TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA

ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

HQHĐKD của ngân hàng luôn thu hút nhiều hướng nghiên cứu khác nhau khi nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố đặc trưng ngân hàng đến HQHĐKD. Do phạm vi của bài nghiên cứu nên tác giả đã xem xét các nghiên cứu trước đây trên thế giới về tác động của RRTD và các yếu tố đặc trưng của ngân hàng đến HQHĐKD. Các nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tác động khác nhau của RRTD đến HQHĐKD của ngân hàng, cụ thể như sau:

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tác động ngược chiều của RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD đến HQHĐKD.

Kolapo và các cộng sự (2012) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của RRTD đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria được đo lường thông qua ROA. Tác giả đã sử dụng mơ hình FEM và đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu và dự phịng RRTD có ảnh hưởng tiêu cực trong khi tỷ lệ cho vay ứng trước trên tổng tiền gửi lại ảnh hưởng tích cực một cách mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Dựa trên kết quả nghiên cứu thì tác giả cũng đề xuất các ngân hàng nên nâng cao năng lực phân tích tín dụng và quản lý tín dụng nhằm hạn chế RRTD. Tuy bài nghiên cứu còn nhiều hạn chế do chỉ sử dụng ROA để đo lường hiệu quả của ngân hàng nhưng cũng đã cho thấy tác động của RRTD đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng bên cạnh tỷ lệ cho vay và ứng trước.

Mushtaq và cộng sự (2015), nghiên cứu về sự ảnh hưởng của RRTD và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Pakistan. Bài nghiên cứu cũng đo lường RRTD khi sử dụng tỷ lệ nợ xấu (DR) và rủi ro tín dụng (CR) bên cạnh một số biến như chi phí cho mỗi tài sản vay (CLA), tỷ lệ cho vay và ứng

trước (LA), tỷ lệ an tồn vốn (CAR) và chi phí nợ xấu (BDC). Bài nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định khi chỉ sử dụng biến ROA để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của tỷ lệ nợ xấu đến hiệu quả của ngân hàng khi được đo lường thơng qua chỉ tiêu ROA. Ngồi ra các yếu tố như chi phí cho mỗi tài sản vay và tỷ lệ cho vay và ứng trước cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận trên tổng tài sản. Tác giả cũng đề xuất các ngân hàng nên kiểm sốt chi phí hoạt động cũng như nợ xấu nhằm giảm thiểu RRTD.

Trong bài nghiên cứu của Alalade và cộng sự (2015) cũng nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị RRTD đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria được đo lường thông qua ROA và ROE. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Từ đó bài nghiên cứu cũng kiến nghị các ngân hàng nên tối thiểu tỷ lệ nợ xấu, giảm thiểu tỷ lệ dự phịng cho các khoản vay có nguy cơ mất vốn trên tổng dư nợ.

Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy tác động của RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu là ngược chiều nhưng tỷ lệ dự phòng RRTD lại tác động cùng chiều đến HQHĐKD.

Trong bài nghiên cứu của Koditthuwakku (2015) về sự ảnh hưởng của quản trị RRTD đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Sri Lanka thông qua ROA, tác giả đã sử dụng các chỉ số tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD để đại diện cho RRTD. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD trên nợ xấu tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng trong khi tỷ lệ dự phòng RRTD trên dư nợ lại tác động cùng chiều đến ROA. Theo tác giả thì các ngân hàng nên thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế RRTD để nâng cao khả năng sinh lời.

