Tỷ lệ ROE bình quân của 18 NHTMCP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 45)

Đơn vị tính: %

(Nguồn từ BCTN của 18 NHTMCP Việt Nam)

Trong giai đoạn trước năm 2012 thì với vị thế của ngành, các ngân hàng ln có mức sinh lời khá ổn định qua các năm. Theo đó khả năng sinh lời của các ngân hàng gia tăng khi ROA ở mức 1.50% và ROE ở mức 16.32% ở năm 2007 so với năm 2006 là 1.34% và 14.63%. Có thể thấy với ưu thế của ngành cũng như sự ổn định của hoạt động ngân hàng khiến cho ngành có mức sinh lợi cao. Tuy nhiên cuối

1,34 1,50 1,06 1,30 1,13 1,09 0,74 0,55 0,53 0,46 0,55 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 1,40 1,60 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ ROA của 18 NHTMCP VN Tỷ lệ ROA 14,63 16,32 12,47 16,27 15,76 13,79 8,50 6,73 7,07 6,53 7,58 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ ROE của 18 NHTMCP VN Tỷ lệ ROE

năm 2007 và đầu năm 2008 thì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã tác động đến nền kinh tế cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng. Bên cạnh đó việc gia tăng RRTD trong thời gian này đã khiến các ngân hàng hy sinh lợi nhuận khi gia tăng việc trích lập dự phịng RRTD nhằm hạn chế những thiệt hại do RRTD gây ra đối với các ngân hàng. Bước sang năm 2009 thì cùng với việc phục hồi của nền kinh tế cũng như có sự chuyển biến về RRTD theo chiều hướng tốt khi nợ xấu có xu hướng giảm, các ngân hàng tích cực tăng trưởng dư nợ và kết quả đạt được mức sinh lợi cao như trước khi ROA ở mức 1.30% và ROE ở mức 16.27%. Sang năm 2010 thì cùng với việc tăng trưởng tín dụng đồng thời có sự chạy đua lãi suất của các ngân hàng dẫn đến lãi suất cho vay gia tăng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng khi ROA đạt mức 1.13% và ROE ở mức 15.76%.

Giai đoạn sau năm 2011 thì do điều kiện nền kinh tế trở nên xấu đi đã tác động đến hoạt động của các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và khả năng trả nợ bị suy giảm khi chịu lãi suất cho vay cao trong thời gian dài dẫn đến RRTD của các ngân hàng gia tăng nhanh chóng. Kết quả là các ngân hàng hạn chế tăng trưởng tín dụng cùng với việc các ngân hàng gia tăng chi phí trích lập dự phịng RRTD, từ đó mà lợi nhuận của các ngân hàng bị suy giảm xuống khi ROA đạt mức 1.09% và ROE đạt mức 13.79%. Năm 2012 là năm mà các ngân hàng phải đối mặt với RRTD cao khi nợ xấu gia tăng nhanh chóng khi tình hình kinh tế trở nên khó khăn vì bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho các doanh nghiệp trở nên khó khăn, khiến cho nguồn vốn bị ứ động và không cung cấp được cho thị trường. Bên cạnh đó tăng trưởng tín dụng lại thấp, lãi suất cũng có xu hướng giảm và chi phí trích lập dự phịng RRTD cũng gia tăng khiến cho lợi nhuận của năm này giảm mạnh khi ROA chỉ đạt mức 0.74% và ROE đạt mức 8.5%.

Trong các năm tiếp theo thì ROA và ROE vẫn giao động ở mức thấp hơn so với những năm trước đây khi lần lượt là 0.55% và 6.73% ở năm 2013 và có xu hướng giảm nhẹ ở những năm tiếp theo. Nguyên nhân khi nền kinh tế cịn nhiều khó khăn do dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đi xuống, thị trường bất động sản chưa phục hồi như trước

đồng thời nợ xấu vẫn lớn dẫn các doanh nghiệp khó hấp thụ nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vẫn kém đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Năm 2015 là năm cuối của đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã có những bước cải thiện do sự phục hồi của thị trường bất động sản cũng như sự phục hồi của nền kinh tế bên cạnh việc các ngân hàng đã tích cực trong việc xử lý nợ xấu khi bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên các ngân hàng đối mặt với RRTD khi vẫn phải trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu đã bán dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng vẫn thấp khi ROA đạt mức 0.46% và ROE đạt mức 6.53% so tương ứng với mức 0.53% và 7.07% vào năm 2014. Năm 2016, cùng với sự phát triển về quy mơ tín dụng cũng như sự phục hồi của nền kinh tế màngành ngân hàng đạt được những thành tựu nhất định khi ROA tăng nhẹ ở mức 0.55% và ROE đạt mức 7.58%

4.1.3 Thống kê tương quan giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam. kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)