Những hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện sông hinh tỉnh phú yên (Trang 41)

- Cơng tác kế hoạch hóa nguồn thu chưa được coi trọng đúng mức từ đó chưa có biện pháp quản lý và thu đúng thu đủ. Chưa nắm chắc được khả năng nguồn thu trên địa bàn bao gồm các nguồn thu đã có, nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp đa dạng hóa các nguồn thu.

- Tình trạng thất thu thuế, sót hộ, nợ đọng thuế, dây dưa, gian lận thương mại còn phổ biến.

+ Thất thu về thuế NQD là khoản thất thu lớn tập trung vào các đối tượng thuộc lĩnh vực ăn uống, thương mại dịch vụ.

+ Việc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp cịn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đã dùng nhiều thủ đoạn để giảm lợi nhuận nhằm giảm thuế phải nộp

+ Đặc biệt là trong hoạt động mua bản chuyển nhượng, bất động sản tỷ lệ thất thu cịn lớn và trên thực tế là khơng kiểm soát được.

- Sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữ các ban ngành với ngành thuế trong quá trình quản lý thu thuế cịn hạn chế.

Việc chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND huyện đối với công tác quản lý thu thuế có khi chưa thường xuyên, liên tục, quyết liệt, thường chỉ tập trung vào quý 1 và quý 4 để đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu tỉnh giao.

Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn chưa thực sự quan tâm đến công tác thuế, chưa phát huy được vai trò của Hội đồng tư vấn thuế ở địa phương.

Các ngành chưa thực sự quan tâm phối hợp với ngành thuế trong công tác quản lý thu thuế. Thực tế cho thấy nơi nào có sự phối hợp giữa các ban ngành và ngành thuế tốt, nhịp nhàng thì nơi đó hiệu quả cơng tác quản lý thu thuế tăng lên

- Phương pháp quản lý thu hiệu quả còn thấp nhất là đối với các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khốn thuế. Khơng xác định được doanh thu của các hộ kinh doanh một cách cụ thể chính xác vì thường mang tính chủ quan của cán bộ thu thuế.

2.2.2. Hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước

Đối với quản lý chi đầu tư phát triển

- Tình hình triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng thi cơng các cơng trình XDCB cịn chậm. Cơng tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng và quy hoạch xây dựng thực hiện chưa tốt. Cơ sở hạ tầng du lịch vẫn cịn nhiều khó khăn, chưa huy động được các nguồn lực để đầu tư phát triển.

- Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới được các cấp, các ngành quan tâm tập trung chỉ đạo quyết liệt nhưng kết quả đạt được còn chậm so với kế hoạch, một số xã chưa thực sự quan tâm chỉ đạo. Tiến độ thực hiện Đề án bê tơng hóa đường giao thơng nơng thơn còn chậm, nợ đọng cao.

- Bố trí vốn đầu tư cịn dàn trải, phân tán chưa định hình cơ cấu, tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư cho từng ngành, theo lĩnh vực, còn bị động do phụ thuộc vào phân cấp vốn đầu tư của tỉnh.

- Nhiều cơng trình chưa hồn thành cơng tác chuẩn bị đầu tư cũng được ghi vào kế hoạch, nên thường phải điều chỉnh bổ sung vốn trong quá trình thực hiện gây bị động trong điều hành ngân sách.

- Chất lượng công tác đấu thầu chưa cao, cơng tác nghiệm thu cịn sơ sài, chưa đảm bảo đầy đủ thủ tục theo quy định. Chất lượng cơng trình chưa được quản lý một cách chặt chẽ, nhiều cơng trình chất lượng kém, mau xuống cấp. Chất lượng công tác tư vấn giám sát chưa cao, nhiều đơn vị tư vấn giám sát khơng đảm bảo có mặt tại hiện trường đúng theo quy định của hợp đồng, chất lượng giám sát kém.

- Công tác lập báo cáo quyết tốn vốn đầu tư cơng trình, hạng mục cơng trình hồn thành của các chủ đầu tư thường chậm so với quy định, chất lượng báo cáo cịn nhiều sai sót. Cơng tác thẩm định, phê quyệt quyết tốn của cơ quan tài chính và UBND huyện cịn chậm.

