Quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 93)

Điều 9, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng các tài

liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn được quy định tại Điều 7, Thông tư này39 các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn.

39 Điều 7, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định: Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau

đây: Khách hàng là pháp có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. Có phương án sử dụng vốn khả thi. Có khả

Kế thừa quy định tại Quyết định 1627, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN trao quyền cho tổ chức tín dụng hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Tuy nhiên, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã bỏ yêu cầu khách hàng phải gửi giấy đề nghị vay vốn cho tổ chức tín dụng và đơn giản hóa phương án sử dụng vốn đối với hoạt động cho vay đời sống.

Dựa trên quy định pháp luật, các tổ chức tín dụng ban hành quy định về hồ sơ thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm các loại hồ sơ như:

* Hồ sơ pháp lý của khách hàng.

Hồ sơ doanh nghiệp, hộ kinh doanh: Giấy đề nghị vay vốn, giấy đăng ký kinh

doanh, điều lệ công ty, giấy chứng nhận đăng ký thuế, báo cáo tài chính của doanh nghiệp (trong vịng 3 năm gần nhất), phương án vay vốn, và hồ sơ thuyết phục mục đích sử dụng vốn.

Hồ sơ khách hàng cá nhân: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết

hơn, giấy xác nhận tình trạng hơn nhân (trường hợp độc thân chưa lập gia đình).

* Hồ sơ phương án vay vốn

- Hồ sơ Kế hoạch kinh doanh chi tiết (do khách hàng lập có sự thẩm định, xác nhận của ngân hàng).

- Hồ sơ vay vốn (tùy từng trường hợp cụ thể có các loại hồ sơ khác nhau);

trường hợp vay mua phương tiện mới40; Trường hợp vay mua phương tiện đã qua sử dụng tại cửa hàng41, vay mua phương tiện đã qua sử dụng từ chủ sở hữu là cá nhân42. Trường hợp vay mua phương tiện đã qua sử dụng từ chủ sở hữu là pháp nhân, tổ chức43. Trường hợp vay bù đắp 44

.

- Hồ sơ tài chính

Hồ sơ chứng minh khả năng nguồn thu nhập gồm: nguồn trả nợ từ lương45, Nguồn trả nợ từ cho thuê tài sản46, nguồn thu nhập từ lương hưu47, nguồn thu nhập từ

năng tài chính để trả nợ. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thơng tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

40

Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu; đối với xe sản xuất trong nước (phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng), xe nhập khẩu nguyên chiếc (tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu, giấy chứng nhận an toàn kỷ thuật và bảo vệ mơi trường); bản sao hóa đơn giá trị gia tăng của xe; các chứng liên quan đến thủ tục đăng ký xe, giấy đề nghị thanh toán của cửa hàng xe.

41 Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu, giấy CNĐK xe, sổ kiểm định, giấy bảo hiểm, ảnh chụp xe mua, chứng từ mua bán xe, hợp đồng ủy quyền chủ xe củ cho cửa hàng, hợp đồng mua bán của cửa hàng với khách hàng vay, các chứng từ có liên quan làm thủ tục đăng ký. 42 Giấy đề nghị vay vốn, các loại giấy tờ có liên quan đến phương tiện, hợp đồng mua bán, các chứng từ thanh toán.

43 Giấy đề nghị vay vốn, các loại giấy tờ có liên quan đến phương tiện, Hợp đồng mua bán, quyết định thanh lý của cơ quan tổ chức. 44 Giấy đề nghị vay vốn , các loại giấy tờ có liên quan đến phương tiện, hợp đồng mua bán xe, các chứng từ thanh toán tiền mua xe, hợp đồng vay nợ của khách hàng với bên thứ ba, các giấy tờ tùy thân của bên thứ 3.

doanh nghiệp nơi khách hàng hoặc vợ chồng của khách hàng là chủ doanh nghiệp48, nguồn trả nợ từ hoạt động của hộ kinh doanh49.

