Nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cúa sốc giá dầu đến mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và độ bất ổn thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ

2.2 Các nghiên cứu trước đây

2.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Trần Quốc Thắng (2016) nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đến thị

trường chứng khoán Việt Nam cho thấy các cú sốc cung và cầu của thị trường dầu thơ thế giới góp phần giải thích khoảng 20% sự thay đổi tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khốn Việt Nam và các nhóm ngành khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước những thay đổi trong giá dầu thô. Đặc biệt trong 4 nhóm ngành được lựa chọn, tác giả đã tìm thấy mối liên hệ với các cú sốc giá dầu thơ, trong đó, TSSL ngành dầu

khí có thể được giải thích đến 9% trong thời gian 1 tháng kể từ xảy ra cú sốc giá dầu.

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) cũng nghiên cứu cùng đề tài tương tự cho

thấy phản ứng tổng lợi nhuận thực của thị trường chứng khốn Việt Nam có sự khác biệt đáng kể tùy thuộc vào nguyên nhân của sự tăng lên trong giá dầu thơ. Trong đó, các cú sốc từ phía cung và tổng cầu kết hợp giải thích được 21% dao động dài hạn trong lợi nhuận TTCK Việt Nam. Cú sốc đặc trưng của thị trường dầu thơ đóng góp nhiều nhất trong 3 cú sốc làm biến thiên lợi nhuận TTCK, sự tác động của các cú sốc giá dầu khác nhau tác động khác nhau lên lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều kiện phương sai thay đổi.

Đồng thời trong nghiên cứu của Lê Nhật Huy (2015) có nêu phần nghiên cứu

của Nguyễn Thị Liên Hoa (2012) dựa trên nghiên cứu của Brown và Yucel (2002) và Tang và cộng sự (2010) về vấn đề kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam như hình 2.1 đã đề cập. Tác giả kế thừa mơ hình SVAR để xem xét các cú sốc và mơ hình Scarla- BERR để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi. Có thể thấy qua cơ chế tác động, giá dầu là nguồn gốc dẫn đến các thay đổi các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như: thất nghiệp tăng, thu nhập giảm, cầu tiền tăng, lãi suất giảm, sản lượng giảm trong dài hạn…bằng cách ảnh hưởng đến CPI, sản lượng trong ngắn hạn.

Theo hướng khác, nghiên cứu của Trần Phương Thảo và Phan Chung Thủy (2014) sử dụng mơ hình VAR để nghiên cứu về độ bất ổn của thị trường chứng

khốn và độ bất ổn của các cơng cụ điều hành chính sách tại Việt nam. Theo hai tác giả, mối liên hệ giữa TTCK và các công cụ điều hành là khơng có ý nghĩa, tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng cho thấy được độ bất ổn của TTCK phụ thuộc vào độ trễ của chính nó hơn là độ bất ổn của công cụ thực thi CSTT.

Như vậy, chúng ta có thể tổng hợp các ý kiến nghiên cứu như sau:

- Quan điểm cho rằng giá dầu và thị trường chứng khốn có mối quan hệ ngược chiều: Jones và Kaul (1996), Sadorsky (1999), Miller and Ratti

(2009), Chen (2010), Malik và Ewing (2009), Degiannakis và cộng sự (2014).

- Quan điểm cho rằng giá dầu và thị trường chứng khốn có mối quan hệ cùng chiều: Kilian và Park (2009), Chung Rou Fang (2010), Nandha và Faff (2008), Vo (2011), Scholtens và Yurtsever (2012), Degiannakis và cộng sự (2013), Samih và Loucine (2013).

- Quan điểm cho rằng có quan hệ hỗn hợp giữa giá dầu, lợi nhuận và độ bất ổn thị trường chứng: Huang và cộng sự (1996), Heriques và Sadorsky (2008), Lê Nhật Huy (2015), Kang, Ratti và Yoon (2015), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015), Trần Quốc Thắng (2016).

Các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ dừng lại tại việc nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đến tỷ suất sinh lợi hoặc tìm hiểu độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khốn Việt Nam trước các chính sách... Nghiên cứu tác động đồng thời giữa tỷ suất sinh lợi và độ bất ổn thị trường chứng khoán trước cú sốc giá dầu là điểm mới của đề tài này. Mối quan hệ này được đo lường bằng hiệp phương sai và sẽ được trình bày rõ trong phần 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cúa sốc giá dầu đến mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và độ bất ổn thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)