Những kết luận chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cúa sốc giá dầu đến mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và độ bất ổn thị trường chứng khoán việt nam (Trang 59 - 60)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.1 Những kết luận chính

Nghiên cứu này xem xét tác động của các cú sốc giá dầu đến mối quan hệ giữa suất sinh lợi thị và độ bất ổn của thị trường chứng khoán (đo lường bằng hiệp phương sai) bằng cách sử dụng mơ hình VAR cấu trúc. Bài nghiên cứu xây dựng các biến nghiên cứu hàng tháng dựa trên dữ liệu được thu thập hàng ngày, bao gồm: biến đại diện cho cú sốc từ phía cung, cú sốc từ phía tổng cầu, cú sốc từ thị trường riêng của dầu và hiệp phương sai. Nghiên cứu tìm thấy rằng các cú sốc giá dầu có chứa thơng tin để dự báo các mối quan hệ đồng thời giữa lợi nhuận cổ phiếu và biến động cổ phiếu cho thị trường khoán Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu chính cho thấy:

1. Có tồn tại mối tương quan giữa cú sốc giá dầu với mối quan hệ đồng thời giữa tỷ suất sinh lợi và độ bất ổn của thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Các cú sốc giá dầu khác nhau có tác động khác nhau đến mối quan hệ đồng

thời giữa lợi nhuận và độ bất ổn thị trường chứng khoán. Cụ thể:

- Sự thay đổi trong cú sốc dầu có nguồn gốc từ cú sốc cung dầu tạo ra sự thay đổi ngược chiều trong mối quan hệ đồng thời giữa lợi nhuận thị trường chứng khoán và độ bất ổn của thị trường này, ngược với Kang, Ratti và Yoon (2015).

- Sự thay đổi trong cú sốc dầu có nguồn gốc từ nhu cầu dầu tạo ra sự thay đổi cùng chiều trong lợi nhuận thị trường chứng khoán và độ bất ổn của thị trường, có ý nghĩa thống kê, tương tự Degianakis và cộng sự (2014). - Sự thay đổi trong cú sốc dầu có nguồn gốc từ nhu cầu riêng của thị

trường dầu mỏ tạo ra sự thay đổi ngược chiều trong lợi nhuận thị trường chứng khoán và độ bất ổn của thị trường này, tương tự Kang, Ratti và Yoon (2015).

3. Thị trường chứng khoán Việt Nam và độ bất ổn của thị trường có biến động lớn trước sự tác động của các cú sốc giá dầu thế giới. Cụ thể: các cú sốc giá

dầu đóng góp lớn nhất từ 25.07% đến 27.61% trong sự biến động mối quan hệ đồng thời giữa TSSL và độ bất ổn sau 24 tháng kể từ khi có cú sốc. Trong đó, khả năng đóng góp cao nhất là từ cú sốc từ cung dầu, cú sốc có nguồn gốc tổng cầu có khả năng giải thích thấp nhất sự thay đổi của mối quan hệ này. Đồng thời, khả năng đóng góp của các cú sốc càng cao khi xem xét các kỳ tác động càng dài kể từ khi có cú sốc xảy ra. Sau 60 kỳ, khả năng giải thích khơng tăng cao, trừ cú sốc có nguồn gốc từ thị trường riêng của dầu tăng từ 8.51% lên 11.13%. Những kết quả này có thể giúp các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu hoặc nhà quản lý Việt Nam lưu ý thêm một yếu tố để xem xét, giúp đưa ra các quyết định, hành vi kinh doanh để gia tăng tỷ suất sinh lợi và giảm thiểu rủi ro TSSL trong giao thương thông qua các dữ liệu lịch sử của thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cúa sốc giá dầu đến mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và độ bất ổn thị trường chứng khoán việt nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)