CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị
5.2.5 Yếu tố lãnh đạo theo định hướng liêm chính
Bảng 5.5 Yếu tố lãnh đạo theo định hướng liêm chính
Chỉ tiêu Cỡ mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình
Lãnh đạo cơ quan của Anh/chị duy trì các tiêu chuẩn cao về tính trung thực và liêm chính.
200 1 5 3,59
Các hành vi sai phạm trong cơ quan của
Anh/chị luôn bị xử lý 200 1 5 3,81
Anh/chị có thể tự do tố cáo các tiêu cực
trong cơ quan không sợ trả đũa. 200 1 5 3,66
Qua khảo sát cho thấy công chức đánh giá cao yếu tố “Các hành vi sai phạm trong cơ quan của Anh/chị luôn bị xử lý” với 3.81 điểm. Cho thấy lãnh đạo tại địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rất nghiêm trong vấn đề xử lý vi phạm. Bất kể lãnh đạo hay cơng chức nếu có hành vi sai phạm thì đều bị xử lý nghiệm theo quy định của cơ quan. Điều này tạo được sự răn đe và nghiệm ngặt trong cơ quan. Yếu tố “Anh/chị có thể tự do tố cáo các tiêu cực trong cơ quan không sợ trả đũa” cũng được đánh giá cao với 3.66 điểm. Cho thấy lãnh đạo sẵn sàng nhận sai phạm nếu công chức tố cái đúng những sai phạm và sẽ khơng có ý định trả đũa hay trả thù người tố cáo. Điều này tạo cảm giác an tâm cho công chức khi thực hiện quyền bình đẳng và tạo cơ hội giải quyết triệt để những sai phạm tại địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Yếu tố “Lãnh đạo cơ quan của Anh/chị duy trì các tiêu chuẩn cao về tính trung thực và liêm chính.” Cũng được đánh giá cao với 3.59 điểm. Cho thấy đội ngũ lãnh đạo địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là những người trung trực và liêm chính, họ ln nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Giải pháp đặt ra cho lãnh đạo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là:
- Ln nêu cao tinh thần kỷ luật, tính trung thực và liêm chính trong cơng việc, phải là người làm gương và ứng xử mẫu mực để cán bộ công chức noi theo.
- Thực hiện xử lý nghiêm những hành vì sai phạm từ lãnh đạo cho tới cán bộ cơng chức. Tránh tình trạng thiên vị, ưu tiên con em trong ngành.
- Thực hiện tự do, công bằng trong công tác tố cáo những sai phạm của lãnh đạo đối với cấp trên.