Gizaw và cộng sự (2015), nghiên cứu về ảnh hưởng của RRTD đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Ethiopia được đo lường thông qua ROA và ROE. Tác giả sử dụng mơ hình REM để phân tích các yếu tố và kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với ROA trong khi tỷ lệ dự phòng RRTD lại ảnh hưởng thuận chiều đối với ROA, 2 biến tỷ lệ cho vay và ứng trước tác động ngược chiều và tỷ lệ an tồn vốn thì tác động cùng chiều mặc dù chưa có ý

nghĩa thống kê. Trong khi đó thì tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tác động ngược chiều đến ROE, tỷ lệ dự phịng RRTD thì tác động cùng chiều với ROE. Tương tự tỷ lệ cho vay và ứng trước trong mơ hình này cũng chưa có ý nghĩa thống kê. Vì vậy tác giả kiến nghị các ngân hàng nên hạn chế RRTD bằng cách nâng cao công tác quản lý RRTD nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Mặt khác các nghiên cứu thực nghiệm lại cho thấy tác động của RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu là cùng chiều nhưng tỷ lệ dự phòng RRTD lại tác động ngược chiều đến HQHĐKD.

Trong bài nghiên cứu sự ảnh hưởng của quản trị RRTD đến hiệu quả tài chính của hệ thống NHTM Jordan của Alshatti (2015) thông qua mẫu là 13 NHTM, tác giả đã cho thấy RRTD là các biến quan trọng của quản trị RRTD để giải thích cho khả năng sinh lợi của ngân hàng. Thông qua các biến đại diện về RRTD, tác giả đã cho thấy sự tác động của RRTD đến hiệu quả tài chính của ngân hàng (được đo lường thông qua ROA và ROE) như thế nào. Cụ thể biến tỷ lệ nợ xấu có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng và trái với các kỳ vọng ban đầu của tác giả, tỷ lệ dự phòng RRTD trên tỷ lệ nợ xấu thì ảnh hưởng ngược chiều lên ROA và ROE trong khi tỷ lệ địn bẩy tài chính chỉ ảnh hưởng ngược chiều đến ROA. Ngoài ra các biến như tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ giữa lãi tín dụng/dư nợ tín dụng thì khơng có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng do đó tác giả cũng gợi ý thay thế biến tỷ lệ an toàn vốn (CAR) bằng những biến khác trong mơ hình nghiên cứu tiếp theo. Tác giả cũng đề xuất rằng các ngân hàng để có một hệ thống quản lý RRTD hiệu quả thì cần có một mơi trường RRTD phù hợp, quy trình đánh giá tín dụng, duy trì quản lý tín dụng bao gồm giám sát và điều hành thật tốt để kiểm soát RRTD khi xem xét đến các yếu tố như nợ xấu, dự phòng RRTD và tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng từ đó có thể hạn chế được RRTD và đạt được lợi nhuận nhiều hơn.

Trong bài nghiên cứu của Kurawa và Garba (2014), tác giả đã sử dụng mơ hình GLS để nghiên cứu sự ảnh hưởng của RRTD đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria được đo lường thông qua biến ROA. Kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng Tỷ lệ nợ xấu, Dư nợ và Chi phí cho mỗi tài sản vay thì ảnh

hưởng cùng chiều một cách mạnh mẽ đến ROA. Điều đó cho thấy ảnh hưởng tích cực của RRTD khi mà ngân hàng có được lợi nhuận đi kèm với với việc đầu tư rủi ro cao. Ngoài ra tác giả cũng cho thấy thâm niên ngân hàng (AGE) lại tác động ngược chiều đến lợi nhuận trên tài sản của ngân hàng. Tác giả cũng kiến nghị các ngân hàng nên kiểm sốt rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả trong phân tích tính dụng và quản lý nợ vay, các khoản nợ cần được đảm bảo bằng tài sản càng nhiều càng tốt, giảm tỷ lệ nợ xấu khi RRTD ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.

Trong bài nghiên cứu của Bhattarai (2017) cũng nghiên cứu về ảnh hưởng của RRTD đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nepal được đo lường thông qua ROA, tác giả đã sử dụng ba mơ hình là OLS, FEM và REM và kết quả đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng cùng chiều trong khi Tỷ lệ an toàn vốn ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Ngoài ra tác giả cịn sử dụng biến chi phí trên mỗi tài sản (CLA) để xem xét tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động của nó là chưa có. Tác giả kết luận rằng lợi nhuận ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi các chỉ số RRTD như tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn, từ đó đề xuất các ngân hàng cần áp dụng quy trình quản lý tín dụng phù hợp để giữ cho tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp để duy trì khả năng sinh lời cao.

