 0.95 thì thang đo có độ tin cậy tốt.
Biến Mơi trường kiểm sốt (MTKS)
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá thang đo cho Mơi trường kiểm sốt
Thang đo MTKS Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach alpha nếu loại biến α = 0.897 (lần 1) MTKS1 38.31 51.523 .686 .885 MTKS2 38.35 51.867 .695 .885 MTKS3 38.16 50.370 .756 .882 MTKS4 38.42 51.949 .655 .887 MTKS5 38.20 49.669 .830 .878 MTKS6 38.18 50.740 .759 .882 MTKS7 38.47 51.829 .695 .885 MTKS8 38.23 50.709 .767 .881 MTKS9 38.30 52.581 .664 .887 MTKS10 38.42 53.232 .366 .906 MTKS11 38.48 53.987 .387 .902 MTKS12 38.50 53.882 .362 .904 α = 0.928 (lần 2) MTKS1 28.25 31.837 .715 .921 MTKS2 28.29 32.166 .720 .920 MTKS3 28.10 31.067 .771 .917 MTKS4 28.36 32.231 .678 .923 MTKS5 28.14 30.700 .827 .913 MTKS6 28.12 31.341 .778 .917 MTKS7 28.40 32.274 .704 .921 MTKS8 28.16 31.545 .760 .918 MTKS9 28.24 32.954 .664 .924
Bảng 4.1 cho thấy MTKS có 9 biến quan sát tin cậy, các hệ số Cronbach Alpha từ 0.913 đến 0.924 và hệ số Cronbach Alpha là 0.928>0.6, và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, vậy thang đo cho MTKS đạt độ tin cậy cần thiết.
Biến Đánh giá rủi ro (DGRR)
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá thang đo cho Đánh giá rủi ro
Thang đo DGRR Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach alpha nếu loại biến
α = 0.823 (lần 1) DGRR1 20.33 15.368 .641 .788 DGRR2 20.35 14.814 .786 .768 DGRR3 20.51 15.205 .613 .792 DGRR4 20.15 14.721 .652 .784 DGRR5 20.68 15.555 .503 .810 DGRR6 20.77 14.995 .530 .806 DGRR7 20.82 16.431 .329 .842 α = 0.842 (lần 2) DGRR1 17.22 11.988 .654 .810 DGRR2 17.24 11.484 .806 .784 DGRR3 17.39 11.983 .597 .820 DGRR4 17.04 11.423 .661 .808 DGRR5 17.56 12.109 .517 .837 DGRR6 17.65 11.642 .538 .835
Nguồn: Phân tích dữ liệu (Phụ lục 10) Sau 2 lần kiểm định thì biến DGRR có 6 thang đo đáng tin cậy với các hệ số Cronbach Alpha >0.6, và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, như vậy thang đo đã đạt độ tin cậy cần thiết.
Biến Hoạt động kiểm soát (HDKS)
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá thang đo cho Hoạt động kiểm sốt
Thang đo HDKS Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach alpha nếu loại biến α = 0.736 (lần 1) HDKS1 25.88 20.873 .638 .673 HDKS2 26.11 22.531 .415 .712 HDKS3 26.25 21.153 .663 .672 HDKS4 26.23 22.304 .438 .708 HDKS5 26.30 22.284 .552 .692 HDKS6 25.89 22.757 .438 .708 HDKS7 26.29 22.219 .371 .722 HDKS8 26.10 24.764 .185 .751 HDKS9 26.14 25.751 .104 .762 α = 0.798 (lần 2) HDKS1 19.31 16.795 .692 .741 HDKS2 19.55 18.262 .464 .784 HDKS3 19.69 16.960 .734 .736 HDKS4 19.67 17.905 .507 .776 HDKS5 19.74 18.041 .613 .759 HDKS6 19.33 18.543 .482 .780 HDKS7 19.73 19.041 .300 .821 α = 0.821 (lần 3) HDKS1 16.21 12.921 .693 .768 HDKS2 16.44 14.063 .481 .816 HDKS3 16.58 13.311 .695 .770 HDKS4 16.56 13.720 .529 .805
HDKS5 16.63 14.134 .595 .791
HDKS6 16.22 14.034 .545 .801
Nguồn: Phân tích dữ liệu (Phụ lục 10) -Hệ số Cronbach alpha 0.821= >0.6, chứng tỏ thang đo có độ tin cậy cần thiết
-Hệ số tương quan biến tổng từ 0.529 đến 0695 đều lớn hơn 0.3 -Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.821
Vậy kết luận thang đo của hoạt động kiểm soát tập hợp 6 biến quan sát đã đạt độ tin cậy.
Biến Thông tin và truyền thông (TTTT)
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá thang đo cho Thông tin và truyền thơng
Thang đo TTTT Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach alpha nếu loại biến α = 0.736 TTTT1 3.50 1.198 .583 . TTTT2 3.26 1.263 .583 .
Nguồn: Phân tích dữ liệu (Phụ lục 10) -Hệ số Cronbach Alpha 0.736= >0.6, chứng tỏ thang đo có độ tin cậy
-Hệ số tương quan biến tổng 0.583>0.3
Vậy kết luận thang đo của thông tin và truyền thông tập hợp 2 biến quan sát đã đạt độ tin cậy cần thiết.
Biến Giám sát (GS)
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá thang đo cho Giám sát
Thang đo GS Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach