Rủi ro cho chủ thể nhận thế chấp là các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 43)

1.4. Vai trò và rủi ro của thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

1.4.2.1. Rủi ro cho chủ thể nhận thế chấp là các NHTM

a. Rủi ro về tài sản

Nếu như trong biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản bên có nghĩa vụ phải giao tài sản cho bên có quyền, thì trong quan hệ thế chấp, bên bảo đảm chỉ dùng tài sản để bảo đảm mà không chuyển giao tài sản đó cho bên có quyền.

Tài sản bảo đảm được coi là phao cứu sinh của hoạt động ngân hàng, họ có thể thu hồi ít nhất là vốn gốc hoặc một phần khi rủi ro khách hàng không trả được nợ. Phần lớn tài sản bảo đảm của các ngân hàng là quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất. Nhưng trong thực tế, để đáp ứng nhu cầu hiện nay của khách hàng, các NHTM phải nhận thế chấp thêm nhiều sản phẩm khác và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là một trong những sản phẩm mà hầu hết các NHTM điều hướng tới.

Có mn ngàn lý do làm cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vốn là tài sản bảo đảm trở thành không bảo đảm, khiến khoản nợ xấu của ngân hàng tăng vọt.

Rủi ro về tài sản bảo đảm đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, với mức độ tổn thất khác nhau.

Thứ nhất: Rủi ro trong việc bên nhận thế chấp bị hạn chế trong việc kiểm tra, giám sát phương tiện.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với đặc điểm là thường xuyên di chuyển, (đối với những PT là xe ô tô tải, ơ tơ khách ngồi di chuyển thường xun cịn di chuyển trên những tuyến đường dài liên tỉnh), vì vậy bên nhận thế chấp rất khó kiểm tra, giám sát PT trong lúc lưu hành; mà chỉ kiểm tra giám sát PT khi chúng đậu đỗ tại nơi đặt trụ sở doanh nghiệp, hoặc nơi cư trú của chủ PT, việc kiểm tra giám sát của các NHTM chỉ quan sát hình thức bên ngoài của PT.

Ngoài ra do nhu cầu kinh doanh, bên thế chấp buộc phải điều chuyển PT đến địa phương khác để hoạt động, thì việc các NHTM kiểm tra, giám sát tình trạng PT

đơi khi bị bỏ trống. Chính vì thế trong một số trường hợp bên thế chấp thay thế linh kiện ảnh hưởng đến giá trị của PT bảo đảm mà bên nhận bảo đảm khơng hề hay biết.

Trong trường hợp có thỏa thuận PT bảo đảm được giao cho người thứ ba giữ và khai thác cơng dụng thì việc quản lý theo dõi PT cịn gặp nhiều khó khăn hơn, vì đa số họ điều chuyển PT đi nơi khác để hoạt động, bên nhận thế chấp trong một thời gian nhất định khơng xác định được tình trạng của PT mà tiến hành thu hồi kịp thời khi giá trị PT bị giảm sút nghiêm trọng do quá trình sử dụng.

Thứ hai: Rủi ro trong đăng ký giao dịch bảo đảm

* Rủi ro đối với PT có đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng sai sót thơng tin về PT

Đăng ký biện pháp bảo đảm có ý nghĩa trong việc cơng khai, minh bạch hóa thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản, và đã được Điều 323, BLDS 2005 được SĐBS bởi Điều 29819 BLDS 2015 ghi nhận.

Theo đó, về nguyên tắc đăng ký biện pháp bảo đảm gồm có: Đăng ký tự nguyện, và đăng ký bắt buộc, việc đăng ký biện pháp bảo đảm chỉ mang tính bắt buộc khi luật có quy định.

Căn cứ Điều 3, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm thì khi thế chấp PTGTCG ĐB khơng bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Nhưng nhận thức được tầm quan trọng trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm nên hầu hết các NHTM đều bắt buộc bên thế chấp phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định: “Sau khi đăng ký thế chấp

phương tiện giao thông cơ giới đường bộ... Và người đăng ký đã nộp phí yêu cầu cấp bản sau văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm gửi 01 bản sao văn bản chứng nhận đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký lưu hành phương tiện giao thơng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký phương tiện giao thông phải cập nhật thông tin về phương tiện giao thông đang được thế chấp ngay trong ngày nhận được bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm".