Ngồi ra, các nghiên cứu thực nghiệm trong nước như Nguyễn Việt Hùng (2008) cũng cho thấy sự tác động ngược chiều của tỷ lệ nợ xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng xấu đến cả ROA và ROE khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 39 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012.

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu các yếu tố RRTD và các yếu tố đặc trưng ngân hàng tác động đến HQHĐKD của NHTMCP. Yếu tố Ảnh hưởng đến HQHĐKD Các nghiên cứu Các yếu tố RRTD Tỷ lệ nợ xấu Tương quan dương (+)

Kurawa và Garba (2014), Alshatti (2015), Bhattarai (2017)

Tương quan âm (-)

Kolapo và các cộng sự (2012), Koditthuwakku (2015), Alalade và cộng sự (2015), Gizaw và cộng sự (2015), Mushtaq và cộng sự (2015), Nguyễn Việt Hùng (2008), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)

Dự phịng rủi ro tín dụng Tương quan dương (+) Alalade và cộng sự (2015), Gizaw và cộng sự (2015), Koditthuwakku (2015) Tương

quan âm (-) Kolapo và các cộng sự (2012), Alshatti (2015)

Các yếu tố đặc trưng ngân hàng

Tỷ lệ

địn bẩy tài chính

Tương

quan âm (-) Alshatti (2015)

Tỷ lệ an toán vốn

Tương quan âm (-)

Gizaw và cộng sự (2015), Bhattarai (2017), Alshatti (2015)

Tương quan dương (+)

Chi phí mỗi tài sản vay Tương quan dương (+) Kurawa và Garba (2014) Tương

quan âm (-) Bhattarai (2017), Mushtaq và cộng sự (2015)

Lãi tín dụng/ dư nợ tín dụng Tương quan dương (+) Alshatti (2015) Tỷ lệ cho vay và ứng trước Tương quan dương (+) Kolapo và các cộng sự (2012) Tương

quan âm (-) Mushtaq và cộng sự (2015)

Thâm niên

Tương

quan âm (-) Kurawa và Garba (2014)

Tổng dư nợ Tương quan dương (+) Kurawa và Garba (2014) (Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương này, luận văn đã trình bày những quan điểm về RRTD bên cạnh các chỉ tiêu đo lường RRTD theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Đồng thời tác giả cũng nêu lên kiến thức về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua khả năng sinh lợi là ROA và ROE. Dựa trên các nghiên cứu trước đây mà tác giả nêu lên được ảnh hưởng khác nhau của RRTD tác động đến HQHĐKD tùy theo từng đặc điểm của mỗi quốc gia và khoản thời gian nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cịn tổng hợp, liệt kê các lý thuyết, phân loại cũng như đưa ra nguyên nhân gây ra RRTD của các NHTMCP. Điều này cho các nhà quản trị ngân hàng hiểu rõ bản chất của RRTD từ đó giúp việc phân tích các yếu tố RRTD ảnh hưởng đến HQHĐKD được tốt hơn. Đồng thời dựa vào kết quả phân tích các yếu tố trên để đề ra những chính sách nhằm ngăn ngừa và hạn chế RRTD từ đó nâng cao HQHĐKD của ngân hàng.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở tham khảo các mơ hình nghiên cứu trước đây trên thế giới như các nghiên cứu của Gizaw và cộng sự (2015), Alshatti (2015), Alalade và cộng sự (2015), khi nghiên cứu sự tác động của RRTD đến HQHĐKD của các NHTM các tác giả đều sử dụng yếu tố RRTD đo lường thông qua tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD trong khi đó HQHĐKD được đo lường thơng qua ROE và ROA. Các nghiên cứu trên đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tác động của RRTD đến HQHĐKD của các NHTM. Xuất phát từ các mơ hình nghiên cứu trên mà tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu tác động của RRTD đến HQHĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến 2016. Đồng thời tác giả cũng sử dụng các biến kiểm soát khác được sử dụng bởi các nghiên cứu của các tác giả như Kurawa và Garba (2014), Kolapo và các cộng sự (2012), Alshatti (2015), Gizaw và cộng sự (2015), Bhattarai (2017) để đưa vào mơ hình nghiên cứu. Mơ hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng tham khảo từ các mơ hình nghiên cứu của Gizaw và cộng sự (2015), Alshatti (2015) có dạng như sau:

Thứ nhất: Biến phụ thuộc ROA

ROAi,t= β0 + β1NPLi,t+ βjXi,t + ɛi,t (1a) ROAi,t= β0 + β1LLPi,t + βjXi,t + ɛi,t (1b)

Thứ hai: Biến phụ thuộc ROE

ROEi,t= β0 + β1NPLi,t+ βjXi,t + ɛi,t (2a) ROEi,t= β0 + β1LLPi,t + βjXi,t + ɛi,t (2b)

Trong đó:

ROAi,t là lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của ngân hàng i vào năm t ROEi,t lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i vào năm t NPLi,t là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i vào năm t;

LLPi,t là tỷ lệ dự phòng RRTD của ngân hàng i vào năm t;

β1 là tác động của biến tỷ lệ nợ xấu và biến tỷ lệ dự phòng RRTD đến ROA

Xi,t là vector độc lập, bao gồm các biến đặc trưng của ngân hàng của ngân hàng thứ i và năm thứ t. Các biến đặc trưng của ngân hàng là: CLAi,t; LEVi,t; CIi,t; LAi,t; LOANi,t; AGEi,t;

β0 là hệ số chặn

βJ là hệ số hồi quy riêng tương ứng của các biến độc lập; ɛi.t là Các sai số ngẫu nhiên của NHTM thứ i trong năm t; i là đại diện cho các NHTM ( i=1,….,21)

t là đại diện cho thời gian từ năm 2006 đến năm 2016;

3.2 MÔ TẢ CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU

Dựa trên các mơ hình của nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, tác giả cũng sử dụng các biến phụ thuộc là biến ROA và ROE để đại diện cho HQHĐKD của các NHTMCP. Biến “tỷ lệ nợ xấu” và “tỷ lệ dự phòng RRTD” làm đại diện cho RRTD của các NHTMCP. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng biến độc lập là các biến đặc thù của ngân hàng cho bài nghiên cứu của mình nhằm xem xét ảnh hưởng của nó đến HQHĐKD, Mơ hình bao gồm các biến sau:

 Biến phụ thuộc:

ROE = Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

 Biến độc lập:

Biến đại diện cho RRTD của ngân hàng:

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) = dư nợ xấu/tổng dư nợ: Nợ xấu là khoản nợ theo quy

định của NHNN gồm nợ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (LLP) = Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ: Dự

phịng RRTD được trích lập và hạch tốn vào chi phí hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng của ngân hàng.

Biến đặc trưng của ngân hàng

Tỷ lệ đòn bẩy (LEV) = Tổng huy động vốn/Tổng tài sản

Tỷ lệ lãi trên tín dụng đã cấp (CI) = Lãi tín dụng/Tín dụng đã cấp Tỷ lệ cho vay và ứng trước (LA) = Cho vay và ứng trước/Tổng tiền gửi Tổng dư nợ (LOAN) = Tổng Dư nợ

Thâm niên ngân hàng (AGE) = Thâm niên của ngân hàng.

3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu thường ảnh hưởng lớn đến HQHĐKD của ngân hàng nếu không được xử lý triệt để và hạn chế tăng thêm qua các năm sẽ làm gia tăng RRTD dẫn đến phát sinh các chi phí xử lý liên quan và làm tăng khả năng thiệt hại về tài sản của ngân hàng từ đó làm giảm đi HQHĐKD của ngân hàng. Theo các nghiên cứu trước đây như Gizaw và cộng sự (2015); Alalade và cộng sự (2015) phản ánh tỷ lệ nợ ảnh hưởng ngược chiều với HQHĐKD của NHTMCP. Tác giả kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với HQHĐKD của NHTMCP.

Giả thuyết 1: Tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)