- Hồ sơ tài sản bảo đảm

Giấy hẹn lấy giấy chứng nhận đăng ký xe, hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe được cấp mang tên khách hàng, hợp đồng thế chấp qua công chứng, đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Hồ sơ có liên quan đến thủ tục vay: Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng thế chấp tài

sản để vay vốn.

b. Thực tiễn

Để thế chấp được phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bên thế chấp phải cung cấp cho các NHTM các loại hồ sơ như: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ phương án vay vốn, hồ sơ tài chính; hồ sơ tài sản bảo đảm, sau đó các bên thỏa thuận đi đến hồ sơ liên quan đến thủ tục vay.

Trong các loại hồ sơ nêu trên, bên thế chấp và bên nhận thế chấp quan tâm nhất là hồ sơ liên quan đến thủ tục vay. Hồ sơ này thể hiện dưới hình thức hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp.

Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định: “1. Hợp

đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vơ hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc tồn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm khơng chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Như vậy, giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp có mối quan hệ với nhau: Hiệu lực của hợp đồng tín dụng khơng phải trong mọi trường hợp đều ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng tín dụng thì khi hợp đồng tín dụng bị vơ hiệu, bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì giao dịch bảo đảm chấm dứt. Trong trường hợp các bên thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng thì khi hợp đồng tín dụng bị vơ hiệu, bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hợp đồng tín dụng thường gồm những điều khoản như: Điều khoản về số tiền,

mục đích, thời hạn vay; lãi suất; phí các chi phí khác; kỳ hạn trả nợ và lãi gốc; Điều

48 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, báo cáo tài chính kiểm tốn hoặc báo cáo thuế năm trước, đối với doanh nghiệp mới thành lập 12 tháng báo cáo phải có tồn bộ số liệu từ lúc thành lập doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại, sao kê tài khoản ngân hàng 03 tháng gần nhất, ảnh chụp địa điểm công ty.

49

Giấy đăng ký kinh doanh đến thời điểm đề nghi vay vốn là 12 tháng, biên lai nộp thuế trong vòng 06 tháng gần nhất, giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt bằng kinh doanh, ảnh chụp cơ sở kinh doanh; sổ sách bán hàng 03 tháng gần nhất.

kiện giải ngân; phương thức và đồng tiền trả nợ; Biện pháp bảo đảm tiền vay; nghĩa vụ trả các khoản phải trả; trả nợ gốc trước hạn; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn, thu hồi trước các khoản phải trả; xử lý tài sản bảo đảm; Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp; quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp; Cung cấp thông tin và kiểm tra tín dụng, cam kết của bên thế chấp, điều khoản thi hành.

Hợp đồng thế chấp thường gồm những điều khoản như: Điều khoản về nghĩa vụ

được bảo đảm; tài sản bảo đảm; quản lý tài sản bảo đảm và giấy tờ về tài sản bảo đảm; xử lý tài sản bảo đảm; quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp; giải quyết tranh chấp, Thông báo; cam kết của các bên; điều khoản thi hành.

Nhìn chung, các điều khoản trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp điều thể hiện ý chí chung của hai bên; các điều khoản tương đối rõ ràng; nhưng trong quá trình thực hiện do điều kiện khách quan hay chủ quan mà một trong hai bên dẫn đến vi phạm một trong điều khoản được quy định trong hợp đồng và bên thường vi phạm là bên vay (bên thế chấp).

Theo ý kiến nhận xét của ơng Trần Cảnh Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Quốc dân - chi nhánh Cà Mau: "Bên vay (bên thế chấp) thường vi phạm nhưng điều khoản

có liên quan đến nghĩa vụ, về cam kết, giải quyết tranh chấp; mà khi vi phạm những điều khoản này thường gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, nếu có thu hồi được PT thì giá trị đã bị giảm sút nhiều".

c. Bất cập

* Bên thế chấp vi phạm điều khoản hợp đồng đã được thỏa thuận

Bên nhận thế chấp mặc dù đã dự liệu hết những rủi ro có thể xảy ra khi nhận thế chấp phương tiện giao thơng cơ giới đường bộ dưới hình thức vay thế chấp, từ đó trong q trình soạn thảo hợp đồng đã ràng buộc trách nhiệm của bên thế chấp bằng những điều khoản cụ thể. Tuy nhiên, thực tế có những điều khoản quy định chỉ mang tính hình hình thức, vì vậy khi bên thế chấp cố tình vi phạm bên nhận thế chấp phải gánh chịu rủi ro mà khơng có cách khắc phục.