Đối với quản lý chi thường xuyên

- Công tác xây dựng định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách thuộc về HĐND tỉnh Phú Yên. Trong giai đoạn 2011-2015 HĐND tỉnh Phú Yên đã ban hành Nghị quyết 163/2010/NQ-HĐND ngày 18/10/2010 về việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trong thời kỳ ổn định từ năm 2011 đến năm 2015; Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và Nghị quyết số 50/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 về sửa đổi định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ, các định mức này tương đối hoàn thiện trên các lĩnh vực để làm cơ sở xây dựng dự toán chi ngân sách cho các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên các định mức này cũng bộc lộ những hạn chế;

+ Căn cứ để xây dựng định mức chưa đủ cơ sở khoa học vững chắc, chưa thực sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi cịn mang tính bình qn. Đối với khối huyện, thị xã, thành phố các định mức phần lớn chỉ dựa trên tiêu chí dân số mà chưa xem xét đến điều kiện kinh tế xã hội và các yếu tố đặc thù của từng nơi. Một số nội dung chi khơng có định mức cụ thể mà chỉ quy định một tỷ lệ % trên tổng mức chi thường xuyên (như chi SNKT được tính 10%/tổng chi thường xuyên, chi sự nghiệp mơi trường tính 0,8%/tổng chi thường xuyên, chi khác ngân sách tính 0,5%/tổng chi thường xuyên...).

+ Định mức phân bổ chưa phù hợp với thực tiễn. Điều này thể hiện rõ nhất ở định mức chi hành chính, việc chấp hành dự tốn của các đơn vị sử dụng ngân sách gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung dự toán chi ngân sách để phù hợp với nhu cầu.

- Đối với việc xây dựng định mức sử dụng ngân sách. HĐND tỉnh Phú Yên cũng đã ban hành nhiều định mức sử dụng ngân sách ở địa phương như: Nghị quyết 102/2010/NQ-HĐND ngày 16/7/2010 về số lượng, chức danh cán bộ, công chức

cấp xã và thôn, buôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Nghị quyết 160/2010/NQ- HĐND tỉnh Phú Yên ngày 18/10/2010 về quy định mức chi cơng tác phí, mức chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết 53/2012/NQ-HĐND tỉnh Phú Yên ngày 14/9/2012 về việc quy định số lượng phó trưởng cơng an xã, cơng an viên và một số chế độ, chính sách đối với lực lượng công an xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND tỉnh Phú Yên ngày 12/7/2012 về việc quy định một số chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Nghị quyết 73/2012/NQ-HĐND tỉnh Phú Yên ngày 13/12/2012 về việc quy định một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Phú Yên. Các định mức này đều quy định rõ đối tượng đối tượng, mức chi tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng ngân sách và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ cho đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó thì vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như một số định mức chi chưa phù với định mức phân bổ ngân sách, định mức chi quá cao trong khi mức phân bổ ngân sách thì có hạn. Ví dụ như đối với chi tiêu hoạt động hội đồng nhân dân, mức chi hoạt động cao trong khi định mức phân bổ 1 năm cho đơn vị cấp huyện là 150 triệu đồng/năm và cấp xã chỉ 50 triệu đồng/năm…

- Quy trình lập dự tốn chi thường xun quy định theo Luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước, tốn nhiều thời gian và công sức của các đơn vị cơ sở và cơ quan tài chính. Hạn chế ở đây chính là trình độ xây dựng dự tốn của các đơn vị sử dụng ngân sách cịn yếu, thường khơng đảm bảo quy định về căn cứ và nội dung, phương pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian… Cơng tác lập và dự thảo dự tốn cịn mang tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt từ trên xuống.

- Phương án phân bổ ngân sách phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách của cấp tỉnh nên thường cứng nhắc, bị động, dễ xảy ra nơi thừa, nơi thiếu, phân bổ nguồn lực tài chính chưa hợp lý.

- Việc phân bổ dự toán chưa thực sự sát với nhu cầu chi nên thường xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho cơng tác quản lý của cơ quan tài chính và kiểm sốt chi của KBNN.

- Tình trạng lãng phí trong chi thường xun cịn lớn và tương đối phổ biến. thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bọ, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn định mức; chi tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm cịn mang tính chất phơ trương, hình thức, gây tốn kém ngân sách.

- Cơng tác kiểm sốt chi của KBNN cơ bản bảo đảm đúng quy định, tuy nhiên giải quyết cơng việc đơi khi cịn cứng nhắc, gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong quan hệ với kho bạc.

- Công tác công khai ngân sách của các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách chưa được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, nhất là ở xã, thị trấn và các phịng ban chun mơn.

- Báo cáo quyết toán chưa đảm bảo về thời gian., mẫu biểu, chất lượng báo các chưa cao.

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước

Về quản lý thu NSNN:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn cịn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả rất ít, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng cầm chừng. Một số doanh nghiệp nợ thuế kéo dài, dẫn đến nợ đọng thuế cao và gây khó khăn trong cơng tác thu nợ.

