Rủi ro đối với các tổ chức phi tín dụng như các cơ sở kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 43)

1.4. Vai trò và rủi ro của thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

1.4.2.2. Rủi ro đối với các tổ chức phi tín dụng như các cơ sở kinh doanh

cầm đồ, các cơ sở cầm đồ làm ăn phi pháp và các cá nhân hành nghề tự do

Nếu như các NHTM hiện nay khi nhận thế chấp PTGTCG ĐB họ đi theo quy trình cụ thể, rõ ràng, đặc biệt là có sự hỗ trợ của trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, của cơ quan đăng ký quản lý phương tiện và các cơ quan bảo vệ pháp luật, vì thế khi có rủi ro xảy ra họ phần nào cũng nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía, khả năng thu hồi vốn cao.

Nhưng đối với các tổ chức phi tín dụng hiện nay khi nhận thế chấp phương tiện giao thơng cơ giới đường bộ ngồi đối mặt với những rủi ro mà các NHTM gặp phải như rủi ro trong việc hạn chế kiểm tra, giám sát PT, rủi ro khi PT không đăng ký giao dịch bảo đảm, rủi ro khi tài sản thế chấp bị tịch thu do vi phạm TTATGT, khi PT dùng để đảm bảo thi hành án thì rủi ro trong việc khơng thu hồi được tài sản là rất cao. Vì, thứ nhất, họ không thể yêu cầu cơ quan chức năng hỗ trợ trong việc thu hồi vốn và đa phần việc họ nhận thế chấp là khơng có giấy tờ thể hiện sự giao kết giữa các bên mà giao dịch này chỉ dựa trên mối quan hệ quen biết, thâm tình; thứ hai, là do áp dụng lãi suất quá cao đối với tài sản thế chấp so với nhà nước quy định nên khi xảy ra sự việc họ không dám yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp sợ ảnh hưởng đến công việc làm ăn của họ nên họ chấp nhận rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)