19 Điều 298, BLDS 2015 quy định:“1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc đăng ký là

điều kiện để giao dịch có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định. 2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. 3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp

Khoản 2, Điều 33, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ về mơ tả tài sản bảo đảm quy định: “Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ

giới đường bộ và tài sản này khơng phải là hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký mơ tả chính xác số khung của phương tiện giao thơng cơ giới đó".

Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 15/2013/TTLT-BTP- BGTVT-BTN&MT-BCA về hướng dẫn việc trao đổi cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền lưu hành tài sản quy định thông tin về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm “Số khung; số máy, biển số xe (nếu có)...".

Nhìn chung, các quy định của pháp luật nêu trên quy định cụ thể chi tiết về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, nhưng trong thực tế, một số trường hợp do sơ suất của trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm họ đã không thể hiện đúng các thông tin do đánh nhầm một vài ký tự về số khung, số máy trong trường hợp chưa có biển số xe hoặc đánh nhầm ký tự trên biển số hoặc gửi nhầm địa chỉ nên cơ quan đăng ký, quản lý PT không thể cập nhật thông tin để ngăn chặn việc sang tên di chuyển.

Mặc khác, quyền của bên nhận thế chấp sẽ không được pháp luật bảo vệ (không được thu hồi tài sản thế chấp), nếu bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông cơ giới đã được đăng ký thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế chấp không mơ tả chính xác số khung và số máy của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và bên mua, bên nhận tài sản thế chấp ngay tình20. Như vậy, trong trường hợp này nếu như bên thế chấp cố tình bán tài sản thế chấp và khi có tranh chấp xảy ra bên nhận thế chấp mất quyền ưu tiên thu hồi tài sản để xử lý.

* Rủi ro trong trao đổi thông tin về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong đăng ký giao dịch bảo đảm.

Điều 6, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm: “Việc đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu

lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này đến thời điểm xóa đăng ký theo đơn của người yêu cầu xóa đăng ký".

Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là thời điểm nội dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm21

.

Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ... cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm và khi thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm, nếu người đăng ký có u cầu thơng báo về việc thế chấp phương tiện giao thơng và đã nộp phí u cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm thì Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản có trách nhiệm gửi văn bản thơng báo về việc thế chấp phương tiện giao thông đến Cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền lưu hành tài sản qua thư điện tử và gửi qua đường bưu điện ngay trong ngày làm việc, để kịp thời cập nhật, theo dõi22.

"Đối với trường hợp tài sản thế chấp là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì ngay trong ngày nhận được thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông do Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản gửi qua thư điện tử hoặc qua đường bưu điện (chỉ áp dụng với những nơi chưa có điều kiện về hạ tầng tin học); nếu không thuộc một trong các trường hợp từ chối tiếp nhận thì Cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền lưu hành tài sản phải thực hiện hiện các công việc sau đây: Ghi chép vào Sổ tiếp nhận việc trao đổi, cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm (ngày, tháng, năm tiếp nhận văn bản; số ký hiệu văn bản đến; cơ quan cung cấp thông tin; ký và ghi rỏ họ tên cán bộ tiếp nhận thông tin); cập nhật thông tin theo nội dung Văn bản thông báo về thế chấp phương tiện giao thông vào dữ liệu quản lý tài sản; lưu trữ, quản lý văn bản trao đổi thông tin theo quy định của pháp luật; gửi văn bản thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết thông tin về tài sản bảo đảm qua thư điện tử (định dạng PDF) và qua đường bưu điện đến Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản để Trung tâm Đăng ký gửi cho người yêu cầu đăng ký23".

Mặc dù quy định là vậy nhưng trong thực tế, các Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm chưa thực hiện tốt việc trao đổi thơng tin, vẫn cịn nhiều trường hợp cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện nhận được thông báo rất trễ (trên một tháng kể từ khi bên thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm).

21 Điểm c, Khoản 1, Điều 7, Nghị định 83/2010/NĐ-CP:“Trong trường hợp tài sản bảo đảm là các tài sản khác không thuộc các trường

hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm nội dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm‟‟.

Bên cạnh đó, cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường

bộ cả nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng vẫn chưa thực hiện đúng quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin. Nguyên nhân của tình trạng này là do cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không nắm được quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm, vì họ chưa được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng các quy định về giao dịch bảo đảm từ một cơ quan, tổ chức nào; do đó, việc cập nhật thông tin chỉ được thực hiện khi cơng việc chính của họ đã hoàn thành.