- Thất thu thuế trong hoạt động chuyển nhượng bất động sản nguyên nhân do: khai báo là tài sản duy nhất để được miễn thuế, chuyển nhượng/ cho tặng đối với người thân trong gia đình để được miễn thuế, thỏa thuận thấp giá chuyển nhượng để giảm thuế TNCN phải nộp cho NSNN.

- Một số khoản thu bị ảnh hưởng do Nhà nước thay đổi cơ chế chính sách thu.

- Nguồn thu tiền sử dụng đất đối với một số dự án và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước triển khai cịn chậm.

- Cơng tác chỉ đạo, phối hợp ở một số ngành và một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý và tổ chức thực hiện thu NSNN nên hiệu quả còn hạn chế.

Về chi ngân sách địa phương:

- Đối với chi đầu tư phát triển:

+ Một số dự án đã hoàn thành nhưng chậm nộp báo cáo quyết toán do: thời gian thực hiện dự án lâu, chuyển đổi cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, thất lạc hồ sơ quyết toán, một số dự án các địa phương chậm quyết toán đền bù, chủ đầu tư chưa quan tâm cập nhật một số chính sách mới nên dẫn đến khi thực hiện hợp đồng và quyết tốn hợp đồng khơng đảm bảo đúng quy định và khi quyết tốn dự án hồn thành chưa đảm bảo nên phải trình cấp có thẩm quyền cho phép điều chính dẫn đến quyết tốn chậm.

+ Cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng năm 2015 nhiều thay đổi: Luật đầu tư công, Luật xây dựng, luật đấu thầu và các Nghị định hướng dẫn khơng đồng bộ, nên có ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện, giải ngân, do phải điều chỉnh thủ tục đầu tư, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu, điều chỉnh hợp đồng…

+ Một số chủ đầu tư chậm triển khai thực hiện đối với các dự án khởi công mới, chuyển tiếp và chậm lập thủ tục thanh tốn đối với các dự án hồn thành, nhất là các dự án hợp đồng theo hình thức điều chỉnh đơn giá, nên việc lập thủ tuc pháp lý để thanh toán chậm.

+ Một số nguồn vốn triển khai thực hiện còn chậm; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp và một số địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ trong cơng tác quản lý chi NSĐP. Nguồn vốn bố trí cho đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế so với nhu cầu triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, một bơ phận chủ đầu tư chưa hồn tất thủ tục hồ sơ quyết toán theo quy định.

+ Các cấp chính quyền địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về về quản lý đầu tư và xây dựng nhất là trong việc xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm, trong công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư…

+ Năng lực của các chủ đầu tư, nhất là khối xã thị trấn khơng đồng đều, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến nhiều sai phạm trên lĩnh vực này.

- Đối với chi thường xuyên

+ Hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực NSNN không ngừng được sửa đổi, bổ sung hồn thiện nhưng vẫn cịn những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh, các văn bản dưới luật còn thiếu, chưa đồng bộ, đơi khi cịn chồng chéo.

+ Hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách chỉ đáp ứng được 70-80% nhu cầu nhưng chậm sửa đổi cho phù hợp. Nhiều loại định mức gắn liền với công tác chi thường xuyên nhưng chậm được ban hành.

+ Phân cấp quản lý nói chung và phân cấp ngân sách địa phương chưa phù hợp đã tác động lớn đến q trình quản lý chi ngân sách.

+ Cơng tác tuyên truyền, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.

+ Một số địa phương, đơn vị thực hiện báo cáo các chính sách an sinh xã hội chậm trễ, chất lượng báo cáo chưa cao, làm ảnh hưởng công tác tổng hợp chung để báo cáo Sở Tài chính, do vậy kinh phí khơng được bổ sung kịp thời để triển khai thực hiện.

+ Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa phát huy tốt vai trò của người đứng đầu trong việc chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ và chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công việc được giao.

+ Chưa quy định rõ trách nhiệm của các thủ trưởng đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách, dẫn đến khi có vi phạm về tài chính thường khó quy trách nhiệm cá nhân.

+ Nhận thức của cán bộ, cơng chức, viên chức cịn hạn chế trong thực hiện phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách của nhà nước…

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở khái quát những vấn đề trong quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Sông Hinh của chương 1, chương 2 đã nêu được thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên từ giai đoạn năm 2012 đến năm 2017. Cụ thể đi sâu phân tích các nội dung:

Kết quả thu, chi ngân sách tại huyện Sông Hinh. Nguồn thu và khoản chi mỗi năm đều tăng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại huyện. Cân đối thu chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện sông hinh tỉnh phú yên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)