Trên thực tế, đa phần bên thế chấp vi phạm điều khoản về nghĩa vụ như: Không tạo điều kiện thuận lợi để bên cho vay, bên nhận thế chấp kiểm tra, giám sát PT, cho thuê cho mượn PT thường không thông báo, khi mất khả năng thanh toán thường không chủ động giao tài sản cho bên cho vay xử lý, có thái độ trốn tránh, chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ, thậm chí mang PT đi cầm cố hoặc chuyển tài sản bảo đảm sang địa phương khác hoạt động.

* Điều khoản trong hợp đồng chưa phù hợp với quy định pháp luật

Điều 20a, Nghị Định số 163/2006/NĐ-CP quy định: Bên thế chấp giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thơng trong thời gian hợp đồng thế chấp có hiệu lực. Nhưng điều khoản trong hợp đồng, có liên quan về quản lý tài sản và giấy tờ về tài sản bảo đảm, các NHTM đều quy định: Bên thế chấp phải giao tồn bộ giấy tờ có liên quan đến PT cho bên nhận thế chấp giữ trong thời hạn thế chấp; để hỗ trợ cho bên thế chấp trong q trình lưu thơng bên nhận thế chấp xác nhận vào bản chứng thực giấy đăng ký, mỗi tháng gia hạn một lần.

Mặc dù trái với quy định của pháp luật, nhưng các NHTM vẫn quy định thành điều khoản trong hợp đồng, vì họ cho rằng nếu tuân theo quy định đó việc bên thế chấp chấp hành việc trả lãi đúng quy định rất thấp, thậm chí có giấy tờ chính trong tay họ sẽ có cơ hội cầm cố, thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ ở những nơi khác.

d. Giải pháp

Các NHTM phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan chức năng trong việc nắm giữ thông tin của phương tiện. Thường xuyên liên hệ với chính quyền địa phương nơi cá nhân sinh sống hoặc nơi có trụ sở doanh nghiệp đang hoạt động để nắm bắt thông tin, kịp thời báo cáo, đề xuất để có biện pháp thu hồi PT kịp thời.

Các NHTM kịp thời cung cấp thơng tin có liên quan đến PT thế chấp cho trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC)50

.

2.1.1.5. Lãi suất

a. Quy định pháp luật

Điều 12, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định:“ Ngân hàng nhà nước

công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, ngân hàng nhà nước ban hành cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác".

Điều 11, Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định: “Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng

thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mức lãi suất

50 Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước, thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thơng tin tín dụng phục vụ cho u cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước). Các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC các thông tin như: Các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay, và q trình thanh tốn khoản vay đó. Sau đó CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp. Sau đó khi cấp xét tín dụng các ngân hàng sẽ truy cập vào hệ thống CIC để kiểm tra thông tin trước khi ra quyết định cho vay.

áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Điều 1, Quyết định số 2868/QĐ NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy định: mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.

Căn cứ vào lãi suất mà Ngân hàng - nhà nước cơng bố, các tổ chức tín dụng ra quyết định về lãi suất đối với sản phẩm cho vay trong từng thời kỳ. Đồng thời, tùy vào mức độ rủi ro của sản phẩm mà các NHTM đưa ra mức lãi suất phù hợp.

Kể từ ngày 01/3/2017, lãi suất cho vay thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN52.

b. Thực tiễn

Theo quy định tại Điều 12, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 và Khoản 2, 3, Điều 91, Luật các TCTD 2010, trong điều kiện bình thường, lãi suất trong hoạt động ngân hàng sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, khơng có trần lãi suất. Chỉ trong điều kiện đặc biệt cần có sự can thiệp của nhà nước, NHNN mới quy định cơ chế xác định lãi suất trong quan hệ giữa TCTD và khách hàng.

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, các NHTM có những chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng.

Đối với thế chấp PTGTCG ĐB qua hình thức vay thế chấp, các NHTM đưa ra các loại lãi suất như sau:

* Lãi suất cho vay trong hạn

52 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định:

“ 1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại Khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn .a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nông thôn; b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; d) Phát triển ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh cà mau, thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)