Đặc biệt, việc phản hồi của cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện cho Trung tâm giao dịch bảo đảm về việc đã cập nhật thơng tin là khơng có trường hợp nào.

Tuy trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa xảy ra trường hợp nào, do việc cập nhật thông tin không kịp thời dẫn đến PT bị sang tên di chuyển; nhưng thời gian tới nếu bên thế chấp nắm bắt được lô hổng này và ý đồ không tiếp tục đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên nhận thế chấp thì mặc dù bên nhận thế chấp có cầm giữ Giấy chứng nhận đăng ký xe, họ vẫn có thể báo mất để được cấp lại và tiến hành thủ tục sang tên trước khi thông tin tài sản bảo đảm được gửi đến cơ quan đăng ký và cán bộ phụ trách cập nhật thông tin. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp, trách nhiệm thuộc về ai rất khó xác định.

* Rủi ro khi phương tiện không đăng ký giao dịch bảo đảm

Qua tìm hiểu thực tế, những NHTM được thành lập lâu năm, họ quan tâm phát triển sản phẩm thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là những xe ơ tơ có giá trị lớn. Cịn đối với những NHTM mới hình thành gần đây, họ phát triển cả sản phẩm thế chấp xe ô tô và mô tô. Đối với phương tiện xe ô tô tài sản có giá trị lớn, các NHTM đăng ký giao dịch bảo đảm để tránh rủi ro chủ phương tiện sang tên di chuyển trong thời gian thế chấp, còn những xe mô tô giá trị tài sản không đáng kể, các NHTM thường chủ quan không đăng ký giao dịch bảo đảm. Chính vì thế, thời gian qua các NHTM liên tục gặp phải trường hợp PT xe mô tô thế chấp được mang đi cầm cố hoặc sang tên di chuyển.

Lợi dụng thủ tục vay nhanh gọn, chỉ cần chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu những người có nhu cầu mua xe mơ tơ có thể đến một trong các cửa hàng bán xe trên địa bàn tỉnh Cà Mau để làm thủ tục mua xe. Nhân viên ngân hàng sẽ túc trực tại cửa hàng để hồn thành thủ tục cấp tín dụng hỗ trợ mua xe và nhận chính chiếc xe được mua làm tài sản thế chấp. Do ngân hàng chỉ nắm giữ giấy CNĐK và xem đây là tài sản có giá trị nhỏ nên khơng đăng ký giao dịch bảo đảm mà chỉ thống kê danh

sách gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện nhờ quản lý theo dõi (ở Cà Mau thường 6 tháng gửi 1 lần).

Hơn nữa, việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất rất dễ thực hiện. Theo Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe:“Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất

thì thời gian xác minh và hồn thành thủ tục khơng q 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ". Cách xác minh của cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện hiện

nay là gửi thơng báo cho phịng CSGT đường bộ trên tồn quốc, xác định xem giấy CNĐK có đang bị tạm giữ do vi phạm giao thông hay không. Số lần cấp lại khơng hạn chế, nhiều trường hợp một PT có thể được cấp lại 4 đến 5, phí cấp lại quá thấp, chỉ 30.000đ cho tất cả các loại xe được quy định Điều 1, Thông tư 53 sửa đổi bổ sung Điều 4, Thông tư số 127/2013/TT-BTC).

Từ những quy định chưa chặt chẽ nêu trên, sẽ tạo cơ hội cho bên thế chấp đến cơ quan đăng ký xe khai man để được cấp lại Giấy CNĐK xe khác để lưu hành hoặc sang, bán mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết với bên nhận thế chấp. Vì vậy, các NHTM chỉ cầm giữ giấy CNĐK xe như hiện nay cũng rất rủi ro do chủ quan khơng đăng ký giao dịch bảo đảm.

Ví dụ 1.1:

Ông Trần Văn Nhớ, thường trú ấp Thanh Điền, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau; vào ngày 06 tháng 7 năm 2014, ơng có ký kết với ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chi nhánh tại thành phố Cà Mau Hợp đồng số: 579/2014/HĐTD, 579/2014/HĐTC để vay thế chấp mua xe mô tô, thời hạn vay 01 năm, sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký bên ngân hàng giữ giấy CNĐK xe theo như thỏa thuận.

Đến ngày 12/10/2014, ông Nhớ đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ thuộc Công an tỉnh Cà Mau trình báo mất giấy CNĐK, với lý do đánh rơi trên đường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)